Viết bởi Moriah Costa
Việc SEC ký kết sửa đổi đề xuất cho Quy tắc Volcker, có vẻ như các ngân hàng đang tiến gần hơn đến những gì họ mong muốn từ lâu, trở nên ít quy định hơn.
Ngày thứ 3, 5/6, Uỷ ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ trở thành cơ quan thứ 5 trong tổng số 5 đơn vị, gồm Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Cơ quan kiểm soát tiền tệ (OCC), Uỷ ban Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) và Uỷ Ban Giao dịch Hàng hoá kỳ hạn (CFTC), đồng ý với những dự thảo thay đổi với Quy tắc Volcker – một quy định năm 2013 cấm các Ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, miễn là sử dụng tiền gửi của khách hàng để đầu tư cho lợi nhuận của tổ chức tài chính.
Quy tắc này, một phần của Bộ Luật cải cách Ngân hàng Dodd-Frank năm 2010, đã được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của cựu Chủ tịch Fed Paul Volcker. Do ông nghĩ rằng các hoạt động đầu cơ đối với những công cụ tài chính rủi ro cao như phái sinh và chứng khoán của Ngân hàng thương mại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Để phản ứng với việc SEC ký vào bản sửa đổi đề xuất như tờ New York Times và CNBC đề cập đến những thay đổi này là “bão quét”, trong khi Thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren (D-Massachusetts) phản ứng thậm chí còn gay gắt hơn. Đối với nhiều cựu ngân hàng của Goldman Sachs, những người đã từng là một phần của Chính quyền Trump, như Bộ trưởng Kho bạc Steven Mnuchin, Warren gọi đó là “quyền ưu tiên” của “cựu nhân viên ngân hàng khi trở thành nhà quản lý” mà có thể huỷ bỏ “một quy định bảo vệ những người đóng thuế từ một gói cứu trợ khác”.
Tuy nhiên các ngân hàng lớn vẫn chưa thể ăn mừng ngay. Ngay cả khi những thay đổi thực sự giúp ngân hàng tuân thủ quy tắc dễ dàng hơn, cuối cùng những người cấp cao phía trẽ sẽ vẫn chịu trách nhiệm đối với bất kỳ rủi ro nào mà tổ chức tài chính chấp nhận. Quan trọng nhất, những thay đổi được đề xuất không loại bỏ những yếu tố cốt lõi mà cấm ngân hàng lớn thu lợi từ hoạt động tự doanh.
Trong khi các ngân hàng nhỏ và vừa (các tổ chức có tài sản và nợ ít hơn 10 tỷ USD) sẽ được miễn Quy tắc Volcker, các ngân hàng lớn mà chiếm giao dịch phần lớn của các tổ chức tài chính thì không được miến.
Volcker phiên bản 2.0
Những thay đổi đối với quy tắc này sẽ giúp Ngân hàng và nhà quản lý tuân thủ luật pháp dễ dàng hơn. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết tại cuộc họp Hội đồng các thống đốc ngày 31/5 rằng:
“Đề xuất sẽ giải quyết một số điểm không chắc chắn và phức tạp gây khó hiểu đối với một số công ty và đối với những bên giám sát, họ cũng không nắm được công ty có đang tuân thủ đúng luật hay không. Mục tiêu của chúng tôi là thay thế các yêu cầu quá phức tạp và không hiệu quả với một bộ yêu cầu hợp lý hơn”.
Phiên bản mới, được gọi là Phiên bản Volcker 2.0được công bố rộng rãi cho công chúng đưa ý kiến trong 60 ngày trước khi 5 cơ quan điều tiết ngân hàng tổ chức phiên bầu cử thứ 2 vào cuối năm nay. Nó đã có một vài thay đổi cốt lõi.
Thay đổi đầu tiên là sửa danh mục, xác định mức độ nghiêm ngặt của một ngân hàng được quy định. Bất kỳ tổ chức nào có tài sản và nợ phải trả từ 10 tỷ USD trở lên sẽ phải tuân thủ các yêu cầu tối đa, trong khi các ngân hàng có tài sản và nợ phải trả từ 10 tỷ USD trở xuống nhưng vẫn trên 1 tỷ USD sẽ phải tuân theo một số yêu cầu nhẹ nhàng hơn. Cuối cùng, bất kỳ tổ chức nào có tài sản giao dịch ít hơn 1 tỷ USD sẽ được miễn Quy tắc Volcker.
