Có thể tận dụng thuế quan để tăng xuất khẩu thủy sản qua Mỹ không?

Ngày đăng 16:06 01/03/2025
Có thể tận dụng thuế quan để tăng xuất khẩu thủy sản qua Mỹ không?

Vietstock - Có thể tận dụng thuế quan để tăng xuất khẩu thủy sản qua Mỹ không?

Cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng tác động đáng kể đến thị trường thuỷ sản toàn cầu. Việt Nam cần tận dụng cơ hội để gia tăng xuất khẩu ngành hàng chủ lực này ra sao?

Ngành thuỷ sản có cơ hội nhưng cũng gặp thách thức gia tăng xuất khẩu trước chính sách thuế mới của Mỹ. Ảnh: Trung Chánh

Cá tra hưởng lợi, tôm khó cạnh tranh

Việc Mỹ áp thuế bổ sung 10% đối với hàng hoá từ Trung Quốc, có thể dẫn đến việc nhà nhập khẩu đến từ Mỹ tìm kiếm nguồn cung thay thế có giá cả cạnh tranh hơn, nhất là với sản phẩm thuỷ sản. Khi đó, tôm và cá tra Việt Nam nói riêng và thuỷ sản nói chung được đánh giá có cơ hội để gia tăng xuất khẩu.

“Ngành cá tra Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng sản lượng, khối lượng xuất khẩu và giá trị trong năm 2025 nhờ giá cả hấp dẫn và bối cảnh thương mại ngày càng có lợi hơn sau động thái thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Trung Quốc”, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đánh giá.

Việc kỳ vọng các nhà nhập khẩu Mỹ tìm sang cá tra Việt Nam nhiều hơn là có cơ sở khi xét về giá. Bởi lẽ, kết quả sơ bộ của kỳ xem xét hành chính lần thứ 20 (POR 20), Việt Nam có 8 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn được hưởng mức thuế 0%, trong khi đó, xuất khẩu cá rô phi Trung Quốc vào Mỹ phải chịu mức thuế rất cao, lên đến 35% (bao gồm 10% thuế bổ vừa bổ sung thêm).

Bà Trần Thuỵ Quế Phương, Chánh văn phòng VASEP đánh giá, Mỹ áp thuế bổ sung hàng hoá Trung Quốc và những biện pháp đáp trả từ "quốc gia tỉ dân" này, khiến hoạt động thương mại của hai nước bị hạn chế, tạo cơ hội cho các quốc gia khác gia tăng xuất khẩu, trong đó, có mặt hàng thuỷ sản Việt Nam.

Tuy nhiên, bà Phương lưu ý, ngành thủy sản Việt Nam, nhất là với mặt hàng tôm đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Bởi lẽ, Trung Quốc và Mỹ dù là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đang bị Ecuador và Ấn Độ thống lĩnh nhờ giá bán cạnh tranh hơn. Tôm Việt đang chịu áp lực cạnh tranh lớn từ hai quốc gia này về giá, bà nói và dẫn chứng, năm ngoái tôm Việt Nam bán sang Mỹ có giá cao hơn 30% so với Ecuador và khoảng 25% so với Ấn Độ.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú, cho biết áp lực ở thời điểm hiện tại cũng rất lớn khi Ấn Độ đã điều chỉnh giảm 50 cent/kg, trong khi Ecuador giảm 20 cent trong chào giá xuất khẩu. Cuối tháng 3, đầu tháng 4-2025, Ấn Độ dự kiến giảm tiếp 50 cent/kg, ông Quang cho biết và thông tin, giá tôm Ấn Độ đã giảm xuống còn 5,7 đô la Mỹ/kg, tương ứng giảm 15% so với mức giá cuối năm 2024.

