-
Hợp đồng tương lai Mỹ tiếp tục đà tăng của chứng khoán
-
Lãi suất trái phiếu Mỹ thử ngưỡng kháng cự kỹ thuật
-
USD tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ở nút thắt cổ chai, nhưng các yếu tố cơ bản và kỹ thuật đều cho thấy USD giảm
-
Giá dầu tăng trong phiên thứ 7 nhưng mất đi động lực
Sự kiện chính
Hợp đồng tương lai trên S&P 500, Dow và NASDAQ 100 chỉ ra một phiên mở cửa vững chắc hơn trong sáng nay và chứng khoán Châu Âu tăng, bỏ qua phiên giao dịch trái chiều tại Châu Á khi mà nhà đầu tư kỳ vọng vào một tiến trình tốt đẹp giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới qua cuộc đàm phán 2 bên tại Bắc Kinh vào thứ Hai và thứ Ba.
STOXX Europe 600 tăng lên nhờ các công ty công nghệ và ngân hàng cho dù sản xuất công nghiệp Đức bất ngờ không đạt được mục tiêu, điều này tăng lo ngại về một nhân tố quan trọng đối với nền kinh tế lớn nhất Châu Âu. Chỉ số này đã giảm 1,9% trong tháng 11 từ tháng 10, giảm so với kỳ vọng 3,0%.
Chứng khoán trong khu vực dường như được thúc đẩy khi Euro đang giảm do dữ liệu đáng thất vọng từ Đức. Đồng tiền suy yếu khiến xuất khẩu trong châu lục này trở nên cạnh tranh hơn tại thị trường toàn cầu. Về mặt kỹ thuật, Euro đang cho thấy dấu hiệu chạm đáy khi hình thành 1 tam giác tăng dần. Trong khi đó, giá tìm thấy ngưỡng kháng cự bởi mô hình đỉnh và đường 100 DMA.
Hợp đồng trên cả 4 sàn lớn tại Mỹ đều phục hồi khi Châu Âu mở cửa dù nó không thể tăng hơn so với đỉnh phiên giao dịch ngày hôm qua. Tất cả đều chống lại ngưỡng kháng cự trước đó chuyển thành ngưỡng hỗ trợ. S&P 500 đang tái thử mức đáy hợp nhất từ 29/10 đến 19/12. Đường 100 DMA cắt bên dưới đường 200 DMA cho thấy giá đang giảm. Điều này có thể tạo nên hiệu ứng cầu tuyết khiến nhà giao dịch tăng cung.
Trước đó, một phiên giao dịch trái chiều tại Châu Á đã đánh mất một phần mức lợi nhuận đạt được từ tâm lý lạc quan với thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung và với việc Fed trì hoãn thắt chặt tiền tệ.
Shanghai Composite Trung Quốc đóng phiên giảm 0,26% và KOSPI Hàn Quốc giảm 0,58%; trong khi NNikkei Nhật Bản tăng 0,82%, ASX 200 Úc tăng 0,69% và Hang Seng Hồng Kông tăng 0,15%.
Tài chính toàn cầu
Ngày hôm qua, chứng khoán Mỹ tăng trong ngày thứ 2, khi đối thoại thương mại Mỹ - Trung thắp lên hy vọng về một trong những cơn bão đáng kể nhất đối với thị trường có thể được giải quyết, cùng với báo cáo việc làm tăng và Fed đột nhiên tỏ ra ôn hòa. S&P 500 tăng 0,7% với hàng tiêu dùng phi thiết yếu dẫn đầu tăng 2,26%. Cổ phiếu năng lượng tăng 1,49% nhờ vào dầu tăng trong 6 ngày liên tục. Tiện ích và hàng tiêu dùng thiết yếu giảm 0,68% và 0,14% tương ứng.
Trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0,42%. NASDAQ Composite tăng 1,26% và bất ngờ nhất là Russell 2000 tăng 1,82%.
Chúng tôi đã chỉ ra từ hôm Chủ Nhật rằng cổ phiếu vốn hóa nhỏ sẽ có kết quả tốt cho dù điều này là bất thường khi nhắc đến Mỹ - Trung đang nổ lực quay trở lại giải quyết vấn đề thuế quan. Có lẽ, đợt giảm trước đó khiến cổ phiếu vốn hóa nhỏ mang lại giá trị tốt hơn.
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu 10 năm phục hồi và đang thử nghiệm đỉnh hôm qua, tìm thấy ngưỡng kháng cự bởi đường xu thế giảm kể từ 17/11 khi lãi suất trái phiếu đạt 3,250% - mức đỉnh kể từ tháng 5 2011. Đồng thời, trong tuần trước đường 50 DMA cắt bên dưới đường 200, hình thành nên giao điểm tử thần.
USD phục hồi từ phiên giảm 0,54% ngày hôm qua. Có 2 yếu tố cơ bản liên tục gây áp lực lên đồng bạc xanh:
-
Sự phân kỳ lớn giữa Fed và ngân hàng trung ương khác. Fed đang ở cuối của chu kỳ thắt chặt, hiện tại có khả năng tạm dừng trong tháng 3. Ngược lại, ngân hàng trung ương khác lại đang bắt đầu với việc bình thường hóa lãi suất. Khu vực Châu Âu được dự đoán sẽ tiếp tục đi theo hướng đó còn Anh & Canada tiếp tục chu kỳ thắt chặt.
