- Cổ phiếu toàn cầu, Hợp đồng tương lai Mỹ bán trở lại trước quan ngại về rủi ro Thổ Nhĩ Kỳ
- USD, lãi suất trái phiếu hưởng lợi từ tâm lý nhà đầu tư chuyển sang tài sản an toàn
- Giá dầu giảm do hàng tồn kho Mỹ bất ngờ tăng
- Cisco (NASDAQ:CSCO), công bố sau khi thị trường đóng cửa với EPS dự kiến $0,63, so với cùng kỳ năm ngoái là $0,55
- Walmart (NYSE:WMT), công bố báo cáo ngày mai trước khi thị trường mở cửa với EPS dự kiến $1,21 so với cùng kỳ năm ngoái là $1,08.
- Brexit talks between the EU and the UK resume in Brussels on Thursday.
- Retail sales data in the US comes out on Wednesday, followed by housing data on Thursday.
- Đối thoại Brexit giữa EU và Anh tiếp tục tại Brussels vào thứ 5.
- Dữ liệu Doanh số bán lẻ của Mỹ được công bố vào thứ 4, cùng dữ liệu về nhà đất vào thứ 5.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index giảm 0,2%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,9%, đạt mức thấp nhất trong 13 tháng trước phiên giảm thứ 6 liên tiếp.
- Đồng yên giảm 0,1% xuống 111,25/USD, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Đồng rand của Nam Phi giảm 0,1% xuống 14,2588/USD.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,1%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 0,33.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống 1,263%.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong gần 4 tuần.
- Giá dầu WTI giảm 0,6% xuôgns $66,64/thùng, mức thấp nhất trong gần 8 tuần.
- Giá đồng LME giảm 1,6% xuống $5948/mét tấn, mức thấp nhất trong 13 tháng.
- Giá vàng giảm 0,4% xuống $1189,05/ounce, mức thấp nhất trong gần 19 tháng.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu và hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 chịu áp lực giảm, ảnh hưởng hầu hết các cổ phiếu Châu Á hôm thứ 4 khi cuộc khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục kiểm nghiệm tâm lý nhà đầu tư.
Chỉ số Châu Âu STOXX 600 giảm vào phiên muộn buổi sáng, sau đó đà tăng ở các cổ phiếu du lịch và truyền thông đã hỗ trợ chỉ số tăng nhẹ. Chỉ số chịu áp lực giảm từ cổ phiếu ngành khai khoáng mà dẫn đầu là đồng, giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm, do thị trường hàng hoá chịu áp lực nặng nề từ rủi ro Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, trong phiên giao dịch Châu Á, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 2,08%, giảm mạnh nhất so với các chỉ số trong khu vực. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,55% trong khi chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,68%. Ngược lại, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc và chỉ số S&P/ASX 200 của Úc đều tăng 0,47%.
Tình hình tài chính toàn cầu
Trong phiên giao dịch hôm qua tại Bắc Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ chấm dứt đà giảm dài nhất kể từ tháng 3. Công ty Tapestry (NYSE:TPR), sản xuất túi xách thời trang mà trước kia tên là Coach, là cổ phiếu tăng nổi bật nhất trên chỉ số S&P 500 sau khi báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý cho thấy những người mua hàng đang trở lại thương hiệu Kate Spade.
Mặc khác, công ty Tesla (NASDAQ:TSLA) giảm 2,5% do có thông tin rằng Goldman Sachs đã được thuê để hỗ trợ công ty rút lui khỏi thị trường đại chúng bị bác bỏ.
Nhìn chung, chỉ số SPX tăng 0,64%, ngưng đà giảm 3 phiên liên tiếp với tổng thiệt hại là 1,25%. Tất cả các ngành đều tăng điểm, với tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng thiết yếu có diễn biến tốt nhất, tăng 0,97%, ngành tài chính đưa ra cơ hội Mua, tăng 0,9% do quan ngại về rủi ro Thổ nhĩ Kỳ cho phép người mua trong nhịp giảm tận dụng đà bán tháo đối với cổ phiếu ngành ngân hàng trong phiên ngày thứ 2.
Ngành nguyên vật liệu tăng 0,83%, ngành có diễn biến tốt thứ 3 trên thị trường do tâm lý ổn định đã làm các mối quan ngại về thương mại. Các ngành phòng vệ như dịch vụ tiện ích, tăng 0,24% có diễn biến kém hiệu quả hơn do nhà đầu tư đang tỷ lệ rủi ro. Trong khi đó, cổ phiếu ngành Năng lượng tăng 0,23% cũng bị tụt lại phía sau do thị trường đang dõi theo thông tin hàng tồn kho dầu Mỹ bất ngờ tăng.
Trong khi đó Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0,45% và chỉ số NASDAQ Composite tăng 0,65%.
Chỉ số Russell 2000 có diễn biến vượt trội, tăng 1,03%. Các yếu tố tương tự hỗ trợ khẩu vị nhà đầu tư đối với USD là tài sản trú ẩn an toàn cũng ủng hộ các cổ phiếu vốn hoá nhỏ do chúng ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về thương mại. Về mặt kỹ thuật, chỉ số đang hình thành kênh tăng do cầu đang vượt quá cung.
Mặc dù các phiên giao dịch mùa hè khá trầm lắng và các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng, thị trường chứng khoán Mỹ chỉ còn một tuần nữa sẽ đánhi dấu mức tăng trưởng dài nhất trong lịch sử, mặc du căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn sẽ tiếp diễn.
Tại Thổ Nhỹ Kỳ, các nhà chức trách đã thông báo sẽ áp dụng thêm luật thuế nhập khẩu với hàng loạt các loại hàng hoá Mỹ, cảnh báo rằng chiến tranh kinh tế với Mỹ cần thêm thời gian để hòa giải.
Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ tăng 5,35% trong ngày hồi phục thứ 2, và tăng 12,35% ở thị trường Châu Á. Tuy nhiên, giá các loại tiền tệ thị trương mới nổi vẫn giảm 22,5% trong tháng 8. Đà tăng trở lại dù đã khiến nhà đầu tư an tâm trước những ảnh hưởng tiêu cực tràn lan khác, nhưng mức tăng này không hề đáng kể với những mối lo ngại mới.
Đồng thời, các đồng tiền trên thị trường mới nổi tiếp tục sụt giảm.
Đồng euro đạt mức thấp nhất kể từ giữa năm 2016, sau khi nó hoàn thành kênh giảm và giảm dưới đường hỗ trợ hồi tháng 11/2017.
Ngược lại, Chỉ số USD tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong 14 tháng vừa qua. Trong khi USD hưởng lợi từ việc các nhà đầu tư sẵn sàng mạo hiểm hơn hôm qua, nó đã tăng giá hôm nay, xác nhận thành công kép của việc là tài sản an toàn và đồng thời, là tài sản tăng trưởng.
Các nhà đầu tư cũng chuyển hướng sang trái phiếu, đẩy giá Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm về mức dưới 2,9%.
Giá dầu tiếp tục giảm khi thị trường quan tâm hơn đến rủi ro nguồn cung trong thời gian gần do giá dầu Cushing tăng lần đầu tiên kể từ tháng 3. Loại hàng hoá này chịu áp lực từ đà tăng của USD.
Giá Bitcoin hồi phục từ phiên bán tháo hôm qua sau phiên tăng mạnh trước khi thị trường đóng cửa, hình thành một cây nến hammer vững chắc.
Tin tiếp theo
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh tuần này tiếp tục với:
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá