- Vấn đề chính trị nội địa và thế giới tăng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán
- Căng thẳng khu vực Trung Đông gia tăng đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong 3 năm
- Thị trường Nga tiếp tục giảm do các biện pháp trừng phạt của Mỹ
- Đôla Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất do ngân hàng trung ương can thiệp
- Lạm phát lõi của Mỹ ở mức cao nhất trong năm hỗ trợ kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn của Fed
- Citigroup (NYSE:C) is scheduled to release corporate results before market open on Friday for the fiscal quarter ending in March, with a $1.62 EPS consensus vs $1.36 for same quarter last year. The global bank may be facing some unexpected headwinds going forward
- Citigroup (NYSE:C) dự kién công bố kết quả kinh doanh Q1/2018 trước khi thị trường mở cửa ngày thứ 6 với EPS đồng nhất đạt $1,62 so với mức $1,36 cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng này có thể đang phải đối mặt với một số vấn đề ngoài dự đoán trong thời gian tới.
- JPMorgan Chase (NYSE:JPM) will also report earnings before market open, for the same fiscal quarter, with a $2.28 EPS forecast. The same quarter last year yielded $1.65 EPS.
- JPMorgan Chase (NYSE:JPM) cũng công bố báo cáo lợi nhuận Q1/2018 trước khi thị trường mở cửa với EPS dự kiến đạt $2,28 so với mức $1,65 cùng kỳ năm ngoái.
- Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,1%.
- Giá hợp đồng tương lai S&P 500 Index tăng 0,1%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,1% xuống 7.252,39.
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0,2%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,2%.
- USD tăng 0,05% lên mức 89,55, kết thúc chuỗi 4 ngày giảm.
- Giá yên giảm 0,1% xuống 106,86/USD.
- Giá euro tăng ít hơn 0,05% lên $1,2369, đạt mức cao nhất trong hơn 2 tuần trong ngày tăng thứ 5 liên tiếp.
- Giá kira của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 0,1% lên 4,1334/USD.
- Lãi suất tín phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 1 điểm cơ bản xuôgns 2,78%.
- Lãi suất tín phiếu kỳ hạn 2 năm giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống 2,30%.
- Lãi suất kỳ hạn 10 năm của Đức giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống 0,5%, mức thấp nhất trong hơn 3 tháng.
- Giá dầu giảm 0,1% xuống $1.351,85/ounce, phiên giảm đầu tiên trong tuần.
- Giá dầu mỏ WTI tăng 0,4% lên $67,06/thùng, mức cao nhất trong 3 năm.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg giảm 0,3% xuống 88,96, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
Sự kiện chính
Chứng khoán Châu Âu tăng trong phiên sáng Thứ năm cùng với hợp đồng tương lai Hoa Kỳ S&P 500, NASDAQ 100 và Dow; trong khi đó Châu Á giảm điểm trong phiên hôm nay. Đồng USD cũng đã chấm dứt chuỗi 04 ngày giảm giá.
Giá cổ phiếu dầu mỏ đã hỗ trợ chỉ số STOXX Europe 600 tăng điểm ngày hôm nay.
Nguy cơ về chiến tranh Trung Đông đẩy giá dầu thô WTI lên cao nhất trong vòng 03 năm, sau khi Tổng thống Trump lên tiếng về các biện pháp đối đầu vũ trang với Nga tại Syria. Hành động này có thể dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn cung dầu thô. Theo dự đoán, giá dầu sẽ còn tiếp tục tăng nếu Nga có những động thái rút khỏi cam kết về cắt giảm sản lượng dầu sau khi phải gánh chịu các hậu quả kinh tế đến từ chính sách trừng phạt của Mỹ.
Diễn biến lại càng thêm phức tạp khi căng thẳng ngoại giao giữa Ả Rập và Iran gia tăng. Đồng minh của Mỹ - Ả Rập Xê Út được cho rằng sẽ tiến hành các hoạt động chạy đua vũ trang nếu các biện pháp trừng phạt đối với Iran - đồng minh của Nga không được thông qua. Động thái này đặt dấu hỏi cho những hợp tác của Iran trong việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ.
Thêm vào đó, các chỉ số chính trong khu vực Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Kuwait và Oman bao gồm ADX ở Dubai, Premier Market ở Kuwait và MSM 30 ở Oman đều giảm nhẹ trong tậm lý lo ngại về các hoạt động quân sự của Mỹ tại Trung Đông.
Tình hình tài chính toàn cầu
Trong phiên giao dịch Châu Á, nhà đầu tư phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế và địa chính trị, bao gồm khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ ở Mỹ sớm hơn dự kiến căng thẳng leo thang khu vực Trung Đông và vụ bê bối mới tại Nhà Trắng càng nghiêm trọng sau tấn công manh mẽ của ông Trump vào Cố vấn Đặc biệt Robert Mueller.
Chỉ số TOPIX của Nhật giảm 0,37% ngày thứ 2, tổng cộng đã giảm 0,8%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mở cửa giá tăng nhưng lại đóng cửa trong sắc đỏ, giảm ngày thứ 2. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc cũng giảm 0,23%.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,88% trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mở cửa tăng 0,7% nhưng sau đó lại giảm ngay lập tức, đóng cửa giảm 0,21%, kết thúc chuỗi ngày 4 phiên tăng, cho thấy tâm lý bất ổn trong nỗ lực tăng điểm đó.
Đôla Hồng Kông lần đầu tiên giảm xuống đáy của ngưỡng giao dịch mục tiêu kể từ khi biên độ này được Cơ quan tiền tệ Hồng Kông đặt ra vào năm 2005. Điều này mặc dù khiến cơ quan giám sát tiền tệ tăng cường cảnh giác, tờ báo South China Morning báo cáo rằng cơ quan quản lý này sẽ không can thiệp miễn là các ngân hàng sẵn sàng trả 7,85 Đôla Hồng Kông cho 1 USD. Chênh lệch tỷ giá giữa Đôla Hồng Kông và USD khiến nhà đầu tư ngay lập tức mua nội tệ để mua đồng bạc xanh để tận dụng chênh lệch.
Vàng và đồng yên suy yếu so với sức mạnh của đồng Đôla, trong khi lợi suất tín phiếu kỳ hạn 10 năm giảm, xác nhận tâm lý từ bỏ rủi ro đang lan rộng.
Lãi suất đang trên đà giảm từ đỉnh 2,957% ngày 21/02 đánh dấu cho tâm trạng lo ngại rủi ro về thị trường cho dù hiện tại các giao dịch trên toàn thế giới cũng như ở thị trường Mỹ đang diễn ra rất sôi động.
Lạm phát lõi Hoa Kỳ tăng mạnh nhất trong năm nhờ giá điện thoại di động giảm. Việc này là cơ sở cho Fed đẩy nhanh các chính sách thắt chặt theo như biên bản họp FOMC.
Đồng rúp tiếp tục giảm tới đáy thấp nhất trong vòng 16 tháng. Bộ trưởng Tài chính của Nga đã buộc phải hủy bỏ buổi đấu giá trái phiếu hàng tuần lần đầu tiên kể từ 2015 bắt nguồn từ những lo ngại về Syria và các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Giá đồng và nhôm quay đầu giảm sau 06 ngày tăng liên tục khiến giá của chúng gần đạt mức đỉnh trong 06 năm.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Ngoại tệ
Trái phiếu
Hàng hoá