-
Tăng trưởng kinh tế ở Mỹ đang cho thấy dấu hiệu đã đạt đỉnh, trong khi thị trường toàn cầu thì ở gần với mức đáy kinh tế. Thị trường Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng mạnh từ chiến tranh thương mại, dường như sẽ có lợi nhất khi biện pháp giải quyết được đưa ra và từ đó thu hút đầu tư USD vào.
Về mặt kỹ thuật, USD phục hồi ngày hôm nay sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ bởi đáy 07/11. Trong khi đó đường hỗ trợ/kháng cự chính kể từ 03/10 đã bị bẻ gãy với phiên đóng cửa dưới 0,5% - tại đáy phiên. Đồng thời USD có thể tìm thấy ngưỡng hỗ trợ của đáy kênh giảm dần kể từ giữa tháng 12. Mức hỗ trợ đáng kể mới là khu vực tâm lý 95,00 được hỗ trợ bởi đáy giữa tháng 10 và đường 200 DMA.
Giá dầu WTI đang tăng trong phiên thứ 7 khi Ả Rập Xê Út lên kế hoạch giảm xuất khẩu lên đến 800.000 thùng/ngày từ mức tháng 11 cho dù có những cảnh báo từ Tổng thống Trump. Về mặt kỹ thuật, khi giá tăng dần phía trên đường xu thế giảm kể từ 03/10 sau khi đạt gần mức $77 cao nhất kể từ cuối 2014, nến ngày hôm qua tạo ra mô hình shooting star giảm khi đạt ngưỡng tâm lý $50 khiến hỗ trợ trở thành kháng cự tháng 11 tháng 12.
Tóm lại, về cơ bản, các nhà đầu tư phải quyết định xem họ có muốn dựa vào báo cáo việc làm ổn định của Hoa Kỳ và liệu Fed có khả năng ôn hòa hơn hay vẫn thận trọng trước những bất ổn thương mại đang diễn ra, Brexit và suy thoái kinh tế toàn cầu, trong giai đoạn cuối của chu kỳ kinh doanh. Thêm vào đó, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã không đạt được thỏa thuận về ngân sách, khiến chính phủ đóng cửa một phần trong tuần thứ ba.
Về mặt kỹ thuật, chúng tôi đang giảm trong trung hạn, với ngưỡng thử nghiệm lớn tiếp theo là mốc MA 200 tuần, hỗ trợ mức thấp của tháng trước, trên đỉnh của xu hướng tăng dài hạn kể từ đáy năm 2009. Nếu các mức đó bị phá vỡ, có thể sẽ bị giảm giá trong dài hạn, bước vào một thị trường gấu chính thức.
Tin tiếp theo
-
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dự kiến cung cấp một địa chỉ được truyền hình trực tiếp vào thứ ba khi ông chiến đấu với đảng Dân chủ về bức tường biên giới đã đề xuất.
-
Một phái đoàn Hoa Kỳ đang ở Bắc Kinh để đàm phán thương mại với các quan chức Trung Quốc, cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên kể từ khi Trump và Tập Cận Bình đồng ý đình chiến tạm thời vào ngày 1/12.
-
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang thăm Trung Quốc trước khi có hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Trump.
-
Biên bản cuộc họp chính sách ngày 18-19 tháng 12 của Fed được công bố vào thứ 4. Powell sẽ nói chuyện với Câu lạc bộ kinh tế của Washington D.C. vào thứ 5.
-
Quốc hội Hoa Kỳ nối lại cuộc tranh luận về dự luật rút lui của Brexit, Thủ tướng Theresa May đang tìm cách tránh thất bại trong cuộc bỏ phiếu tuần 14/1.
Chuyển động thị trường
Chứng khoán
-
Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,3%, mức cao nhất trong hơn 3 tuần.
-
Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 0,3% lên mức cao nhất trong hơn 3 tuần.
-
Chỉ số MSCI All-Country World Index giảm ít hơn 0,05%.
-
Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,6%.
Tiền tệ
-
Chỉ số Đô la Mỹ - USD Index tăng 0,3%.
-
Đồng Euro giảm 0,2% xuống $1,1474.
-
Yên Nhật giảm 0,2% xuống 108,72/USD.
-
Bảng Anh giảm 0,1% xuống $1,2777.
-
Chỉ số MSCI tiền tệ thị trường mới nổi giảm 0,3%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 3 tuần.
Trái phiếu
-
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống 2,70%.
-
Lãi suất trái phiếu của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,22%.
-
Lãi suất trái phiếu của Anh tăng 2 điểm cơ bản lên 1,254%.
-
Chênh lệch lãi suất trái phiếu giữa Ý và Đức giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,678 điểm phần trăm.
Hàng hóa
-
Chỉ số Bloomberg Commodity tăng 0,2% đạt mức cao nhất trong hơn 2 tuần với phiên tăng thứ 5 liên tiếp.
-
Dầu WTI tăng 0,3% lên $48,52/thùng, đạt đỉnh trong 3 tuần với 7 phiên tăng liên tiếp.
-
LME đồng giảm 0,3% xuống $5.923,00/tấn mét tấn.
-
Vàng - XAU/USD giảm 0,4% xuống $1.289,21/ounce.