Vietstock - Vietstock Daily 14/11/2024: Tâm lý bi quan đã giảm bớt
VN-Index tăng nhẹ và phục hồi trở lại sau chuỗi giảm điểm liên tiếp gần đây. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch vượt trên mức trung bình 20 ngày thể hiện tâm lý khá lạc quan nhà đầu tư. Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trở lại đồng thời chỉ báo MACD cũng đang cho tín hiệu tương tự. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 13/11/2024
- Ngày giao dịch 13/11, VN-Index kết phiên tăng nhẹ 0.1%, đạt mức 1,246.04 điểm; HNX-Index dừng tại mốc 226.21 điểm, giảm 0.21% so với phiên trước.
- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt gần 588 triệu đơn vị, tăng 13.8% so với phiên trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 7.4%, đạt hơn 41 triệu đơn vị.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 224 tỷ đồng và bán ròng hơn 30 tỷ đồng trên sàn HNX.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
- Sau 4 phiên giảm điểm liên tiếp, phe bán tiếp tục áp đảo ngay từ sớm trong phiên giao dịch hôm nay. Lực cầu yếu ớt cộng với sức ép mạnh từ nhóm cổ phiếu trụ đẩy lùi chỉ số một cách nhanh chóng, VN-Index đánh rơi ngưỡng hỗ trợ 1,240 điểm và giảm hơn 8 điểm khi kết thúc phiên sáng. Bước sang phiên chiều, lực cầu bắt đáy bắt đầu xuất hiện giúp giảm bớt phần nào tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng và bất động sản nỗ lực phục hồi đáng kể, giúp VN-Index đảo chiều và lấy lại sắc xanh vào cuối phiên. VN-Index đóng cửa tại mức 1,246.04 điểm, tăng nhẹ 0.1% so với phiên trước.
- Về mức độ ảnh hưởng, VCB (HM:VCB), VPB (HM:VPB) và HVN (HN:HVN) đóng góp lớn nhất cho thị trường hôm nay, giúp VN-Index tăng 1.5 điểm. Ngược lại, HPG (HM:HPG), GVR (HM:GVR) và BID (HM:BID) gây sức ép đáng kể, lấy đi 1.2 điểm của chỉ số.
- VN30-Index kết phiên tăng 0.16%, đạt 1,304.04 điểm. Độ rộng của rổ trở lại thế cân bằng hơn trong phiên chiều, ghi nhận 15 mã tăng, 11 mã giảm và 4 mã đứng giá. Trong đó, MWG (HM:MWG) và VPB ghi nhận mức phục hồi tốt nhất, tăng lần lượt 1.8% và 1.5%. Trái lại, HPG, PLX (HM:PLX) và GVR phải xếp cuối bảng với mức giảm hơn 1%. Các cổ phiếu còn lại trong rổ chỉ biến động nhẹ quanh mốc tham chiếu.
Sắc xanh hiện diện nhiều hơn ở các nhóm ngành. Trong đó, nhóm viễn thông tiếp tục là điểm sáng với sự vượt trội của các cổ phiếu CTR (HM:CTR) (+5.34%), VGI (+0.82%), FOX (HN:FOX) (+1.47%) và ELC (+2.48%). Theo sau là nhóm công nghiệp và công nghệ thông tin với mức tăng 0.7%. Những cái tên nổi bật ở 2 nhóm này phải kể đến là ACV (HN:ACV) (+1.08%), MVN (+4.65%), HVN (+2.97%), PHP (HN:PHP) (+5.36%); FPT (HM:FPT) (+0.73%) và CMG (HM:CMG) (+0.68%).
Nhóm bất động sản và tài chính đóng góp lớn cho sự đảo chiều hôm nay. Nhiều cổ phiếu kết thúc phiên với sắc xanh rực rỡ như KBC (HM:KBC) (+2.96%), NVL (HM:NVL) (+2.37%), DXG (HM:DXG) (+2.18%), HDG (HM:HDG) (+2.86%), SZC (HM:SZC) (+1.32%), HDC (HM:HDC) (+2.76%); VPB (+1.31%), VCB (+0.65%), TCB (HM:TCB) (+0.42%), EIB (HM:EIB) (+0.54%),… Tuy nhiên, sự phân hóa vẫn thể hiện khá rõ khi không ít cổ phiếu vẫn chưa thể thoát khỏi áp lực bán như IDC (HN:IDC) (-0.87%), TCH (-0.99%), QCG (HM:QCG) (-5.54%), IDJ (-1.61%); CTG (HM:CTG) (-0.43%), BID (-0.32%), STB (HM:STB) (-0.45%), HDB (HM:HDB) (-0.58%), SSI (HM:SSI) (-0.97%), HCM (-1.75%),…
Về phía giảm điểm, nhóm năng lượng tiếp tục phải “đội sổ” thị trường với mức giảm hơn 2%. Ảnh hưởng chủ yếu bởi BSR (HN:BSR) (-2.9%), PVS (HN:PVS) (-1.35%), PVD (HM:PVD) (-1.65%), PVC (HN:PVC) (-2.61%), POS (-1.46%) và PVB (-1.09%). Ngoài ra, các cổ phiếu thép cũng ảnh hưởng khá đáng kể lên chỉ số chung của nhóm ngành nguyên vật liệu, bao gồm HPG (-1.64%), HSG (HM:HSG) (-0.99%), NKG (HM:NKG) (-2.35%) và TVN (HN:TVN) (-2.6%).
VN-Index tăng nhẹ và phục hồi trở lại sau chuỗi giảm điểm liên tiếp gần đây. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch vượt trên mức trung bình 20 ngày thể hiện tâm lý khá lạc quan nhà đầu tư. Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trở lại đồng thời chỉ báo MACD cũng đang cho tín hiệu tương tự. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ
VN-Index - Chỉ báo Stochastic Oscillator cho tín hiệu bán trở lại
VN-Index tăng nhẹ và phục hồi trở lại sau chuỗi giảm điểm liên tiếp gần đây. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch vượt trên mức trung bình 20 ngày thể hiện tâm lý khá lạc quan nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trở lại đồng thời chỉ báo MACD cũng đang cho tín hiệu tương tự. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.
HNX-Index - Xuất hiện mẫu hình nến Hammer
HNX-Index thu hẹp đà giảm với sự xuất hiện mẫu hình nến Hammer kèm theo khối lượng vượt mức trung bình 20 ngày. Tuy nhiên, chỉ số vẫn đang duy trì trên đường Middle của Bollinger Bands cho thấy tình hình vẫn không quá bi quan.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD đều cho tín hiệu mua. Nếu tín hiệu này tiếp tục duy trì trong các phiên tới thì nguy cơ giảm điểm tiếp tục sẽ không quá lớn.
Phân tích Dòng tiền
Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index cắt xuống dưới đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ tăng cao.
Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên giao dịch ngày 13/11/2024. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ bớt lạc quan hơn.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 13/11/2024
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock