- Chứng khoán Châu Á giảm mặc dù thị trường Nhật Bản đi ngược xu hướng
- Thị trường Châu Âu, hợp đồng tương lai Mỹ tăng trước cuộc họp hôm nay của Fed
- Việc Fed tăng lãi suất là một kết luận được dự báo trước và nhà đầu tư tập trung hơn vào triển vọng kinh tế
- S&P đóng cửa ở mức cao nhất kể từ khi điều chỉnh
- Chỉ số NASDAQ và Russell đều đạt mức tăng kỷ lục
- Áp lực đối với các công ty vốn hoá lớn nhạy cảm về xuất khẩu cho thấy nhà đầu tư vẫn quan ngại về tình hình thương mại
- USD dự kiến giảm so với euro vào cuối chương trình nới lỏng QE của ECB và chính sách thương mại của Trump.
- Chỉ số S&P 500 đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ phiên điều chỉnh hai chữ số đầu tiên trong 2 năm vào cuối tháng 1/đầu tháng 2.
- Chỉ số NASDAQ Composite đạt kỷ lục mới, vượt qua mô hình giảm chính của phiên ngày thứ 5.
- Chỉ số Russell 2000 đạt mức kỷ lục mới.
- Fed tăng lãi suất hôm nay là một kết luận được báo trước.
- Quyết định của ECB sẽ công bố ngày thứ 5 cùng với một cuộc họp nhanh của Tổng thống Mario Draghi.
- Vào thứ 6, Ngân hàng Nhật Bạn được dự báo sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ.
- FIFA dự kiến có hơn 3 tỷ người xem World Cup bắt đầu vào tuần này ở Nga
- Chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 0,05% từ mức tăng 0,25% trước đó.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,1%, đạt mức cao nhất trong hơn 3 tháng trong phiên tăng thứ 9 liên tiếp.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,4%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số DAX của Đức giảm ít hơn 0,05%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,3% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số USD tăng 0,05%.
- Đồng euro tăng ít hơn 0,05% lên $1,1746.
- Đồng bảng giảm 0,1% xuống $1,3358, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Yên Nhật giảm 0,15% xuống 110,60/USD, mức thấp nhất trong hơn 3 tuần.
- Đồng lira của Thổ Nĩ Kỳ giảm 0,4% xuống 4,6154/USD, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Mỹ tăng 1 điểm cơ bản lên 2,97%., mức cao nhất trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Đức giảm hơn 1 điểm cơ bản xuống 0,49%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Anh giảm 1 điểm cơ bản xuống 1,401%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Ý giảm 9 điểm cơ bản xuống 2,774%, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Giá dầu WTI giảm 0,8% xuốgn $65,86/thùng, mức giảm mạnh nhất trong tuần.
- Giá vàng giảm 0,1% xuống $1294,80/ounce, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
Sự kiện chính
Sáng nay, chứng khoán Châu Âu và hợp đồng tương lai Mỹ đối với chỉ số S&P 500 và NASDAQ sau khi các cổ phiếu ở Châu Á, ngoại trừ thị trường Nhật đã giảm.Lãi suất trái phiếu Mỹ - trước the quyết định lãi suất của Fed đưa ra vào tối muộn hôm nay – đã kéo dài đà tăng sang phiên thứ 4, củng cố USD tăng, đồng thời đẩy tiền tệ của các thị trường mới nổi giảm.
Chỉ số pan-European 600 mở cửa cao hơn, dẫn dắt bởi các công ty khai khoáng và truyền thông.
Phiên giao dịch trung bình toàn cầu mạnh mẽ cùng hợp đồng tương lai Mỹ tăng cao khiến nhà đầu tư hy vọng rằng thị trường chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong phiên hôm nay, ngay cả khi thị trường Châu Á giảm. Điều này có thể là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư toàn cầu, không giống như những người ở thị trường Châu Á, đã bỏ qua thông tin về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên ngày hôm qua mà tập trung vào các cuộc họp ngân hàng trung ương trong tuần này, có cả thông tin Fed sẽ lãi suất dự kiến tăng hôm nay.
Trước đó, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã giảm 0,8%, giảm mức tăng 0,9% ngày hôm qua xuống chỉ còn 0,1%.Về mặt kỹ thuật, bên bán đang tiếp tục chạm vào ngưỡng tâm lý 3000, ở đường nhu cầu kể từ tháng 1/2017.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đóng cửa giảm 0,65%, xoá sạch nỗ lực tăng trong 2 phiên vừa qua. Về mặt kỹ thuật, giao dịch đang kiểm nghiệm mức thấp của phiên ngày thứ 6, phiên bán 1,8% đã xoá đi mức tăng trong 3,5 ngày, xác nhận diễn biến một tam giác đối xứng kể từ tháng 2.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc – đất nước được coi là hưởng lợi nhiều nhất trong số các chỉ số từ quyết định phi hạt nhân hoá của Bắc Triều Tiên – đã từ bỏ phiên tăng 0,35% mà biến thành một phiên giảm 0,05%. Mặt khác, chỉ số đã hồi phục từ một mức giảm 0,3% trước đó. Về mặt kỹ thuâ,t giá đã bị đẩy xuống đường xu hướng giảm kể từ giữa tháng 5, đạt đỉnh của cây nến shooting star ngày thứ 5, hình thành khi đà tăng đang đuối dần.
Cổ phiếu trên các chỉ số Nhật Bản đã đi ngược xu hướng các chỉ số trong khu vực. Chỉ số Nikkei đã tăng 0,35% dẫn dắt bởi các nhà sản xuất ô tô như Toyota Motor Corp (T:7203) (tăng 1,55%) và Honda (T:7267) (tăng 1,1%).
Về mặt kỹ thuật, giá ở Tokyo đang gần đường xu hướng giảm kể từ cuối tháng 2 và đang được đường 200 DMA bảo vệ, tạo cơ hội để bán khống. Ngược lại, một phiên bứt phá trên ngưỡng 3831 sẽ hoàn thành xu hướng đảo chiều.
Các cổ phiếu niêm yết trên TOPIX tăng 0,5% do đồng yên suy giảm phiên thứ 3 liên tiếp, kết thúc giai đoạn tích luỹ trong tuần và đạt mức cao nhất ngày 21/5 ở mức 111,41/USD.
Lưu ý trong biểu đồ trên, thị trường chứng khoán đi cùng chiều với việc đồng yên giảm, khi USDJPY tăng cao hơn và cùng giảm tương ứng. Giống như các công ty đa quốc gia của Mỹ các công ty Nhật Bản đang phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu để tăng trưởng. Đồng tiền yếu hơn làm giảm áp lực tỷ giá đối với những nhà nhập khẩu, từ đó tăng doanh số bán hàng.
Tình hình tài chính toàn cầu
Thị trường tài chính toàn cầu hôm nay diễn biến cùng với phiên Mỹ ngày hôm qua, trong đó có 3 mốc quan trọng về kỹ thuật đã đạt được:
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones bị “gánh” nhiều công ty vốn hoá lớn đa quốc gia mà đã phát triển không chỉ ở thị trường nội địa, là chỉ số duy nhất của Mỹ bị ảnh hưởng của những bất ổn thương mại. Tác động dai dẳng từ những chính sách của Tổng thống Donald Trump đã được đưa ra đầy đủ trong cuối tuần trước ở Hội nghị thượng đỉnh G7. Theo quan điểm của chúng tôi, chỉ số này là chỉ số thuần tuý nhất duy nhất đưa ra quan điểm thực sự của thị trường về thương mại toàn cầu.
Mặc dù phiên tăng ngày thứ 2 sau cuộc họp G7 chỉ làm xung đột thương mại toàn cầu trầm trọng hơn, thị trường vẫn khá ổn định trong hai phiên tiếp theo. Về măt kỹ thuật, phiên tăng ngày thứ 2 vẫn chịu áp lực do sự suy yếu của ngày thứ 6, thể hiện qua một cây nến shooting star. Hai phiên giao dịch vừa qua đã củng cố xu hướng giảm.
Trong khi S&P 500 đạt một đỉnh mới, mức tăng của chúng khá khiêm tốn. Hơn nữa, về mặt kỹ thuật, mô hình giao dịch của nó đã chứng tỏ sự không chắc chắn.
Cuối cùng, xu hướng giảm rõ rệt trong diễn biến của SPX ngày hôm qua khi cây nến shooting star đã hình thành trong phiên thứ hai liên tiếp. Ngành phòng thủ như dịch vụ tiện ích tăng 1,15% diễn biến tốt hơn hẳn các ngành khác. Tuy nhiên, công bằng mà nói, mặc dù ngành này có nhu cầu cao nhất, ngành công nghiệp tăng 0,49% có tác động lớn hơn nhiều. Trọng số của nó trong SPX là 25,84% so với trọng số của ngành dịch vụ tiện ích chỉ có 2,94%.
