Dòng tiền thông minh hiện vẫn chưa rời bỏ nhóm cổ phiếu trụ. Tuy nhiên, chuyên gia chứng khoán cho rằng nhiều nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể nổi sóng trở lại. Nhà đầu tư cần làm gì ở giai đoạn này? Kết phiên 23/2, thị trường chứng khoán trở mình bằng cú đảo chiều giảm 15,3 điểm của VN-Index, xuyên phá các mốc 1.225, 1.215 và đóng cửa tại mức 1.212 điểm. Đây đã là phiên giảm thứ 3 liên tiếp kể từ khi chỉ số vượt 1.230, đồng thời cũng là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số từ phiên 31/1.
Duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch, tuy nhiên quãng thời gian sau 14h thử thách tâm lý của cả phe cầm cổ phiếu và phe cầm tiền mặt. Phe cầm cổ phiếu lo ngại thị trường điều chỉnh, muốn bán ra; phe giữ tiền mặt lưỡng lự hoạt động bắt đáy.
Trên một số diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng VN-INdex đoạn này rất giống giai đoạn nửa sau tháng 9 đến cuối tháng 10/2023 từ mẫu nến, thanh khoản và vùng kháng cự 1.240-1.250 điểm.
Sự lo lắng trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện khi VN-Index vượt mốc 1.230 điểm |
Mức giảm 15 điểm trong 2 năm vừa qua không còn là con số hiếm gặp trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nó đang được quan tâm hơn cả ở thời điểm hiện tại - nhất là khi thị trường đang hướng lên vùng kháng cự cũ 1.250 điểm sau hơn 5 tháng. Ông có quan điểm thế nào về kỹ thuật hiện tại?
Ông Nguyễn Minh Giang: Dễ thấy giai đoạn trước khi lao dốc hồi giữa tháng 9 năm ngoái, VN-Index cũng có nhịp tăng khá dài từ mức 1.030 lên 1.250 khá giống hiện tại. Tuy nhiên, phân lớp ngành, nhóm cổ phiếu tăng giá của nhịp tháng 9 năm ngoái là lan tỏa đều. Thậm chí nhóm "hết thời" như bất động sản còn đóng góp một phần vào nhóm dẫn dắt tâm lý cho thị trường (điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn).
Ví dụ, cổ phiếu DIG (HM:DIG) của DIC Corp khi đó tăng từ 20.x lên 30.x đã quay đầu giảm về đúng giá 20.x cho thấy sự thiếu cân bằng, bất ổn của nhóm hết thời, khó giữ dòng tiền thông minh ở lại.
Trong nhịp tăng cách đây nửa năm, nhóm bất động sản dẫn dắt tâm lý khi đó. Tuy nhiên, giá tăng bao nhiêu lại giảm tương ứng chỉ sau 1,5 tháng sau đó nên không phản ánh đúng về một thị trường uptrend |
Tuy nhiên, khi nhóm chủ lực bắt đầu hoàn thành nhiệm vụ dẫn dắt, các cổ phiếu như VNM (HM:VNM), GAS (HM:GAS) MSN (HM:MSN), VIC (HM:VIC), VHM (HM:VHM), VRE (HM:VRE)... mới bắt đầu "chạy" trong những phiên gần đây. Điều này cho thấy dòng tiền lớn vẫn đang dừng chân ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, giữ nhịp thị trường trước khi lan tỏa trong thời gian tới.
Điều kiện vĩ mô hiện tại và tháng 9/2023 có gì khác biệt?
Ông Nguyễn Minh Giang: Tháng 9/2023, mặt bằng lãi suất cho vay của Việt Nam vẫn duy trì mức cao trong khi hiện tại đang ở mức thấp kỷ lục.
Thời điểm tháng 9 năm ngoái, áp lực tỷ giá là rất lớn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì tăng lãi suất. Trong khi đó, Việt Nam thực hiện đảo chiều chính sách khiến vốn ngoại liên tục bán ròng gây áp lực tâm lý tới nhà đầu tư cũng như ảnh hưởng 1 phần dòng tiền trên thị trường chứng khoán.
