💎 Xem Những Công Ty Đang Hoạt Động Tốt Nhất Trên Thị Trường Hôm NayBắt đầu

Cách điều hành cũ và… cú tăng giá phí mới!

Ngày đăng 20:00 23/02/2022
Cách điều hành cũ và… cú tăng giá phí mới!
GPR
-

Vietstock - Cách điều hành cũ và… cú tăng giá phí mới!

Mới “chạy khởi động” đầu năm - sau Tết, người tiêu dùng, khách hàng đã “vấp” phải hai cú tăng giá khiến ai nấy không khỏi xây xẩm mặt mày. Từ chiều 21/02, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh lên 25,530 đồng/lít, tăng 960 đồng, lập kỷ lục mức tăng cao nhất trong 17 năm qua; RON 95 là 26,280/lít, tăng 960 đồng, thấp hơn mức tăng kỷ lục tháng 07/2014 khoảng 110 đồng/lít.

Là biến động theo giá thị trường xăng dầu thế giới, hay theo chu kỳ điều chỉnh giá xăng (mà đa phần là tăng ít, tăng nhiều, tăng… kỷ lục!) của liên Bộ; là do nguồn cung bị đứt gãy từ cú lỗ nghìn tỷ của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, dẫn tới tình trạng thiếu xăng cục bộ, chiết khấu thấp, thậm chí âm nên doanh nghiệp càng bán càng lỗ, cuối cùng chỉ có người tiêu dùng là hứng trọn. 

Trong khi cơ chế điều hành giá xăng, thông qua quỹ bình ổn và khung điều chỉnh tỷ giá lại chưa được thay đổi theo hướng linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường. Nắm rõ, dự báo tình hình chung để sớm trích quỹ bình ổn nhằm bù đắp phần chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành, tránh sự xáo trộn. Chưa kể, khi nguồn cung trong nước bị gián đoạn, cộng với mức tăng được điều chỉnh càng dễ đẩy tới sự bất ổn.

Việc duy trì 3 ngày 01-11-21 hàng tháng để điều chỉnh giá mà không bám sát diễn biến thị trường mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ, dẫn tới giá xăng dầu trong nước luôn “một mình một cõi”, phát sinh tâm lý lẫn vấn nạn găm hàng chờ tăng giá hay chạy đua xả hàng trước khi giá giảm. Sự bất cập này là nguyên nhân dẫn tới rối loạn thị trường, đã được kiến nghị, đề xuất thay đổi từ nhiều năm nay. Nhưng không hiểu sao liên Bộ vẫn chưa “thích ứng linh hoạt”, để người tiêu dùng và một bộ phận doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chịu thiệt.

Xăng tăng, chi phí vận chuyển tăng, giá cả hàng tiêu dùng bắt đầu nhảy múa. Những khó khăn sau cú hoàn hồn vượt qua cơn đại dịch chưa kịp tháo gỡ, lại đối diện với thập diện giá phí tăng kỷ lục. Đâu là lời giải cho những hỗ trợ cụ thể, hiệu quả doanh nghiệp, người dân qua điều hành giá của liên Bộ?

Cú vấp “muốn té” thứ hai là phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn điện thoại (SMS banking) của một số ngân hàng tăng gấp 5-7 lần khiến khách hàng bức xúc, lên tiếng rủ nhau hủy dịch vụ.

Điều đáng nói, nhiều ngân hàng thực hiện chính sách miễn phí chuyển tiền (từ đầu năm 2021) nhưng lại tìm cách tăng phí thông báo qua điện thoại lên gấp nhiều lần. Vậy quyền lợi thật sự của khách hàng đã được các ngân hàng xem trọng hoặc quyết liệt, mạnh mẽ bảo vệ?

Sở dĩ nói như vậy là bởi, theo giải thích từ các đại diện ngân hàng có mức phí tăng cao là do chính họ đã và đang phải bù lỗ khi các nhà mạng thu cước tin nhắn SMS quá cao.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), giá cước các nhà mạng đang thu đối với tin nhắn dịch vụ ngân hàng hiện cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường. Trong đó, MobiFone và VinaPhone thu 820 đồng/SMS giao dịch tài chính; 500 đồng/SMS quảng cáo chăm sóc khách hàng. Tương tự, Viettel thu 500 đồng/SMS (không phân biệt loại tin nhắn), và từ năm 2019, nhà mạng này đã nâng giá cước lên 785 đồng/SMS đối với tin nhắn giao dịch tài chính. Thử so sánh với mức phí nhà mạng thu khách hàng cá nhân, Viettel hiện thu 100-300 đồng/SMS, Vinaphone thu 99-350 đồng/SMS, Mobifone thu 200-350 đồng/SMS.

Được biết, VNBA đã 4 lần gửi văn bản kêu gọi sự “xuống tay” của các nhà mạng nhưng đến giờ, “đường truyền” phản hồi vẫn… tắc nghẽn! Vì sao, Nghị quyết 63 của Chính phủ được Bộ Thông tin và Truyền thông cụ thể hóa bằng chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông giảm giá cước để hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm chia sẻ khó khăn bởi đại dịch Covid-19 vẫn chưa được áp dụng?

Các tổ chức tín dụng cũng là một đối tượng khách hàng của các nhà mạng, sự ảnh hưởng của đại dịch lên nó là không tránh khỏi. Thay vì vừa thể hiện sự chia sẻ, hỗ trợ; vừa chấp hành chỉ đạo của Chính phủ và trên hết, là bù đắp phần nào khó khăn cho người dân, khách hàng trực tiếp hay gián tiếp của mình, các doanh nghiệp viễn thông, nhà mạng lại vẫn… ngó lơ, mặc cho mức giá cao gấp 3 lần ấy cuối cùng đổ xuống khách hàng. 

Còn các “đại gia” ngân hàng, để giảm lỗ, chỉ còn cách đẩy phí thật cao về phía người dân.

Quốc Học

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.