- Ngành tài chính khiến thị trường chứng khoán toàn cầu giảm
- Đà bán tháo trái phiếu của Ý dấy lên nỗi lo ngại về khủng hoảng nợ Châu Âu
- Soros cảnh báo có thể có khủng hoảng tài chính lớn nhất kể từ năm 2008
- Mỹ nhấn mạnh kế hoạch thuế quan, Trung Quốc nói họ đã sẵn sàng đáp trả
- Giá dầu tiếp tục giảm
- Đồng won mạnh lên do hi vọng về cuộc đàm phán hạt nhân giữa Bắc Triều Tiên và Mỹ vẫn có thể diễn ra vào ngày 12/6, dựa trên chuyến thăm ngoại giao tới Mỹ của lãnh đạo cấp cao ở Bắc Triều Tiên Kim Yong Chol dự kiến vào thứ 4.
- Đề xuất thuế tự động của Tổng thống Donald Trump. Nó gây nguy hiểm cho việc Chính phủ Hàn Quốc và hãng ô tô Mỹ General Motor (NYSE:GM) quyết định chi 7 tỷ USD để bình thường hoá hoạt động của công ty GM Hàn Quốc. Để đổi lấy việc này, công ty sẽ phải cam kết ở lại đây trong ít nhất một thập kỷ nữa, tăng cường mua các bộ phận sản xuất tại Hàn Quốc và sản xuất 2 mô hình mới với nhu cầu lớn hơn ở Mỹ.
- Trưởng ban Thương mại Châu Âu Cecilia Malmstrom và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross dự kiến sẽ gặp nhau vào thứ 4 trong một Hội nghị WTO không chính thức ở Pari, Pháp.
- Báo cáo việc làm ở Mỹ tháng 5 – tháng cuối cùng trước cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo của Fed trong tháng 6 – sẽ được công bố vào thứ 6.
- Các nhà sản xuất ô tô báo cáo doanh số bán hàng ở Mỹ trong tháng 5 vào thứ 6.
- Cũng trong thứ 6, 234 công ty vốn hoá lớn của Trung Quốc sẽ chính thức được đưa vào các chỉ số toàn cầu của MSCI.
- Vào thứ 7, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross sẽ tới Bắc Kinh để đàm phán với Phó thủ tướng Lưu Hạc về thương mại và các vấn đề xung quanh Tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE (HK:0763).
- Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,1%.
- Giá hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0,2% phiên tăng đầu tiên trong tuần
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,1% xuống mức thấp nhất trong hơn 3 tuần
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0,1%
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 1,1% xuống mức thấp nhất trong gần 6 tháng, mức giảm mạnh nhất trong hơn 2 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 1,4% xuống mức thấp nhất trong gần 16 tuần, mức giảm mạnh nhất trong 2 tháng
- Chỉ số USD giảm 0,35% xuống 94,52, mức giảm mạnh nhất trong gần 3 tuần.
- Đồng euro tăng 0,3% lên $1,1576, mức tăng mạnh nhất trong gần 3 tuần.
- Bảng Anh tăng 0,2% lên $1,3274.
- Đồng yên giảm 0,1% xuống 108,84/USD.
- Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 0,6% lên 4,5211/USD, mức mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng 7 điểm cơ bản lên 2,85%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 2 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 7 điểm cơ bản lên 0,33%, mức tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần và là mức tăng mạnh nhất trong gần 6 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh tăng 6 điểm cơ bản lên 1,197%, mức tăng mạnh nhất trong gần 2 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý giảm 13 điểm cơ bản xuống 3,032%, mức giảm mạnh nhất trong 18 tháng.
Sự kiện chính
Đà bán tháo cổ phiếu trên toàn cầu tiếp tục trên thị trường Châu Á và Châu Âu sáng nay. Khả năng bất ổn chính trị tăng cao ở Ý lan rộng khắp Châu lục và quan hệ Mỹ-Trung bị đẩy đến một bế tắc mới khiến các nhà đầu tư lo sợ rằng tẳng trưởng toàn cầu đồng bộ đầu tiên trong một thập kỷ có thể không xảy ra.
Chính quyền Trump thông báo hôm qua rằng họ đang tiến hành áp 25% thuế nhập khẩu lên 50 tỷ USD hàng Trung Quốc – và danh sách cuối cùng sẽ được công bố vào 15/6. Điều này hạn chế hàng Trung Quốc tham gia vào các công ty công nghệ Mỹ. Vài giờ sau, Bộ thương mại Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã sẵn sàng chống trả để bảo vệ lợi ích quốc gia. Động thái mới nhất của Mỹ khá “bất ngờ” và đồng thời “trong kỳ vọng”.
Chỉ số STOXX 600 của Châu Âu giảm tuy nhiên hợp đồng tương lai Mỹ hiện đang trong sắc xanh: chỉ số S&P 500, NASDAQ 100 và Dow đều báo hiệu rằng giao dịch phiên của Mỹ hôm nay có thể tăng cao hơn. Đây là dấu hiệu xác nhận rằng việc mua vào cổ phiếu toàn cầu trong nhịp giảm mà đã tăng trong phiên hôm qua có thể cản trở việc bán tháo sâu hơn, ít nhất cho đến bây giờ. Điều này khiến các tài sản trú ẩn như đồng yên, vàng, và trái phiếu giảm trước đó.
