Tiến độ giải ngân 6 tháng đầu năm còn thấp, chỉ đạt 122,241 tỷ (19.8% kế hoạch)
Tiến độ chậm có thể được lý giải bởi:
1) Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng tiến độ thi công, giải ngân của nhiều dự án trong Q1 2020.
2) khâu tổ chức thực hiện của chính quyền còn nhiều hạn chế như chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư, giao chi tiết kế hoạch vốn, công tác lựa chọn nhà thầu, thi công còn chậm.
3) chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt ở các dự án trọng điểm như khối lượng giải phóng mặt bằng ở dự án đường cao tốc Bắc – Nam mới chỉ đạt 70% hay như tỉnh Đồng Nai mới chỉ giải ngân 1,242 tỷ/17,000 tỷ kế hoạch giải phóng mặt bằng cho sân bay Long Thành; 4) kế hoạch vốn năm 2020 ở mức gần 700,000 tỷ, tăng gấp đôi so với năm ngoái sau khi Luật Đầu Tư Công cho phép kế hoạch vốn năm 2019 chưa được giải ngân cộng dồn vào năm sau.
Kì vọng lớn vào tăng tốc giải ngân vào nửa cuối năm
Quốc Hội vừa thông qua việc chuyển đổi 3 dựa án thành phần cao tốc Bắc Nam (Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Mai Sơn – QL45 và Phan Thiết – Dầu Giây) từ hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công và dự kiến sớm khởi công vào tháng 8/2020.
Chính phủ ban hành thêm nghị định chi tiết thi hành một số điều của luật Đầu tư công (sửa đổi) gần đây có thể giúp đẩy nhanh công tác giải ngân; Bên cạnh đó, chúng tôi kì vọng phần lớn công trình đã sẵn sàng về mặt thủ tục khi đây đã là năm cuối của kế hoạch 2016-2020.
Động thái chỉ đạo quyết liệt của chính phủ bao gồm:
1) yêu cầu các địa phương phải bàn giao mặt bằng sạch của dự án đường cao tốc Bắc - Nam trong tháng 6/2020.
2) ban hành văn bản đốc thúc tỉnh Đồng Nai giải ngân hết 23,000 tỷ chi phí giải phóng mặt bằng cho sân bay Long Thành trong năm nay.
3) ban hành văn bản số 623/TTg-KTTH cho phép điều chuyển kế hoạch vốn của những cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn 2020 dưới 60% kế hoạch đến ngày 30/9/2020 sang những dự án quan trọng và có khả năng đẩy nhanh tiến độ.
4) quy trách nhiệm người đứng đầu nếu không đạt được kế hoạch giải ngân.
Luật Đầu Tư Công đã cho phép kế hoạch vốn năm 2019 chưa được giải ngân sẽ được cộng dồn vào năm sau, khiến dư địa ngân sách năm 2020 khá dồi dào, ở mức gần 700,000 tỷ. Bởi vậy, tiến độ giải ngân của 6 tháng 2020 có vẻ chậm nhưng về cơ bản tăng 26% so với 6 tháng 2019.
Nhóm cổ phiếu xây dựng có tiềm năng trúng thầu dự án hạ tầng lớn & nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu được hưởng lợi
Với 5 dự án đường cao tốc Bắc – Nam, chính phủ sẽ lựa chọn các liên danh nhà thầu đã trúng sơ tuyển bao gồm những tên đáng chú ý như Tập đoàn Cienco4 (CG4), Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC (HM:HBC)), CTCP Licogi 16 (LCG), CTCP FECON (HM:FCN) hay TCT Vinaconex (HN:VCG). Trong đó, CG4 nhiều khả năng sẽ là cái tên được ưu ái trúng thầu do việc xây dựng một số dự án đường cao tốc Bắc – Nam sẽ gây ra hiện tượng phân lưu và ảnh hưởng đến việc hoàn vốn các dự án BOT mở rộng QL1 trước đó của doanh nghiệp này.
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu với nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Trong đó, với nhóm ngành thép, Tập đoàn Hòa Phát (HPG (HM:HPG)) là cái tên hưởng lợi với lợi thế giá và số lượng từ dự án Dung Quất. Với nhóm ngành đá, CTCP Khoáng sản xây dựng Bình Dương (KSB (HM:KSB)) và CTCP Hóa An (DHA) có thể tận dụng được cơ hội nhờ số lượng mỏ đá và công suất khai thác lớn. Ngoài ra, nhóm ngành xi măng cũng sẽ là nhóm đang lưu tâm với một số tên tiêu biểu như CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên (HT1 (HM:HT1)), CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HN:BCC).