🐦 Ưu đãi sớm giúp bạn tìm được cổ phiếu sinh lời nhất mà lại tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm tới 55% với InvestingPro vào ngày Thứ Sáu ĐenNHẬN ƯU ĐÃI

Thị trường Chứng khoán Mỹ đứng trước làn sóng "khuấy động" mới

Ngày đăng 15:41 30/03/2024
Thị trường Chứng khoán Mỹ đứng trước làn sóng
US500
-
AAPL
-
AMZN
-
NVDA
-
TSLA
-
META
-

Vietstock - Thị trường Chứng khoán Mỹ đứng trước làn sóng "khuấy động" mới

"Chìa khóa" cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mỹ trong năm nay là niềm tin của các nhà đầu tư rằng nền kinh tế Mỹ đã sẵn sàng cho một cuộc "hạ cánh mềm." 

Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thị trường Chứng khoán Mỹ đang cho thấy một khởi đầu đầy tích cực trong năm 2024, khi sự lạc quan về nền kinh tế và việc cắt giảm lãi suất kết hợp với sự phấn khích về cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) dự kiến sẽ còn "khuấy động" một làn sóng tăng cho thị trường cổ phiếu thời gian tới.

Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 10% kể từ đầu năm đến nay, đạt mức tăng quý 1 lớn nhất kể từ năm 2019.

Vào cuối tháng 1/2024, chỉ số S&P 500 đã đạt mức cao kỷ lục đầu tiên sau hai năm, khi đà tăng đột biến của chỉ số này bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2023 và không hề thoái trào.

Cho tới nay, không có đợt sụt giảm đáng kể nào của Phố Wall kể từ đầu năm 2024. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite vào cuối tháng 2/2024 cũng đã đạt mức cao kỷ lục đầu tiên kể từ tháng 11/2021.

"Chìa khóa" cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm nay là niềm tin của các nhà đầu tư rằng nền kinh tế Mỹ đã sẵn sàng cho một cuộc "hạ cánh mềm," trong đó lạm phát ở mức vừa phải nhưng nền kinh tế tránh được kịch bản suy thoái.

Theo khảo sát hàng tháng mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường BofA Global Research công bố vào tháng Ba, gần 2/3 các nhà quản lý quỹ coi việc "hạ cánh mềm" là kết quả có thể xảy ra nhất đối với nền kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới, trong khi chỉ có 11% dự đoán “hạ cánh cứng.”

Người dân mua sắm tại siêu thị ở Foster, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Cuộc họp về chính sách tiền tệ trong tháng 3/2024 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) diễn ra với tinh thần khá ôn hòa, tại đó ngân hàng này giữ quan điểm về ba lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024, đồng thời nâng cao triển vọng kinh tế, qua đó cũng đã khuyến khích nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường chứng khoán, bất chấp sự gia tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ.

Các chiến lược gia tại Quỹ đầu tư BlackRock cho biết trong một báo cáo tuần này: “Khi bước vào quý 2, chúng tôi vẫn nhận thấy bối cảnh ngắn hạn hỗ trợ nhiều hơn cho việc chấp nhận rủi ro. Chúng tôi cho rằng khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư có thể mở rộng ra ngoài lĩnh vực công nghệ, khi nhiều lĩnh vực áp dụng AI hơn và khi niềm tin của thị trường được củng cố nhờ thông điệp gần đây của Fed và lạm phát giảm trên diện rộng.”

Ngoài ra, thị trường chứng khoán tiếp tục được thúc đẩy bởi một số công ty có vốn hóa lớn dẫn đầu vào năm 2023.

Cổ phiếu của Nvidia (NASDAQ:NVDA) tiếp tục tỏa sáng, tăng hơn 80% trong năm nay nhờ các chip tiêu chuẩn vàng dành cho AI.

Meta Platforms cũng tăng 37% khi công ty mẹ Facebook (NASDAQ:META) phát hành cổ tức lần đầu tiên vào tháng Hai.

Tuy nhiên, cổ phiếu của Apple (NASDAQ:AAPL) lại giảm 11%, khi nhà sản xuất iPhone bị tổn thương do áp lực đối với hoạt động kinh doanh ì trệ tại Trung Quốc và từ các cơ quan quản lý chống độc quyền.

Còn cổ phiếu của Tesla (NASDAQ:TSLA) giảm 29% do lo ngại về nhu cầu xe điện.

Ông Anthony Saglimbene, Giám đốc chiến lược thị trường tại công ty dịch vụ tài chính Ameriprise, cho biết đà tăng gần đây của Phố Wall “cung cấp những dấu hiệu ban đầu cho thấy các nhà đầu tư đang bắt đầu tìm kiếm cơ hội bên ngoài Big Tech và dự đoán lãi suất sẽ thấp hơn vào cuối năm nay.”