Ông Nguyễn Minh Giang - Chuyên gia Quản lý tài sản Khách hàng cao cấp - Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)Yếu tố khác đến từ căng thẳng địa chính trị tiếp tục gây ảnh hưởng lớn với sự kiện xung đột Israel - Hamas, Biển Đỏ... Hiện tại, dù địa chính trị chưa được giải quyết nhưng hiệu ứng lo sợ đã không còn quá lớn.
Kinh tế quý III/2023 cho thấy sự ảm đạm khi giải ngân tín dụng chỉ tăng trưởng hơn 6% sau 9 tháng; chỉ số PMI liên tục dưới 50 điểm, GDP dù cải thiện song vẫn ở mức thấp...
Tuy nhiên, kỳ vọng cho năm 2024 đã khác rất nhiều. Minh chứng là việc giải ngân tín dụng được Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) giao ngay từ đầu năm cho các tổ chức tín dụng là tăng trưởng dự kiến 15%. Ngay trong tháng 1, chỉ số PMI đã vượt 50 điểm. GDP năm 2024 dự kiến tăng 6-6,5% hoàn toàn có cơ sở nếu so với mức nền thấp chỉ hơn 5% của năm 2023. Mặt khác, Chính phủ tiếp tục thúc đẩy giải ngân mạnh đầu tư công - mũi nhọn kéo tăng trưởng GDP trong thời gian tới.
Với những cơ sở này, hoàn toàn có thể khẳng định, các doanh nghiệp xuất khẩu, bán lẻ sẽ hồi phục trở lại trong năm 2024 sau năm chạm đáy kinh doanh trước đó. Nhóm tăng trưởng như ngân hàng, dầu khí, cảng biển... có thể tiếp tục duy trì vị thế và nhóm bất động sản cũng được kỳ vọng sẽ kết thúc cơn bị cực sau nửa đầu năm nay.
Đâu là kịch bản vận động khả thi của VN-Index sau phiên đảo chiều 23/2, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Giang: Trước hết, cần nhấn mạnh, một nhịp điều chỉnh lúc này là hoàn toàn lành mạnh và cần thiết. Thị trường cũng sẽ khó xuất hiện nhịp giảm sâu như thời điểm cách đây 5 tháng.
Tôi cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tích lũy quanh vùng 1.190-1.200 điểm. Với kịch bản tích cực, vùng giá 1.160 điểm (+/-5 điểm) sẽ là hỗ trợ xa hơn của chỉ số. Sau giai đoạn tích lũy xây nền đủ vững chắc, chỉ số có thể hướng đến việc chinh phục mốc 1.320 điểm trong quý II tới.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã xuất hiện những biểu hiện chốt lời sau hơn 8 tuần tăng giá mạnh và lĩnh xướng hàng công VN-Index. Đâu là những nhóm tiếp theo cần lưu ý?
Ông Nguyễn Minh Giang: Tôi bảo lưu quan điểm sau nhịp điều chỉnh này, dòng tiền sẽ lan tỏa mạnh hơn sang các nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có nền tảng kinh doanh tốt.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng với việc đã tăng từ 15-50% giá trong 3-5 tháng qua sẽ đi chậm lại. Theo đó, dầu khí, cảng biển, đầu tư công, bất động sản khu công nghiệp, xuất khẩu, bán lẻ có thể đón nhận tín hiệu tích cực của dòng tiền trong nhịp tới đây.
Nhóm chứng khoán sau giai đoạn tích lũy hơn 2 tháng qua cũng sẽ trở lại mạnh mẽ đón đầu kỳ vọng hệ thống KRX có thể đưa vào vận hành trong quý II/2024.
“Xin trân trọng cảm ơn ông!Trước mắt, nỗi sợ lớn nhất không phải VN-Index giảm 15 điểm mà sợ chứng sĩ bị "cướp hàng" sau hơn 2 tháng miệt mài tích lũy.
Ông Nguyễn Minh Giang - Công ty Chứng khoán KBSV
>> Cổ phiếu ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ dẫn dắt VN-Index vào uptrend: Chuyên gia chỉ điểm nhóm cổ phiếu gối sóng tăng