Ổn định nguyên liệu kết hợp khai thác thế mạnh riêng để khai thác. Ảnh: Trung Chánh

Ổn định nguyên liệu, tập trung lợi thế riêng

Trước cơ hội cũng như thách thức đang có, ngành thuỷ sản Việt Nam cần làm gì để có thể khai thác tốt nhất về xuất khẩu trong năm 2025?

Bà Phương của VASEP nhấn mạnh, ổn định được nguồn nguyên liệu là yếu tố chính cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của ngành thuỷ sản. Do đó, giải pháp ưu tiên vẫn là ổn định nguồn nguyên liệu, cả trong trước mắt lẫn lâu dài, bà nhấn mạnh và giải thích, nguồn nguyên liệu giúp ổn định sản xuất, tăng trưởng xuất khẩu, từ đó, quay lại tạo thêm nhiều động lực cho nông dân tái đầu tư vùng nuôi.

Ông Quang của Minh Phú nhấn mạnh, để gia tăng sức cạnh tranh cho ngành thuỷ sản nói chung và tôm nói riêng, việc ổn định nguồn cung có ý nghĩa rất lớn, nhất là khi tôm nuôi từ đầu năm 2025 đến nay bị thiệt hại rất lớn. Ngoài Cà Mau nuôi tương đối tốt, tôm đang đạt kích cỡ 80 con/kg, các địa phương khác bị chết rất nhiều, ông dẫn chứng.

Ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Bạc Liêu cũng nhấn mạnh, thách thức lớn nhất mà ngành thuỷ sản gặp phải, đó là từ nửa cuối năm 2024 đến nay, tôm nuôi chết hàng loạt. Trong hơn 6 tháng trở lại đây, tỷ lệ nuôi thành công chỉ khoảng 20%, thậm chí còn ít hơn, ông dẫn chứng.

Theo ông, con giống nhiễm bệnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại, bởi 50-60% thành công vụ nuôi được quyết định bởi chất lượng con giống. “Khi con giống không đạt, dù kỹ thuật giỏi cỡ nào tôm cũng chết”, ông nói và cho rằng, môi trường nuôi xuống cấp dẫn đến dịch bệnh bùng phát cũng là vấn đề cần xử lý để ổn định nguồn nguyên liệu.

Ngoài việc phải ổn định nguyên liệu, ông Quang gợi ý, cần sản xuất tôm đạt đến cỡ 30 con/kg để tăng khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu. Bởi lẽ, đây là phân khúc đang thiếu hụt rất lớn, trong khi Ấn Độ và Ecuador chưa đáp ứng được. “Khảo sát của chúng tôi, hiện trong kho của các sàn giao dịch, tôm loại 30 con đã hết, họ chấp nhận trả giá cao hơn khoảng một đô la Mỹ mỗi ký”, ông nói.

Để tối ưu hoá lợi thế trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu đang thiếu hụt, cần chú trọng đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng - vốn là lợi thế của Việt Nam. Khi nguyên liệu đang ít cần tập trung làm hàng giá trị gia tăng để tạo sự khác biệt, bán giá tốt hơn, ông Quang gợi ý.

Đứng ở góc độ địa phương, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh, trong năm 2025, địa phương có kế hoạch nâng cao năng suất thuỷ sản. Trong đó, với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, quy mô 100.000 héc ta cố gắng đưa năng suất đạt 550-600 kg/héc ta, thay vì khoảng 450 kg/héc ta như hiện nay. Chúng tôi đang kêu gọi doanh nghiệp trong chuỗi ngành thuỷ sản, các nhà đầu tư nhằm tìm kiếm sự quan tâm, hợp tác để thực hiện kế hoạch này trong năm 2025 và thời gian tới, ông cho biết.

Ngành thuỷ sản đặt kỳ vọng đạt 10,5 tỉ đô la Mỹ kim ngạch xuất khẩu trong năm nay, tăng 500 triệu đô la Mỹ so với năm 2024. Trong đó, tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thuỷ sản đạt 774,3 triệu đô la Mỹ, tăng nhẹ 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Chánh

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.