Tổng cung và cầu hôm qua trên thị trường Mỹ đã đưa ra tín hiệu xác nhận rằng nhà đầu tư vẫn còn e ngại các chính sách thuế quan thương mại. Mức tăng khiêm tốn ngày hôm qua và sự suy yếu về các chỉ số kỹ thuật là do nhà đầu tư đang tập trung vào những vấn đề khác.
Trong khi các nhà đầu tư đặt cược vào xác suất 92,5% cho lần tăng thứ hai trong năm nay kể từ sau lần tăng vào hồi tháng Ba, những dự đoán về việc Fed sẽ thặt chặt chính sách tiền tệ gây ảnh hưởng nặng nề hơn đối với thị trường.
Thông qua những thông tin có được từ cuộc họp trong tháng Ba của Fed, các nhà hoạch định chính sách ngân hàng trung ương đưa ra dự đoán mức lãi suất sẽ đạt 2,1% vào cuối năm 2018. Điều đó đồng nghĩa với 03 lần tăng lãi suất tổng cộng trong năm nay. Tuy nhiên, mức lạm phát cao nhất trong 6 năm gần đây khiến cho nhiều nhà phân tích suy nghĩ về việc sẽ có lần tăng thứ 4 trong năm sau khi chỉ số CPI của Mỹ tăng từ mức 2,5% hồi tháng Tư lên mức 2,8%.
Theo như thông tin từ nhà kinh tế trưởng ngân hàng trung ương châu âu đưa ra tuần trước, họ sẽ kết thúc chương trình nới lỏng định lượng QE vào trong cuộc họp hôm thứ Năm nhằm tăng giá đồng euro, trong khi đồng dollar có thể sẽ giảm do gia tăng chiến tranh thương mại từ phía chính quyền Trump.
Về mặt kỹ thuật, cặp EUR/USD đã vượt trên đường xu hướng giảm báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng. Kể từ đó, nó đã làm tăng xác suất xảy ra đường xu hướng tăng khi hình thành một mô hình cờ đuôi nheo. Ngoài ra, chỉ báo MACD cho thấy giá gần đây đang tăng so với mức giá cũ.
Ngân hàng Nhật Bản đưa quyết định chính sách tiền tệ và cuộc họp báo vào ngày thứ 6. Một đồng minh của Thống đốc Ngân hàng Haruhiko Kuroda đã nói rằng kinh tế Mỹ mạnh hơn có thể đẩy cặp USD/JPY cao lên. Ông không nghĩ rằng Kuroda sẽ can thiệp trước khi tỷ giá đạt mức 125,00 đến 130,00.
Từ quan điểm kỹ thuật, USD mạnh hơn so với yên sau khi ký kết thoả thuận phi hạt nhân hoá hôm qua giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên cho thấy nhà đầu tư đang bước ra khỏi tài sản trú ẩn và đầu tư vào các tài sản rủi ro. Khi cặp này tăng nó, nó đã vượt đường 200 DMA hôm qua, kéo dài đà tăng trong phiên hôm nay, một điều mà nhà đầu tư có thể coi là một sự kiện tích cực.
Đồng Peso của Mexico chạm mức đáy trong 16 tháng 20,724 Peso/ 1 USD, trong khi đó Đồng Rand của Nam Phi cũng rơi xuống mức đáy trong vòng 6 tháng 13,345 Rand/ 1 USD do kết quả công bố GDP đáng thất vọng tuần trước.
Giá dầu tiếp tục giảm sàn khi Viện Dầu khí Mỹ công bố kết quả đáng ngạc nhiên về 833.000 thùng dầu tồn kho. Các nhà phân tích dự đoán giảm 2,7 triệu thùng dầu.
Trong ngày hôm qua Bitcoin đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 2,5 tháng trở lại, đạt 6.461 USD trên sàn giao dịch Bitstamp. Lần tụt giá này được cho là đến từ các nghi ngại về vấn đề bảo mật cũng như các điều luật đang gây tranh cãi xung quanh tiền điện tử, và trên hết là sự cố hack diễn ra vào cuối tuần vừa qua trên sàn giao dịch tiền điện tử Hàn Quốc Coinrail.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Commodities