TTCK Việt Nam có "bùng nổ" sau khi là đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?

Ngày đăng 13:48 11/09/2023
VNI
-

Điểm tin thế giới đầu tuần:

  • TTCK Mỹ đã có tuần giảm điểm trở lại khi tỷ lệ dự báo về khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng 11 dần tăng cao.
  • Chỉ số lạm phát chi tiêu tiêu dùng cá nhân của Mỹ tăng cao trong tháng 7.
  • Trung Quốc - Lạm phát tăng trở lại, nỗi lo giảm phát có thể sớm qua đi
  • Tuần tới, thị trường sẽ chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng 8 của Mỹ được công bố trong ngày 13/9, doanh số bán lẻ (14/9) diễn ra trước khi đến cuộc họp FOMC quyết định lãi suất 20/9.
  • Việt Nam và Mỹ xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Tổng Thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam ngày 10-11/9/2023.ADB đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8%.

Diễn biến TTCK Thế giới:

TTCK Mỹ đã có tuần giảm điểm trở lại khi tỷ lệ dự báo về khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng 11 dần tăng cao. Thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu nói chung giảm điểm nhẹ trong tuần vừa qua.

Chỉ số S&P500 giảm 1.29%, trong khi đó Nasdaq giảm mạnh hơn với mức giảm 1.93%. Áp lực giảm điểm đến từ diễn biến chốt lời khi lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng trở lại, trong khi chỉ số DXY cũng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua. Bên cạnh đó, tín hiệu tăng trở lại của chỉ số lạm phát chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) và hiệu ứng theo mùa trong tháng 9 thường là theo lịch sử là tháng có hoạt động kém nhất đối với thị trường chứng khoán trong vòng 10 năm trở lại đây. Giới đầu tư vẫn kỳ vọng Fed sẽ giữ lãi suất ổn định trong tháng này, trong khi đặt cược về việc tăng lãi suất vào tháng 11 đã tăng cao hơn.

Điểm tích cực kỳ vọng trong tháng 9 đó là Fed có thể sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất như dự báo như dữ liệu việc làm như số đơn lần đầu xin trợ cấp thất nghiệp thấp hơn dự báo, đã làm dấy lên lo ngại về việc Fed có thể giữ mức lãi suất cao trong thời gian dài hoặc có thêm một lần tăng lãi suất vào cuỗi năm.

Trong khi đó, lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng và neo ở mức cao, giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu. Bên cạnh đó, Dollar tăng cũng là yếu tố khiến thị trường thường có xu hướng điều chỉnh khi NĐT giảm nắm giữ chứng khoán hơn trong ngắn hạn. Xu hướng ngắn hạn S&P500 khả năng điều chỉnh đi ngang quanh biên tích lũy 4.343 – 4.450 trước khi bước vào nhịp tăng mới.

Diễn biến TTCK Việt Nam

Thông tin quan trọng nhất đến Việt Nam trong tuần này đó là chuyến công du của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam từ ngày 10-11/9/2023 nhằm thắt chặt mối quan hệ. Trong đó, một tuyên bố mang tính lịch sử đó là Việt Nam và Mỹ chính thức xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Một số “món quà” đầu tiên cũng đã được công bố như: 1) Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) cam kết cung cấp khoản vay song phương trị giá 300 triệu USD cho VPBank (HM:VPB) để thúc đẩy tài chính bền vững; 2) Vietnam Airlines (HN:HVN) sẽ ký thỏa thuận trị giá 7,5 tỷ USD mua 50 máy bay Boeing (LON:SBA) 737 Max; 3) Mỹ và Việt Nam ký thỏa thuận về chuỗi cung ứng chip bán dẫn.

Trước ông Joe Biden, các tổng thống Mỹ đương nhiệm từng tới thăm Việt Nam và sau mỗi sự kiện như vậy, kinh tế và tài chính của Việt Nam đều có những bước tiến đáng kể.


Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam tháng 11/2000:  Ông Bill Clinton là người quyết định bỏ lệnh cấm vận, đặt nền móng chính thức cho việc bình thường hoá quan hệ song phương Việt - Mỹ, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995 và ký Hiệp định thương mại song phương Mỹ - Việt. Năm 2000 cũng là năm Việt Nam thành lập TTCK vào ngày 28/7 với 2 cổ phiếu đầu tiên là REE (HM:REE) và SAM (HM:SAM). Và trong 11 tháng sau đó đến tháng 7/2001 chỉ số VN-Index đã tăng 474%.

Tổng thống George W. Bush thăm Việt Nam tháng 11/2006) và tham gia hội nghị thượng đỉnh cấp cao APEC. Ngày 20/11/2006, Tổng thống G.W.Bush đã đến thăm Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), gặp gỡ quan chức của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và đích thân gõ cồng mở cửa phiên giao dịch. Cũng trong tháng 11 năm đó, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006. Mặc dù vậy, thôn tin tích cực này đã tác động đến TTCK Việt Nam từ cuối 2005 đến đầu 2006. Và nhờ sự kiện này mà chỉ số VN-Index đã tăng 275% từ tháng 2/2006 đến tháng 2/2007.

Báo cáo Rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO đã ghi nhận: trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019.

Tổng thống Barack Obama thăm Việt Nam tháng 5/2016. Trong tháng 5/2016, VN-Index tăng từ 595 điểm lên 621 điểm, tương ứng tăng 4,3% và mở ra chuỗi tăng kéo dài từ tháng 04/2014 đến tháng 9/2016 khi chỉ số VN-index tăng từ 553 điểm lên 691 điểm tương ứng với mức tăng 23%.

