Xu hướng tăng giá đồng thuận đẩy VN-Index tăng hơn 26 điểm sau phiên ATC. Dòng tiền lan tỏa đến các nhóm ngành đã giúp chỉ số chinh phục thành công ngưỡng cản quanh 1.020 điểm qua đó có phiên tăng mạnh thứ 3 liên tiếp. 15h00: Phiên ATC kéo VN-Index vượt 1.030 điểm
Nhóm VN30 giao dịch khởi sắc là động lực tăng chính của thị trường khi ghi nhận 22 mã tăng giá, 1 mã giảm giá và 5 mã đứng giá tham chiếu. Sự tăng giá của VIC (HM:VIC), VCB, VHM (HM:VHM), ĐI, HPG (HM:HPG) là nhân tố lớn nhất đến đà tăng của chỉ số.
Ngoài ngân hàng và bất động sản, loạt nhóm ngành giao dịch tích cực và trở thành nhân tố đóng góp cho đà tăng của thị trường như chứng khoán, hóa chất, xây dựng & vật liệu,...
Kết phiên, VN-Index tăng 26,47 điểm (2,63%) lên 1.032,16 điểm, HNX-Index tăng 4,16 điểm (2,04%) đạt 208,22 điểm, UPCoM-Index tăng 0,35 điểm (0,5%) đạt 70,38 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận 709 mã tăng, 253 mã giảm và 148 mã tham chiếu.
Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 20.601 tỷ đồng trong đó giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 16.505 tỷ đồng - tăng gần 18,3% so với phiên trước và tăng tới 75% so với giá trị trong 1 tháng trở lại đây.
14h28: HPG tăng cận trần
Sau 14h, lực cầu quay trở lại bất ngờ kéo Vn-Index và các chỉ số lên cao. VN-Index tăng 19 điểm lên mức 1.025 điểm với thanh khoản gần 17.500 tỷ đồng.
Cổ phiếu KDH (HM:KDH) tăng trần trở lại trong khi HPG cũng bắt đầu xuất hiện giá trần. Ngoài ra, các mã như MWG (HM:MWG), HOG, VIC, SSI (HM:SSI) cũng đều được kéo mạnh từ 4 - 6%.
Ngược chiều, nhóm giảm điểm và tác động tiêu cực lên VN-Index chỉ còn SAB (HM:SAB), CTG (HM:CTG), VJC (HM:VJC) song mức giảm cũng không quá lớn.
Theo quan sát, khối ngoại tiếp tục rót ròng vào các cổ phiếu lớn; lực mua ròng chiếm áp đảo tại nhóm 11 cổ phiếu đang tăng giá mạnh nhất VN30 trong đó gần 80% thanh khoản cổ phiếu KDH đến từ giao dịch khối ngoại; gần 1/3 khối lượng khớp lệnh cổ phiếu HPG cũng đến từ nhóm này.
Ngoài ra, các mã MSN (HM:MSN), STB (HM:STB), CTG cũng đang chứng kiến lượng mua ròng lớn hàng triệu cổ phiếu.
13h30: Sắc tím thưa dần
Ít phút sau giờ nghỉ, VN-Index nhúng đỏ trước khi giao dịch lình xình trở lại quanh tham chiếu; số mã tăng trần trên toàn thị trường cũng giảm mạnh còn 53 mã.
Nhóm bất động sản cũng chỉ còn một số đại diện như BVL, PXL, CEO, NRC (HN:NRC), IDJ, PVL, NVL (HM:NVL), ITA (HM:ITA), DXG (HM:DXG), PDR (HM:PDR), BII còn giữ được sắc tím.
Nhóm VN30 vẫn phân hóa mạnh với 16 mã giảm và chỉ 13 mã tăng; GAS (HM:GAS) và CTG đang là 2 mã tác động tiêu cực nhất lên chỉ số trong khi VHM là đầu kéo của phe tăng điểm
11h30: Lực bán tăng mạnh
Ở nhóm vốn hóa lớn, cổ phiếu ngân hàng là tác nhân chính với 15 mã giảm và chỉ 5 mã tăng. EIB (HM:EIB) và NVB (HN:NVB) là 2 mã có mức tăng tốt nhất, trên 5%.
Ở chiều ngược lại, STB, VPB (HM:VPB), VIB (HM:VIB), CTG, BID (HM:BID) là những cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số chính sàn HOSE.
