Trong khi VIC thoát trạng thái giảm sàn, cổ phiếu VHM (HM:VHM) và VRE (HM:VRE) vẫn giảm thêm 6%. Chứng khoánCổ phiếu VIC "rút chân", VN-Index thoát hiểmĐức Hậu • 27/10/2023 15:13Trong khi VIC thoát trạng thái giảm sàn, cổ phiếu VHM và VRE vẫn giảm thêm 6%.
15h:
Thị trường đóng cửa tăng 5 điểm lên mốc 1.060. Đóng góp chính cho mức tăng này là việc cổ phiếu VIC từ trạng thái giảm sàn nhanh chóng được kéo trở lại tham chiếu. Trong khi đó, cổ phiếu VRE vẫn bị bán hết biên độ, VHM giảm trên 6%.
Sắc xanh qua trở lại ở 19 cổ phiếu VN30 trong đó VIB (HM:VIB) tăng mạnh nhất với 4,3%; các mã STB (HM:STB), ACB (HM:ACB), HPG (HM:HPG), SHB (HM:SHB), SSI (HM:SSI), GAS (HM:GAS), BÍ tăng từ 2 - 3,6%. Bên cạnh VIC, các mã MWG (HM:MWG), VIC, VPB (HM:VPB) đóng cửa tại tham chiếu; Chiều giảm điểm bên cạnh 2 mã họ Vin còn có MSN (HM:MSN) (-5,9%), SAB (HM:SAB) (-4,7%); BCM (HM:BCM), TCB (HM:TCB), CTG (HM:CTG) giảm dưới 1%.
Cuối phiên, các mã LPB (HM:LPB), DIG (HM:DIG), DXG (HM:DXG), VNE, YEG (HM:YEG), CEO, CTG,... cùng tăng trần; các mã dầu khí họ P cũng tăng mạnh; cổ phiếu NTL, HSG (HM:HSG), GMD (HM:GMD) tăng quanh biên độ 6%...
Thanh khoản thị trường giảm mạnh còn hơn 15.600 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp trên HOSE với giá trị 350 tỷ đồng trong đó VRE, VHM cùng bị bán trên 3,5 triệu cp; các cổ phiếu CTG, VIX (HM:VIX), VIC, VPB, HDB (HM:HDB), NVL (HM:NVL), MSN bị bán trên 1 triệu đơn vị mỗi mã.
Ngược chiều, SSI, STB, HPG, VCI (HM:VCI) là tâm điểm gom mua; khối lượng đạt từ 1,5 đến 2,3 triệu đơn vị.
14h20:
Sau nhịp rung lắc và giảm điểm mạnh, VN-Index trở lại tham chiếu; thanh khoản thị trường giảm mạnh trở lại là các bên mua bán cân bằng hơn. Nhiều cổ phiếu như DIG, DXG, LPB,... được kéo lên mức giá trần; nhóm dầu khí họ P cũng tăng mạnh trên 3%.
13h43:
Đà giảm của thị trường được nới rộng lên mức 15 điểm, VN-Index mất mốc 1.040. Cổ phiếu VHM, VIC, VRE giảm sàn trở lại, sắc đỏ lan rộng trên các bảng điện tử với 600 mã.
Nhóm cổ phiếu dầu khí họ P như PVB, PVC (HN:PVC), PVS (HN:PVS), PVD (HM:PVD) đang duy trì mức tăng mạnh từ 2 - 7%.
11h30:
Tạm dừng phiên sáng sàn HOSE có 185 mã tăng và 232 mã giảm, VN-Index giảm 5,9 điểm xuống 1.049,55 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 704,1 triệu đơn vị, giá 13.901 tỷ đồng cùng giảm hơn 62% cả về khối lượng và về giá trị so với phiên sáng hôm qua.
Nhóm VN30 phân hóa với 16 mã tăng và 11 mã giảm nhưng sức ép đến từ các mã lớn khiến chỉ số nhóm này chốt phiên giảm hơn 3%.
10h53:
Đạ giảm gia tăng sau thời điểm 10h, VN-Index có lúc mất gần 10 điểm còn 1.045. Đà giảm ở nhóm Vingroup (HM:VIC) được nới rộng trong đó VHM giảm 5,3%; VIC giảm 4,1%. Nhiều largecap ngoài rổ VN30 cũng đang góp thêm sự tiêu cực vào chỉ số chung.
Cổ phiếu CTD (HM:CTD) tăng mạnh trở lại 5,8% (có thời điểm tăng trần). Đây cũng là một trong số ít cổ phiếu sàn HOSE ít bị tác động tiêu cực nhất trong nhịp giảm điểm của VN-Index.
Tương tự, PVB, LPB cũng tăng từ 3,5 - 4%. Nhóm DIG, CEO, DXG đang tăng quanh biên độ 3%. Cổ phiếu Đạm Cà Mau (HM:DCM) hồi phục đáng kể sau nhịp giảm mạnh 2 tuần gần nhất.
Xem thêm: Cổ phiếu DCM giảm 20% sau 7 phiên, nguy cơ vỡ nền MA200?
10h02:
Sau phiên giảm mạnh 46 điểm, thị trường chứng khoán trở lại trạng thái rung lắc vùng tham chiếu 1.050 - 1.055 điểm. Số mã tăng giá đang nhỉnh hơn so với chiều ngược lại tuy nhiên dòng tiền vẫn chưa hào hứng nhập cuộc đẩy giá cổ phiếu lên.
Rổ VN30 có 17 mã tăng và 12 mã giảm. Bộ 3 VIC, VRE, VHM không còn xuất hiện trạng thái giảm sàn. Tuy nhiên mức tăng vẫn còn lớn.
Cụ thể, VRE giảm 3% về mức 23.800 đồng; VIC giảm 3,8% về 40.000 đồng/cp (có thời điểm giảm về 39.100 đồng; VHM giảm 3,9% còn 40.150 đồng/cp. Một số mã đang ghi nhận mức giảm mạnh có thể kể đến MSN, SAB (cùng giảm trên 3%); BCM, VJC (HM:VJC), CTG, giảm trên 1%.
Tài chính (bao gồm ngân hàng - chứng khoán) đang nỗ lực hồi phục trong đó SHS (HN:SHS) tăng 2,7%, SSI tăng 1,4%, STB tăng 1,3%, SHB tăng 1%, VCI tăng 1,6%, MBS (HN:MBS) tăng 1,7%, LPB tăng 2,8%,...
Ở nhóm bất động sản, ngoại trừ các ông lớn VN30, DIG, DXG, CEO đều tăng mạnh trên 3%; các mã PDR (HM:PDR), NVL, TCH, CII (HM:CII), KBC (HM:KBC),... cũng tăng nhẹ.
Cổ phiếu VNE của Xây dựng Điện Việt Nam sau chuỗi 13 phiên giảm liên tiếp với 8 phiên giảm sàn/cận sàn (-48%) bất ngờ đảo chiều tăng mạnh 6%; khối lượng giao dịch tạm tính hơn 260.000 đơn vị.