Tổng thống Donald Trump thăm Việt Nam tháng 11/2017. VN-Index đã bật tăng mạnh từ tháng 11/2017- đến tháng 3/2018. Giai đoạn này, chỉ số tăng từ 837 lên 1.185 điểm, tương ứng tăng 41.5%.

Mặc dù con số thống kê lịch sử chỉ để mang tính tham khảo, tuy nhiên lần nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện này mang tính bước ngoặt của Việt Nam mang nhiều kỳ vọng lớn hơn cho thị trường khi UBCK Việt Nam cũng đang khẩn trương triển khai các giải pháp quan trọng để nâng hạng thị trường trong 2-3 năm tới.

Cuộc họp của UBCK tại Hong Kong ngày 29/8 vừa qua cũng đưa ra một số bức tranh lớn cho thị trường như: 1) Mục tiêu top 4 ASEAN phát triển đến năm 2025; Giải pháp trong ngắn hạn về nâng hạng thị trường (Giảm tỷ lệ ký quỹ của NĐT, Triển khai CCP cho phép NH lưu ký thực hiện thanh toán bù trừ; Đề xuất CP cho phép FOL ở hầu hết các ngành nghề, ngoài trừ 1 số ngành nghề đặc biệt…)

Như vậy, cú huých vào Emerging market có thể sẽ là một câu chuyện sớm có kết quả khả quan nhất là khi các cơ quan quản lý đang khá gấp rút triển khai đưa hệ thống giao dịch KRX vào hoạt động về cuối năm nay làm nền tảng cho thị trường.

Từ đầu năm đến nay, chính sách nới lỏng tiền tệ của Việt Nam đã đi trước một bước khi chuyển từ “chắc chắn” sang “linh hoạt, nới lỏng hơn”. Trên cơ sở đó, lãi suất điều hành liên tục được điều chỉnh giảm 4 lần liên tiếp phần nào giúp lãi suất huy động có chiều hướng đi xuống khá nhanh hỗ trợ cho dòng tiền quay trở lại thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn.

Thanh khoản thị trường hồi phục mạnh mẽ trong 3 tháng tăng điểm mạnh nhờ hiệu ứng lãi suất từ tháng 5 đến tháng 7 và đặc biệt là bùng nổ trong tháng 8 khi xuất hiện các phiên trên 1 tỷ USD. Riêng tuần giao dịch từ 21/8-25/8, khi áp lực chốt lời gia tăng mạnh khiến thanh khoản trung bình tuần đã tăng lên mức kỷ lục 28.939 tỷ đồng và tăng 130% so với trung bình 4 tháng đầu năm. Riêng thanh khoản khớp lệnh phiên thứ 18/8 đạt mức 37.580 tỷ đồng – mức kỷ lục kể từ năm 2021. Sự bùng nổ trở lại của thanh khoản cho thấy niềm tin của nhà đầu tư tăng cao trở lại, dòng tiền luân chuyển từ những kênh kém hiệu quả quay trở lại với chứng khoán một cách rõ ràng hơn.

Xu hướng ngắn hạn, chỉ số VN-Index có tín hiệu chững lại trước áp lực chốt lời sau khi tăng 3 liên tiếp tương ứng tăng 8% kể từ mức thấp nhất trong tháng 8 ở 1.150 điểm. Ngay sau kỳ nghỉ lễ dài, thị trường vẫn vận động tích cực và đang trong quá trình kiểm nghiệm lại vùng đỉnh cũ tháng 8 tương ứng với vùng 1.246 - 1250 điểm.


Áp lực chốt lời có xu hướng gia tăng trở lại sau 3 tuần tăng điểm khiến chỉ số chững lại trước vùng kháng cự mạnh. Tuy nhiên diễn biến thị trường đã tích cực trở lại cả về thanh khoản và điểm số. Vùng kháng cự hiện tại đang ở 1.255 – 1.266 điểm.

Xu hướng dừng lãi suất của Mỹ trong tháng 9 là gần như chắc chắn, thị trường sẽ chuyển sự chú ý vào dữ liệu lạm phát trong tuần tới. Việc tổng thống Mỹ thăm Việt Nam đang tạo ra những tín hiệu tích cực về mặt thông tin và kỳ vọng cho TTCK trong ngắn và trung hạn. Chỉ số có thế tích lũy ngắn quanh vùng 1.230 – 1.250 trước khi vượt đỉnh và hướng lên mốc 1.300 điểm và có thể còn cao hơn.

Do đó, chiến lược ưu tiên trong ngắn hạn là nắm giữ những nhóm cổ phiếu mạnh trong các Ngành như Ngân hàng, Bất động sản, Chứng khoán, Xây dựng & VLXD, Dầu khí, Hóa chất,…và xem xét tăng tỷ trọng nếu xu hướng break-out của chỉ số diễn ra.

Danh mục nhóm cổ phiếu theo dõi giải ngân trong ngắn hạn:

  1. Ngân hàng (VPB, VCB (HM:VCB), STB (HM:STB), MBB (HM:MBB), ACB (HM:ACB))
  2. Chứng khoán (SSI (HM:SSI), VCI (HM:VCI), HCM, MBS (HN:MBS), CTS, BSI)
  3. Bất động sản (DIG (HM:DIG), NLG (HM:NLG), NVL (HM:NVL), PDR (HM:PDR), CSC, HDG (HM:HDG))/ BĐS KCN (KBC (HM:KBC), SZC (HM:SZC), IDC (HN:IDC), NTC)
  4. Dầu khí (BSR (HN:BSR), GAS (HM:GAS), PVS (HN:PVS), PVC (HN:PVC), PVT (HM:PVT))
  5. Xây dựng hạ tầng (VCG (HM:VCG), C4G, CII (HM:CII), HHV (HM:HHV))

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.