- Giá dầu hồi phục từ đà bán tháo mạnh nhất trong năm
- Đà hồi phục của thị trường chứng khoán toàn cầu hạ bớt nhiệt trên thị trường Châu Âu sau đà tăng mạnh của thị trường Châu Á
- Các loại tiền tệ mới nổi vẫn chịu áp lực từ việc USD mạnh lên và rủi ro chiến tranh thương mại
- Mùa báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bắt đầu với báo cáo JPMorgan (NYSE:JPM) công bố kết quả vào thứ 6 trước khi thị trường mở cửa. EPS dự kiến ở mức 2,22 USD so với 1,82 USD cùng kỳ quý trước. Citigroup (NYSE:C) dự kiến công bố kết quả kinh doanh ngày mai trước khi thị trường mở cửa với mức EPS dự kiến là 1,55 USD so với năm ngoái là 1,27 USD.
- Dữ liệu đáng chú ý nhất của Mỹ là báo cáo lạm phát tháng 6 sẽ ra mắt vào thứ 5; vào thị trường cho rằng chỉ số này và chỉ số lạm phát lõi đều tăng
- Dữ liệu thương mại của Trung Quốc sẽ công bố vào cuối tuần này. Tăng trưởng xuất khẩu có thể chậm lại khi các chỉ báo ban đầu cho thấy nhu cầu ở nước ngoài và đơn hàng xuất khẩu đều giảm, tổ chức Bloomberg Economics cho biết.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0,4% tính đến 8:01 giờ Luân Đôn.
- Chỉ số STOXX Europe 600 tăng 0,3%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,3%.
- Chỉ số DAX của Đức giảm 1,5%, đạt mức thấp nhất trong hơn 1 tuần, mức giảm đầu tiên trong tuần và mức giảm mạnh nhất trong hơn 2 tuần.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index giảm ít hơn 0,05%.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,2%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,3%.
- Chỉ số USD ổn định, dao động trong ngưỡng 0,1%.
- Đồng euro tăng ít hơn 0.05% lên 1,1677 USD.
- Đồng bảng Anh tăng 0,1% lên 1,3213 USD.
- Yên Nhật giảm 0,2% xuống 112,28/USD, mức thấp nhất trong 6 tháng.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Mỹ tăng 1 điểm cơ bản lên mức 2,86%, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Đức tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 0,37%, mức cao nhất trong hơn 3 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Anh tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 1,294%.
Sự kiện chính
Chứng khoán toàn cầu hồi phục trong phiên hôm nay sau báo cáo rằng quan chức Mỹ và Trung Quốc có thể tiếp tục các cuộc đàm phán cấp cao về các vấn đề thương mại. Nhà đàu tư bắt đầu chuyển dần ra khỏi các tài sản an toàn như USD, những tài sản chỉ mang lại lợi nhuận nhỏ so với mức tăng mạnh mẽ trong phiên hôm qua. Lãi suất trái phiếu đã giảm bớt thiệt hại trong phiên hôm qua do nhà đầu tư đã chuyển sang tài sản rủi ro hơn.
Cổ phiếu thị trường Châu Âu, cùng các hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow and NASDAQ 100 tăng nhẹ lúc đầu phiên, đảo chiều đà bán trên toàn cầu trong phiên hôm qua – phiên chứng kiến giá dầu WTI giảm mạnh nhất trong 2 năm. Cổ phiếu năng lượng và sản xuất nguyên vật liệu Mỹ cũng giảm ít nhất 2% - đẩy chỉ số S&P 500 xuống mức thấp nhất trong 2 tuần.
Thị trường nào sẽ tăng trong thời gian tới? Trong khi các chuyên gia cảnh báo sẽ không có người chiến thắng trong cuộc chiến thương mại, cổ phiếu Mỹ lại có diễn biến vượt trội. Trong khi các chỉ số Châu Á (ngoại trừ chỉ số S&P/ASX 200 của Úc) đều đang trong xu hướng giảm, cổ phiếu thị trường Châu Âu chưa rõ xu hướng thì các chỉ số của Mỹ vẫn đang trong xu hướng tăng rõ ràng.
Chúng tôi tin rằng điều này gần như chắc chắn sẽ tạo ra chu kỳ đối với các tài sản Mỹ, khiến nhà đầu tư quốc tế phải giảm lượng nắm giữ nước ngoài, khiến giá tiếp tục giảm ngay cả khi họ đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Mỹ - làm tăng lợi nhuận trên thị trường này.
