Theo dữ liệu mới được công bố, chỉ số quản lý thu mua sản xuất chính thức (PMI) của Trung Quốc đạt 49,3 điểm vào tháng 7, so với mức 49,0 vào tháng 6 và 48,8 vào tháng 5 và 49,2 vào tháng 4.
PMI Trung Quốc, investing.com
Có thể thấy, đây là tháng thứ 4 liên tiếp chỉ số này cho thấy sự thu hẹp xuống dưới mốc 50; thể hiện nhiều khó khăn của Trung Quốc trong hoạt động sản xuất. Tình hình ở Trung Quốc hiện tại vẫn là vật lộn với nhu cầu nội địa yếu, cũng như tình hình suy giảm kinh tế nghiêm trọng tại thế giới, khiến doanh nghiệp thiếu đơn hàng trầm trọng nên cũng không “buồn” đẩy mạnh sản xuất.
Ngoài ra, lý do khác đến từ cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài của Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất, từ đó gây áp lực lên nền kinh tế nói chung. Hiện, Trung Quốc đang “oằn mình” vượt qua vũng lầy, giới chính quyền đang tìm mọi biện pháp để khai thông thị trường bất động sản, kích thích nhu cầu trong nhân dân bằng việc giảm lãi suất, giảm thuế, giãn nợ bất động sản,... Kỳ vọng về sự phục hồi của ông lớn Trung Quốc vẫn là câu chuyện chung của thế giới, đặc biệt là Việt Nam!
Về thị trường chứng khoán, Mỹ hôm qua lại tiếp diễn đà tăng với Dow Jones (+0.28%), Nasdaq (+0.21%), S&P500 (+0.15%). Gía dầu Brent băng băng vượt mốc 85 sau loạt số liệu vĩ mô có phần tích cực về kinh tế Mỹ. Trong nước, thị trường chính thức vượt đỉnh và tiếp tục thiết lập đỉnh mới; dẫn dắt đà tăng đến từ nhóm vốn hóa lớn và dòng tiền phân hóa hơn, áp lực chốt lời diễn ra tại nhóm thép và bán lẻ sau báo cáo KQKD không mấy khả quan. Tìm cơ hội ở đâu trong thời gian này? Cùng chia sẻ góc nhìn trong “Nhận định thị trường ngày 01/08 của DSC…