Chúng ta đã trải qua 1/3 quãng đường của năm 2019 và thị trường chứng khoán toàn cầu có diễn biến khá tốt. Hầu hết các chỉ số chính sẽ đạt mức kỷ lục mới - có thể trong 1 hoặc 2 tuần tới.
Đà phục hồi bắt đầu sau dịp lễ Giáng sinh đã dần mất động lực. Tuy nhiên, quan trọng hơn, động lực khiến thị trường vượt lên đỉnh năm ngoái vẫn chưa rõ ràng. Hơn nữa, căng thẳng chính trị có thể khiến thị trường đi xuống.
Tất cả các đầu từ đều tận hưởng đợt tăng tháng 1, một phần vì nhà đầu tư thấy được món hời sau đợt sụt giảm mạnh mẽ vào quý cuối 2018, quý tồi tệ nhất với thị trường chứng khoán Mỹ kể từ 2011. Thị trường tiếp tục đi lên nhưng còn cách xa mức có thể gây ra ấn tượng.
Trong tháng 12, chỉ số Dow tăng hoặc giảm 1% trong 12 ngày khác nhau; chỉ số S&P 500 & NASDAQ Composite diễn biến tương tự trong 10 ngày. Trong tháng 4, chỉ có 2 ngày đối với chỉ số Dow và một ngày đối với chỉ số S&P 500 và NASDAQ.
Thị trường ở châu Âu có diễn biến tương tự và cũng tăng.
Chỉ số DAX của Đức tăng khoảng 16%. Mặc dù có bất ổn Brexit, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 11%. Chỉ số Nikkei của Nhật tăng 10,4%, chỉ số Sensex của Ấn Độ tăng 8,5% trong khi chỉ số Bovespa của Brazil, chủ yếu dựa vào biến động của Petrobras (NYSE:PBR), công ty dầu khí đã tăng 7,6%.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc là ngoại lệ, tăng 30% trong năm nay nhờ xuất khẩu tăng mạnh đến nỗi Mỹ và Trung Quốc sẽ có thể đàm phán thoả thuận để kết thúc tranh chấp thương mại. Mức tăng này đại diện cho diễn biến giảm 25% của chỉ số hồi năm 2018.
Thị trường Mỹ không thực sự tăng kể từ năm 2017
Bất kỳ thông tin mới nào cũng cần phải đủ mạnh để đẩy thị trường chứng khoán Mỹ tăng 40% sau chiến thắng bầu cử của Trump năm 2016: Đảng cộng hoà cắt giảm mạnh thuế năm 2017
Không may rằng, động lực này dường như đã cạn kiệt. Thực tế, nhiều sự kiện xảy ra trên thị trường chứng khoán Mỹ hồi cuối năm 2017, nhưng thị trường vẫn không biến động nhiều. Chỉ số Dow giảm 0,7% kể từ đỉnh hồi tháng 1/2018 và giảm 1,5% kể từ đỉnh ngày 3/10. Chỉ số S&P tăng 1,1% kể từ đỉnh tháng 1/2018 và cách đỉnh 52 tuần ngày 21/9 là 1,2%. Chỉ số NASDAQ tăng 5,4% kể từ đỉnh hồi tháng 3/2018 và cách mức cao 52 tuần ngày 30/8 là 1,7%.
Tuy nhiên, ngay cả khi các chỉ số tăng trên mức cao hồi cuối mùa thu trước, các yếu tố kỹ thuật sẽ tạo ra áp lực bán mạnh.
Vậy có yếu tố nào đủ mạnh như hồi giảm thuế năm 2017 không? Có thể.
- Lãi suất thấp: Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ hiện khoảng 2,5%, giảm từ mức 2,69% ngày 31/12. Fed quan ngại về việc tăng trưởng nội địa và toàn cầu có thể ảnh hưởng đến lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, nếu báo cáo doanh số bán lẻ ngày thứ Sáu tăng, nền kinh tế Mỹ có lẽ sẽ cải thiện hơn đánh giá của Fed. Một số chuyên gia phân tích tin rằng áp lực tăng có thể khiến Fed tăng lãi suất.
- Thoả thuận thương mại Trung Quốc. Thoả thuận này cũng đã được tính vào việc tác động đến thị trường. Tuy nhiên, chi tiết về thoả thuận, đặc biệt là các cơ chế thực thi, có thể là một chất xúc tác lớn. Nếu không, các nhà đầu tư sẽ không hài lòng.
- Làn sóng mới về các thương vụ khiến phố Wall và nhà đầu tư tổ chức thèm khát. Lãi suất thấp khiến việc tài trợ trở nên dễ dàng. Việc mua lại nhiều cổ phiếu sẽ giúp hỗ trợ thị trường.
- Tăng mạnh từ các đợt IPOs công nghệ, đặc biệt là Uber (NYSE:UBER), và có thể lan rộng khắp ngành công nghệ. Trừ khi nhà đầu tư quyết định tăng 60% kể từ cuộc bầu cử năm 2016 khiến chỉ số Nasdaq 100 quá đắt đỏ.
Tuy nhiên, 4 vấn đề lớn tạo ra yếu tố khác biệt và cần được theo dõi là:
- Brexit là yếu tố bất ổn đối với Anh và Châu Âu.
- Giá dầu và xăng tăng, phần lớn do Ả rập xê út muốn dầu tăng lên ít nhất $80 để tài trợ nền kinh tế nội địa. Đồng thời, chính quyền Trump muốn giảm xuất khẩu dầu Iran, tin rằng điều đó sẽ cản trở khả năng Iran hỗ trợ khủng bố ở khu vực Trung Đông và các nơi khác. Dầu tăng 2,5% trong đầu phiên ngày thứ Hai sau khi Washington Post đưa tin Mỹ công bố cuối ngày hôm nay rằng họ đã trao đổi với Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ, sau ngày 2/5 , các quốc gia trên sẽ không thể nhập khẩu dầu Iran mà không chịu sự trừng phạt của Mỹ. Dầu WTI tăng gần 45% trong năm nay, trong khi dầu Brent tăng khoảng 37%. Giá xăng bán lẻ Mỹ tăng 25%, tương đương $2,85/gallon và giá xăng California nằm trên ngưỡng $4, theo dữ liệu của AAA.
- Xu hướng của USD. Diễn biến USD khá ổn định trong năm nay. Nếu tăng, điều đó sẽ khiến xuất khẩu Mỹ đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài và giảm lợi nhuận của các công ty ở Mỹ. Đồng thời, dầu cũng được định giá bằng USD, nếu USD tăng, các nhà nhập khẩu dầu sẽ gặp khó khăn.
- Cuộc bầu cử Mỹ năm 2020. Chiến dịch đã bắt đầu từ khi bầu cử kết thúc năm 2016. Phản ứng đối với báo cáo Mueller trong cuối tuần cho thấy, sẽ xảy ra nhiều cuộc “đổ máu".