Chỉ số STOXX 600 tăng 0,25%, mức khiêm tốn so với các chỉ số Châu Á – nhưng bị áp lực giảm trong các phiên trước. Các công ty truyền thông và các nhà sản xuất xe ô tô có diễn biến vượt trội, hỗ trợ chỉ số Châu Âu tăng cao hơn, khoảng 0,4% tại thời điểm viết. Về mặt kỹ thuật, phiên giảm ngày hôm qua đã kéo dài xu hướng giảm trung hạn trong một kênh giảm kể từ đỉnh tháng 5, và có thể hình thành mô hình đỉnh đàu vai kể từ giữa tháng 5/2017.
Đầu phiên hôm nay, trong phiên giao dịch Châu Á, cổ phiếu Trung Quốc đã bù đắp cho phiên giảm hôm qua. Chỉ số Shanghai Composite tăng 2,2%, xoá sạch thiệt hại và đóng góp mức tăng 0,35% trong phiên hôm nay, giúp chỉ số đóng cửa ở mức cao nhất kể từ 29/6. Về mặt kỹ thuật, phiên hồi phục ngày hôm nay đã kéo dài diễn biến đảo chiều kể từ mức thấp ngày 6/7, cho thấy tín hiệu mua đáng tin cậu của chỉ báo MACD và RSI trong 5 tháng, sau khi các chỉ báo này đạt mức thấp nhất kể từ tháng 2, ở cuối đợt bán tháo toàn cầu trong tháng 1.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông không có diễn biến vượt trội như chỉ số Shanghai Composite. Nó kết phiên chỉ tăng 0,6% hướng vào kênh tích cực sau khi dao động giữa mức tăng 0,3% và 1,17%.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc dao động mạnh hơn giữa mức tăng 0,8% và mức giảm 0,1%, kết phiên gần mức giá mở cửa ngày hôm nay, tăng 0,2% so với giá đóng cửa hôm qua.
Chỉ số TOPIX của Nhật kết phiên chỉ tăng 0,48% so với mức tăng 0,8% hồi đầu phiên.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0,85% sáng nay, xoá sạch thiệt hại hôm qua và kết phiên tăng 0,15%. Về mặt kỹ thuật, như chúng ta đã trao đổi trong tuần vừa qua, chỉ số Úc này đã hàn thành mô hình cờ tăng. Giá diễn biến ngày thứ 6 đã tạo ra một phiên bứt phá tăng và kéo dài đà tăng trong ngày thứ 2. Phiên thứ 3 và thứ 4 cho thấy động thái trở lại với mức giá đang quay trở lại mô hình cờ nhưng đóng cửa trên nó. Hôm nay, giá đã hồi phục trên ngưỡng hỗ trợ của mô hình.
Tình hình tài chính toàn cầu
Ngày thứ 4, giá hàng hoá đã bị ảnh hưởng với giá dầu WTI giảm về ngưỡng 70 USD/thùng và giá các kim loại và cây trồng cũng giảm.
Giá dầu WTI hồi phục từ mức giảm 4,65%, mức giảm mạnh nhất theo ngày trong gần 13 tháng. Đà bán tháo hôm nay do Libi đã trở lại sản xuất và triển vọng tăng khi nhu cầu suy yếu, khi cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể cản trở tăng trưởng kinh tế. Về mặt kỹ thuật, đỉnh tháng 7 ở mức 75 USD đã xác minh tính toàn vẹn của xu hướng tăng, và đường 50 DMA đã hỗ trợ phiên giảm, cho thấy vẫn còn nhu cầu ở mức giá phù hợp.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, cổ phiếu Caterpillar (NYSE:CAT) và Chevron (NYSE:CVX) giam mạnh nhất trên thị trường Mỹ, gây áp lực lên chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones. Ở bên kia đại dương, trong phiên giao dịch hôm qua, thị trường mới nổi đã giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 6.
Các loại tiền tệ của thị trường mới nổi cũng chịu áp lực giảm bởi 2 nguyên nhân chính: chiến tranh thương mại Mỹ trung khiến tiền tệ rủi ro hơn, USD tăng giá khiến nhà đầu tư chuyển hướng vào tài sản Mỹ.
Các nhà đầu cơ mua vào khi giá giảm đã giúp đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ hồi phục, sau khi chạm mức thấp kỷ lục do một kênh truyền hình địa phương đưa tin rằng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thấy tỷ giá lẫn lãi suất đều giảm. Về mặt kỹ thuật, phiên giảm ngày hôm qua tạo ra một phiên bứt phá tăng đối với cặp USD/TRY đối với một tam giác đối xứng, báo hiệu đồng lira có thể giảm sâu hơn.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá