Một cổ phiếu có lợi nhuận cao đôi khi là con dao 2 lưỡi. Các công ty có vấn đề về dòng tiền, nhu cầu giảm hay một khoản nợ khổng lồ sẽ làm giảm niềm tin người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Các vấn đề nguy hiểm như vậy có thể khiến giá cổ phiếu giảm mạnh và tỷ suất cổ tức tăng nhanh.
2 công ty điển hình của Mỹ - Ford Inc. (NYSE:F) và AT&T Inc. (NYSE:T) đang đối mặt với tình huống này. Trong vài năm vừa qua, giá cổ phiếu của 2 công ty này đang trượt dốc, trong khi tỷ suất cổ tức tăng nhanh. Cả 2 cổ phiếu đều có tỷ suất cổ tức gần 7%, mức hấp dẫn khi lãi suất trái phiếu đang giảm.
Nhìn kỹ vào vấn đề mà 2 công ty này đang phải đối mặt sẽ giúp chúng ta hiểu liệu tỷ suất cổ tức tăng có là cơ hội hay là mối lo mà các nhà đầu tư thu nhập nên tránh.
Ford — Động thái cân bằng đầy chông gai
Sau nhiều năm đạt doanh thu cao, công ty sản xuất xe ô tô lớn thứ 2 thế giới cho thấy nhu cầu xe ô tô đang giảm dần chủ yếu ở Trung Quốc và Châu Âu.
Đối với năm tài chính kết thúc vào tháng 12, Ford công bố kết quả kinh doanh trước thuế giảm khoảng 27%. Đằng sau yếu tố liên quan đến chu kỳ kinh doanh, nhà sản xuất ô tô này đang đối mặt với áp lực từ thay đổi cấu trúc đang diễn ra đối với ngành công nghiệp ô tô khi mà người tiêu dùng đang thay đổi nhu cầu hướng tới nhiều hơn đến với xe điện và xe tự lái mà tiêu biểu trong số đó là Tesla (NASDAQ:TSLA) & Google’s Waymo.
Để đối phó với các thử thách này, năm ngoái, Ford tuyên bố kế hoạch tái cấu trúc toàn công ty trị giá 11 tỷ USD trong vòng 5 năm. Kế hoạch này bao gồm việc cắt giảm việc làm, loại bỏ các dòng xe tiêu thụ chậm và có thể sẽ đóng cửa toàn bộ nhà máy tại Châu Âu.
Nhưng động thái này không nhận được sự ủng hộ từ phía nhà đầu tư, những người cho rằng công ty này đang quá chậm chạp đối phó với các thách thức trong khi họ cần một phương án giải quyết linh hoạt hơn. Hậu quả là cổ phiếu Ford đã giảm hơn 20% giá trị trong năm ngoái, giảm từ $10,81 xuống $8,60 trong vòng 1 năm. Điều đó cũng gây ra lo ngại về mức cổ tức $0,15/cổ phiếu – mức tốt nhất trong số những nhà sản xuất xe ô tô.
AT&T – Nạn nhân của tăng trưởng nhờ vào nợ
Công ty truyền thông thường được coi là khoản đầu tư lâu dài cho nhà đầu tư lợi nhuận, vì dòng tiền mặt sẽ tiếp tục được duy trì cho đến khi nào mà người tiêu dùng còn phải chi trả cho các hóa đơn điện thoại.
AT&T là nhà cung cấp viễn thông lớn nhất tại Mỹ, và là một trong số những cổ phiếu chi trả cổ tức liên tục tăng mức chi trả trong vòng 35 năm qua. Tuy nhiên, cho dù có một lịch sử đáng ghi nhận, nhà đầu tư đang ngày càng bi quan về triển vọng tương lai của công ty sau khi mua lại tài sản của Time Warner trong tháng 6 vừa qua với giá trị 85 tỷ USD.
AT&T đang trải qua nhiều hoạt động để biến thành một công ty truyền thông hiện đại nhằm cạnh tranh với những đối thủ như là Netflix (NASDAQ:NFLX). Hoạt động M&A hướng đến mục đích khôi phục tăng trưởng. Thực tế là hơn 400.000 thuê bao đã huỷ dịch vụ DirecTV của AT&T trong quý IV 2018, khiến mức lỗ cho năm tài chính vừa qua lên đến con số 1,24 triệu USD.
Nhưng thị trường không ủng hộ động thái tăng trưởng của AT&T khi công ty mang trên mình khoản nợ khổng lồ. Sau thương vụ Time Warner, nợ của AT&T đã tăng từ 126 tỷ USD cuối năm 2017 lên 166 tỷ USD.
Cổ phiếu công ty giảm khoảng 20% trong 12 tháng qua, từ $37,36 1 năm trước đó xuống $30,24 trong ngày hôm qua. Điều này đã tăng mức lãi suất cổ tức năm lên 6,82% và tăng nghi ngại về mức cổ tức quý $0,51/cổ phiếu.
Cổ phiếu nào là lựa chọn an toàn?
Khó có thể nhìn thấy sự tăng trưởng quay trở lại với những công ty này trong một thời gian ngắn. Cả ngành ô tô lẫn viễn thông đều phải trải qua thay đổi lớn, và điều này tiếp tục gây áp lực lên kết quả kinh doanh, dòng tiền và giá cổ phiếu của 2 công ty trên.
Điều đó cho thấy rằng, tăng trưởng không phải là lý do đáng để đầu tư vào cổ phiếu này. Nhà đầu tư tại AT&T và Ford có thể hướng đến giải pháp trong dài hạn và mua vào với thu nhập thường xuyên. Nếu nghĩ về mục tiêu như vậy, cổ phiếu AT&T đưa đến giá trị tốt hơn với mức chi trả cổ tức dài hơn và tỷ lệ chi trả thấp khi chỉ chiếm phần nhỏ trong dòng tiền mặt.
Ford, mặt khác, không đáng tin cậy như AT&T khi nói đến cổ tức. Ford lần cuối cắt giảm khoản chi trả cổ tức là vào tháng 7 2006, và sau đó kéo dài 2 tháng khi mà doanh số sụt giảm nghiêm trọng. Công ty này chi trả lại cổ tức trong năm 2012 sau khi sát nhập và trở thành nhà sản xuất ô tô Detroit duy nhất để vượt qua khủng hoảng toàn cầu mà không cần nhờ đến hậu thuẫn chính phủ đối với việc phá sản.
Quá trình tái cấu trúc tại AT&T là một quá trình dài và đầy đau đớn, nhưng mức lãi suất cổ tức 6,82% của họ hiển nhiên là hấp dẫn hơn so với Ford.