Trong khi các nhà phê bình cho rằng việc miễn trừ bất kỳ ngân hàng nào khỏi hoạt động tự doanh là một cảnh báo nghiêm trọng, các nhân viên Fed ước tính khoảng 40 ngân hàng sẽ phải tuân thủ đầy đủ, bao gồm Bank of America (NYSE:BAC), Citigroup (NYSE:C), JPMorgan (NYSE:JPM), Morgan Stanley (NYSE:MS), Goldman Sachs (NYSE:GS), và Wells Fargo (NYSE:WFC)—chiếm khoảng 98% of hoạt động giao dịch.
Sự thay đổi thứ 2 là loại bỏ lệnh cấm nắm giữ khoản đầu tư trong vòng chưa đầy 60 ngày, điều mà ngay cả những nhà quản lý Fed cũng thừa nhận quá nặng nề. Điều này cho phép các nhà đầu tư mất nhiều hơn gian hơn khi giao dịch thay mặt cho khác hàng, như là việc tạo lệnh đối với một sản phẩm tài chính cho cả người mua và người bán, gọi là tạo lập thị trường. Một số trường hợp ngoại lệ khác bao gồm bảo hiểm rủi ro và bảo lãnh Hoạt động phát hành lần đầu ra công chúng.
Các quy định mới thay vào đó cho phép ngân hàng thiết lập các chiến lược giao dịch với mức độ rủi ro riêng, với các giới hạn rủi ro được nhà điều hành phê duyệt. Miễn là các ngân hàng ở trong giới hạn rủi ro đã được kiểm soát, thanh tra ngân hàng sẽ cho rằng các công ty vẫn đang hoạt động trong phạm vi pháp luật.
Các điều khoản quan trọng khác vẫn giữ nguyên, bao gồm cả các CEO ngân hàng chịu trách nhiệm về bất kỳ khoản đầu tư rủi ro nào. Điều này sẽ bao gồm bằng chứng họ đã đưa ra những biện pháp kiểm soát thích hợp để ngăn chặn hoạt động tự doanh.
Đơn giản hoá mà không làm suy yếu Nguyên tắc cốt lõi
Theo ông Peter Nerby, Phó chủ tịch cấp cao của Moody, sự rõ ràng này sẽ giúp ngân hàng “tuân thủ dễ dàng hơn”:
“Quy tắc Volcker được làm rõ sẽ giúp các tổ chức tài chính tuân thủ và thực thi dễ dàng hơn, khi kết hợp với các cải tiến mới thời kỳ hậu khủng hoảng mà vẫn yêu cầu họ nắm giữ số vốn lớn hơn và thanh khoản đối với những tài sản có biến động mạnh và ít thanh khoản hơn (bao gồm vốn thuộc nhóm Basel III và khung thanh khoản, các bài kiểm tra Stress-test của Dodd-Frank, và Phân tích và Đánh giá toàn diện về vốn của Fed). Điều này là một sự phát triển tích cực về tín dụng”.
Ngay cả Paul Volcker, người đã đề xuất các quy tắc cũng không chống lại những thay đổi này. “Điều quan trọng là đơn giản hoá nhưng không làm suy yếu các nguyên tắc cốt lõi – nhóm ngân hàng được những người đóng thuế hỗ trợ, bất kỳ quy mô nào, không tham gia vào hoạt động tự doanh vì lợi ích của khách hàng và tổ chức”, ông chia sẻ.
Trong khi một số chê bai những cải cách của Volcker như một sự trở lại những ngày tiền khủng hoảng tài chính của Ngân hàng, vẫn cần thời gian để xem liệu ngành này có thực sự trở lại thời kỳ “miễn phí cho tất cả” như hồi năm 2008 hay không. Đối với những thay đổi mới có nghĩa ngược lại: công việc ít bận rộn hơn và nhiều thời gian hơn cho các nhà quản lý để đảm bảo các ngân hàng không mang đến một cuộc khủng hoảng tài chính khác.