Ngoài ra, các mã khác giảm giá có GVR (HM:GVR) (-3,19%), FPT (HM:FPT) (-1,21%) và VNM (HM:VNM) (-0,86%) cũng góp phần kéo thị trường đi xuống.
NVL và PDR vẫn là 2 cổ phiếu ngành bất động sản duy trì mức tăng trần tỏng khi đa số các mã lớn khác đều thu hép đà tăng. Riêng HPX vẫn chưa thấy dấu hiệu nào sẽ được “giải cứu” khi dư bán sàn vẫn hơn 75 triệu cổ phiếu.
Kết phiên sáng, toàn thị trường có gần 11.800 tỷ đồng được chuyển giao; riêng sàn HOSE hơn 10.400 tỷ đồng trong đó PDR, HPG, DIG (HM:DIG) và VND (HM:VND) là những mã có thanh khoản cao nhất.
Khối ngoại sáng nay tiếp tục mua ròng mạnh với hơn 1.300 tỷ đồng.
10h24: Đà tăng hạ nhiệt
VN-Index có thời điểm chạm mức 1.020 điểm lúc 10h song đã nhanh chóng hạ độ cao xuống 1.016,8 điểm - tương ứng tăng 11 điểm. Nhóm Vn30 có thêm 1 mã tăng trần là KDH. Đây cũng là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp của mã bất động sản này.
Đầu phiên: Cầu bắt đáy PDR xuất hiện
Thị trường phái sinh mở cửa tăng sớm song biên độ tăng ở cả 4 hợp đồng chỉ dưới 5 điểm.
Thị trường cơ sở mở cửa với mức tăng hơn 4 điểm ở VN30-Index và hơn 5 điểm ở chỉ số chính. PDR bất ngờ được kéo trần với khớp lệnh gần 90 triệu cổ phiếu ngay sau mở cửa.
Tương tự, cổ phiếu NVL cũng được kéo trần chỉ ít phút sau phiên ATO. Tuy nhiên, thanh khoản của mã chỉ ở mức 3,5 triệu đơn vị.
Mặc dù vậy, sắc tím của 2 mã này là không đủ để giúp VN-Index tiến lên cao trước sức ép giảm điểm ở nhóm cổ phiếu ngân hàng như CTG, ACB (HM:ACB), STB, MBB (HM:MBB), VCB,...
Diễn biến các chỉ số ngành lúc 9h24 phiên 29/11 (Nguồn Vietstock)
Trước đó phiên giao dịch ngày 28/11/2022 khép lại với sự hưng phấn trên toàn thị trường. VN-Index kết phiên tăng 34,23 điểm (3,52%) lên 1.005,69 điểm; HNX-Index tăng 7,29 điểm (3,71%) lên 204,06 điểm và UPCoM-Index tăng 1,62 điểm (2,37%) đạt 70,03 điểm.
Như vậy sau 3 tuần kể từ khi rớt khỏi mốc 1.000 trong phiên 4/11 (đóng cửa tại mức 997,x điểm), VN-Index đã được kéo trở lại cao điểm này.
Độ rộng thị trường cũng nghiêng về bên mua với 836 mã tăng điểm (trong đó 256 mã tăng kịch trần) trên cả 3 sàn - áp đảo so với 156 mã giảm điểm.
Chỉ tính riêng 2 phiên tăng gần nhất, VN-Index đã có thêm 58 điểm tăng - tương ứng tăng 6,1% từ mức 947,71 điểm. Nếu tính từ mức thấp nhất VN-Index từng ghi nhận trong hơn 3 tuần giao dịch dưới mốc 1.000 điểm (mức 874 điểm ngày 16/11) đến thời điểm hiện tại, chỉ số đã có pha hồi khá ấn tượng với mức tăng 130 điểm từ đáy - tương đương gần 14,9%.
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, thử thách lại ngưỡng cản gần quanh 1.00x điểm và tích cực hơn là 1.020 điểm
Công ty Chứng khoán Vietcombank (HM:VCB) (VCBS) nhận định, VN-Index sẽ tiếp tục nối nhịp phục hồi để hướng lên khu vực điểm 1.020 - 1.030 điểm.
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư đã bắt đáy thành công có thể giải ngân thêm từ 10 - 20% so với lượng cố phiếu đã có sẵn.