Trong khi đó, chiến lược gia thị trường của ngân hàng Nomura Charlie McElligott đã nhắc đến hai yếu tố có thể gây ra một đợt bán tháo các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn. Đây là nhóm cổ phiếu đã thúc đẩy phần lớn sự khởi sắc của chỉ số S&P 500 trong thời gian qua.

Theo khảo sát Markets Live Pulse của Bloomberg, các tín đồ mua sắm tại Mỹ sẽ không chùn bước vì hóa đơn thanh toán thẻ tín dụng gia tăng hay các đợt sa thải nhân công gần đây.

Hơn một nửa trong số 463 người tham gia khảo sát cho rằng người tiêu dùng vẫn chi tiêu mạnh tay hay thậm chí là nhiều hơn trong năm 2024 cho việc mua vé máy bay, ăn nhà hàng hay xem hòa nhạc.

Người lao động xin việc tại hội chợ việc làm ở Los Angeles, bang California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tuy nhiên, có những tin kém vui hơn từ thị trường lao động với các thông báo cắt giảm nhân công tại các công ty sản xuất hàng tiêu dùng như Lowe’s Cos., Macy’s Inc. và Whirlpool Corp. và có thể có thêm các công ty khác cũng tiếp bước khi muốn thúc đẩy lợi nhuận.

Mặc dù vậy, với thu nhập của người tiêu dùng Mỹ tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá cả, nhiều nhà đầu tư cho rằng xu hướng tiêu dùng của năm 2023 sẽ lặp lại.

Theo nhà phân tích tại công ty môi giới Edward Jones, Brittany Quatrochi, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy người tiêu dùng hạn chế chi tiêu.

Sức ép lạm phát đã tác động đến nhiều người, nhưng thị trường việc làm vẫn ổn định, giúp người tiêu dùng vẫn cảm thấy thoải mái khi tiếp tục chi tiêu.

Cùng với khả năng cắt giảm việc làm, những người được hỏi cũng dẫn ra việc thói quen mua sắm đang thay đổi và những dấu hiệu cho thấy ngày càng nhiều người gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

Việc người tiêu dùng vẫn duy trì khả năng chi tiêu là điều có lợi cho các nhà bán lẻ như Amazon (NASDAQ:AMZN).com Inc. và Walmart Inc.

Tuy nhiên, khi người Mỹ vẫn muốn săn các món hời, cứ 5 người tham gia khảo sát thì có 4 người cho rằng hầu hết các công ty sản xuất hàng tiêu dùng sẽ duy trì lợi nhuận bằng việc cắt giảm nhân công hay cắt giảm chi phí, thay vì tăng giá bán.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed mới đây đã công bố một loạt dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn mạnh hơn các dự báo trước đó.

Các nhà phân tích cũng có chung sự lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ, khi các dấu hiệu của một cuộc suy thoái như tình trạng sa thải lao động hàng loạt và chi tiêu tiêu dùng thấp được cho là sẽ không sớm xuất hiện.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng nền kinh tế và thị trường việc làm mạnh, trong khi lạm phát đang giảm.

Lợi nhuận doanh nghiệp cao và thị trường chứng khoán liên tục phá kỷ lục, và nước Mỹ có thể đang trong giai đoạn bùng nổ năng suất, điều sẽ thúc đẩy tăng trưởng mà không gây sức ép lạm phát.

Ngay cả khi lãi suất được duy trì ở các mức cao nhất trong hai thập kỷ, nền kinh tế tiếp tục cho thấy sức bật đáng kể. Các nhà kinh tế nhận định kinh tế Mỹ có thể duy trì động lực trong những năm tới.

Các quan chức Fed vẫn dự kiến có ba lần hạ lãi suất trong năm nay nhưng kỷ nguyên lãi suất siêu thấp đã qua.

Lãi suất cuối cùng sẽ ở các mức cao hơn nhiều so với mức gần 0%, trước khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022. Các nhà kinh tế cho rằng điều đó sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho nền kinh tế Mỹ.

GDP của Mỹ tăng trưởng 3,2% trong quý 4/2023, sau khi tăng 4,9% trong quý 3/2023. Fed tại Atlanta hiện dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng 2,1% trong quý 1/2024.

Các quan chức Fed ước tính tốc độ tăng trưởng năm 2024 sẽ đạt mức 2,1%, và 2% trong hai năm sau đó./.

Minh Trang

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.