Trái phiếu ổn định là điều kiện quan trọng cho tính ổn định của một thị trường lớn hơn, đặc biệt sau khi Trái phiếu chính phủ Italy giảm vào thứ Ba khiến lãi suất trái phiếu 10 năm tăng 48 điểm cơ bản tương ứng 3,164%. Một vài chuyên gia theo dõi thị trường nhìn nhận đợt bán tháo cổ phiếu như là một phản ứng tức thời từ việc mua đáy, một số khác thì lại chuẩn bị cho một cơn bão trong dài hạn khi mà những lo ngại về nền kinh tế lớn thứ 3 Châu u tách khỏi khối EU đang trở nên càng hiện hữu.
Một cái tên đình đám cũng lên tiếng cảnh báo thị trường về những sóng gió sẽ xảy đến với EU trong thời gian tới là Tỷ phú George Soros, người đã từng đánh tiếng về việc Anh rời EU sau kết quả của cuộc chưng cầu dân ý Brexit năm 2016. Cho dù những dự đoán của Soros có thành hiện thực hay không, thì cũng dễ dàng thấy được Châu u hiện tại đang hứng chịu khủng hoảng về nguy cơ hiệu ứng domino nếu một quốc gia lớn tiếp tục rời khỏi khu vực của đồng tiền chung duy nhất này.
Tình hình tài chính toàn cầu
Đáng chú ý là vào thứ Ba, lãi suất Trái phiếu 10 năm chứng kiếm mức giảm nhiều nhất kể từ kỳ bỏ phiếu Brexit vào tháng Sáu 2016. Lãi suất giảm 5 ngày liên tục với tổng điểm cộng dồn giảm 27 điểm cơ bản, đóng phiên tại mức 2,79% thấp nhất kể từ 12/04. Tuy nhiên, chỉ số chính đã hồi phục lên 2,85%.
Trong khi đó, USD cũng đang giảm nhiều nhất kể từ 09/05, nguyên nhân đến từ lãi suất trái phiếu - nhân tố mà trước đó đã đẩy giá USD tăng lên. euro tăng trở lại trên mức 07/11 nhưng vẫn nằm dưới đường tăng kể từ tháng Một 2017..
Đồng euro quay trở lại mức trên của đáy ngày 7/11 nhưng vẫn nằm dưới đường xu hướng tăng kể từ tháng 1/2017.
Trước đó trong phiên châu Á, tất cả các chỉ số chính trừ S&P/ASX 200 của Úc đều giảm mạnh. Chỉ số của Úc chỉ giảm 0,45% nhưng cũng vượt trội hơn hản khi so sánh với các chỉ số trong khu vực. Tuy nhiên, phiên giảm điểm này đã làm xóa sạch mức tăng trưởng trong tháng này.
Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương đang trên đà hướng đến mức đáy kể từ tháng Hai, chủ yếu bởi cổ phiếu tài chính giảm giá mạnh khi những lo ngại từ khủng hoảng Italy có thể dẫn đến khủng hoảng nợ tại EU cùng với đó là phân chia biên giới trong chính EU..
Điều này đi tiếp diễn biến của phiên Mỹ ngày hôm qua khi ngành tài chính Mỹ giảm 3,34%, cắt phía dưới đường 200 dma. Cổ phiếu công ty Goldman Sachs (NYSE:GS), JPMorgan (NYSE:JPM), Citigroup (NYSE:C), Morgan Stanley (NYSE:MS) và Bank of America (NYSE:BAC) đều giảm hơn 3%.
Việc ngành tài chính giảm 3,34% cũng là nguyên nhân chính khiến chỉ số S&P 500 giảm 1,15%. Chỉ số Dow giảm hơn 500 điểm cơ bản nhưng sau đó hồi phục và chỉ còn giảm khoảng 400 điểm, chủ yếu cũng do cổ phiếu ngân hàng.
Chỉ số TOPIX của Nhật giảm 1,5% trong phiên thứ 3 liên tiếp, hoặc 7 trong 8 phiên giảm. Cổ phiếu Trung Quốc trên Shanghai Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp với mức 1,8%, đạt mức đóng cửa thấp nhất trong hơn 1 năm kể từ ngày 22/5/2017. Chỉ số này vẫn nằm trên đường hỗ trợ của mức thấp trong ngày kể từ 16/1/2017.
Đồng thời, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,55%, xuyên thủng đáy dưới của tam giác đối xứng kể từ đợt điều chỉnh trong tháng 1. Tuy nhiên, say đó nó đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ở các mức đó và hồi phục. Mốc tâm lý 30.000 đã thất bại trong việc hỗ trợ, nhấn mạnh một số điểm yếu của mô hình.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc bị thiệt hại nặng nề nhất trong số các chỉ số ở Châu Á. Nó giảm 1,95%, đạt mức thấp nhất kể từ ngày 4/4. Chỉ số này giảm chủ yếu do 2 nguyên nhân:
Về hàng hoá, giá dầu WTI tích luỹ phiên thứ hai, sau cây nến hammer dài ngày thứ 2 nằm phía trên đường xu hướng tăng kể từ ngày 11/2. Với thông tin OPEC và các thành viên không thuộc OPEC đang cân nhắc tăng sản lượng khi giá dầu giảm, khó có thể hiểu đầy đủ điều gì thực sự thúc đẩy người chơi trên thị trường dầu mỏ bây giờ.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá