Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới, Phân Tích Và Nhận Định (Kỳ 3)

Ngày đăng 21:29 21/01/2019

Bài trước:

Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới, Phân Tích Và Nhận Định (Kỳ 1)

Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới, Phân Tích Và Nhận Định (Kỳ 2)

Nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng là do bong bóng (tín dụng, bất động sản, chứng khoán, lạm phát, nợ…) được bơm thổi quá mức. Tâm lý con người thường có xu hướng thích sự ổn định và ngại thay đổi. Do đó, khi nền kinh tế thăng hoa với những chỉ số tốt đẹp, không ai muốn những điều tốt đẹp đó kết thúc. Rất nhiều người không nhìn thấy trước một sự sụp đổ sẽ diễn ra hoặc cố tình tránh né nó. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng khủng hoảng là chu kỳ tất yếu và không ai có thể thoát khỏi ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Thay vì trốn tránh, chúng ta nên có những sự chuẩn bị tốt nhất để có thể an toàn giữa cuộc khủng hoảng và nắm bắt được những cơ hội mở ra trước mắt. Kỳ 3 của chuỗi bài viết “Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới – Phân Tích Và Nhận Định”, chúng ta sẽ xem các chuyên gia tài chính trên thế giới làm gì để có được sự chuẩn bị tốt nhất và an toàn giữa một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Trang bị kiến thức quản lý tài chính để sống sót trong khủng hoảng

1. Cải thiện nguồn tài chính cá nhân
Cần đa dạng hóa các nguồn thu nhập chứ không chỉ phụ thuộc vào một nguồn duy nhất. Rủi ro sẽ cao hơn nếu bạn đang là người làm công ăn lương, khả năng thất nghiệp là rất cao trong một cuộc khủng hoảng. Do đó, việc nâng cao các kỹ năng của bản thân để tăng tính cạnh tranh trong thị trường lao động là cần thiết. Hơn nữa, các cá nhân nên đầu tư vào việc đa dạng hóa bộ kỹ năng chuyên nghiệp của mình để có thể linh hoạt hơn trong thị trường lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh.

2. Đơn giản hóa lối sống và chi tiêu, nâng cao năng lực tự chủ
Cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, đơn giản hóa lối sống là giải pháp thông minh giữa một cuộc khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra năng lực tự chủ sẽ giúp bạn vượt qua các khó khăn nhanh chóng với chi phí tiết kiệm nhất. Biết đâu trong quá trình “mày mò” của bản thân, bạn lại phát minh ra cái gì đó hay ho hay nghĩ ra một dịch vụ thiết yếu để cung cấp cho mọi người trong thời khủng hoảng thì sao.

3. Tăng cường phát triển các mối quan hệ
Đương nhiên trong cơn khủng hoảng kinh tế thì ai cũng phải lo cho bản thân và gia đình họ trước. Tuy nhiên, nền tảng gia đình và các mối quan hệ tốt đẹp sẽ là chỗ dựa quan trọng trước những áp lực tài chính và nguy cơ phá sản hay thất nghiệp. Tích cực phát triển các mối quan hệ tốt sẽ giúp hình thành mạng lưới nơi mọi người có thể hỗ trợ lẫn nhau trước các biến cố, đây là bước chuẩn bị cần thiết để bạn đương đầu với khủng hoảng.

4. Hãy nhớ rằng “Cash Is King - Tiền mặt là vua”
Cụm từ “Cash Is King” được sử dụng rộng rãi bắt đầu vào mùa thu năm 2008. Trong thời kỳ suy thoái sau khủng hoảng tài chính, cụm từ này thường được sử dụng để mô tả giải pháp để các công ty có thể đối phó với nợ nần hoặc tránh phá sản. Hãy nhớ rằng để trang trải nợ nần hay nắm bắt một cơ hội đầu tư, điều kiện là bạn phải nắm giữ tiền mặt. Khi nhìn vào tài khoản một công ty, những con số phản ánh hiệu quả kinh doanh thực sự là những con số liên quan đến tiền mặt. Lựa chọn loại “Cash” phù hợp cũng là vấn đề quan trọng, tôi sẽ phân tích sâu hơn vấn đề này ở kỳ sau.

5. Bảo vệ tiền tiết kiệm
Bằng cách gửi chúng vào các ngân hàng toàn cầu có vốn hóa cao với các chính sách đầu tư thận trọng và có trách nhiệm, khả năng thanh toán và thanh khoản cao. Cần đảm bảo rằng hệ thống tài chính đang giữ tiền của bạn sẽ không bị vỡ nợ . Hãy chắc chắn rằng khoản tiết kiệm của bạn an toàn và luôn sẵn sàng khi bạn cần đến chúng.

6. Giảm nợ
Lãi suất sẽ biến động rất mạnh trong thời kỳ khủng hoảng,. Trong quá khứ rất nhiều người đã phá sản vì không đủ khả năng trang trải các khoản nợ với lãi suất tăng đột biến. Bằng cách thực hiện lối sống đơn giản hơn, cải thiện dòng tiền cá nhân và bán đi các tài sản không cần thiết, bất kỳ khoản tiền tiết kiệm cá nhân nào cũng có thể được sử dụng để trả các khoản nợ hiện tại. Trình tự giảm nợ: các khoản nợ phát sinh lãi suất cao hơn trong thời hạn ngắn hơn nên được ưu tiên xử lý trước các hình thức nợ khác.

7. Đầu tư với đòn bẩy thấp
Hãy cẩn trọng trước các quyết định đầu tư của bạn và hạn chế tối đa việc vay tiền để đầu tư. Đòn bẩy tài chính luôn là con dao hai lưỡi, sẽ rất hiệu quả nếu việc đầu tư của bạn sinh lời tốt và ổn định với chi phí vay thấp. Tuy nhiên, giữa cuộc khủng hoảng lãi suất sẽ biến động rất mạnh, việc lạm dụng đòn bẩy sẽ khiến nguy cơ vỡ nợ rất cao nếu lợi nhuận mang về không đủ để trang trải nợ và lãi vay.

8. Tìm kiếm và chuyển dịch sang những môi trường đầu tư tốt hơn
Điều đầu tiên các chính phủ phá sản làm khi khủng hoảng nổ ra là tăng gánh nặng thuế lên công dân của họ và cố gắng thu giữ càng nhiều tài sản càng tốt. Do đó, nếu có thể, hãy chuyển đến nơi có chính sách thuế tốt hơn hoặc cơ cấu doanh nghiệp của bạn với các công ty nước ngoài có thể tận dụng lợi thế này. Đừng chờ đợi một phép màu hay kỳ vọng các chính phủ sẽ giải cứu bạn bởi vì họ còn phải giải quyết vấn đề của họ là chi trả các khoản nợ chính phủ đến hạn.

Hầu hết mọi người tránh né hoặc chối bỏ nguy cơ của một cuộc khủng hoảng, bởi vì họ sợ phải đối mặt với nó. Các chính phủ chối bỏ khủng hoảng vì họ không muốn điều đó xảy ra trong nhiệm kỳ của họ, họ sẽ cố gắng trì hoãn khủng hoảng lâu nhất có thể bằng các chính sách can thiệp như in thêm tiền, tuy nhiên điều này chỉ làm cho bong bóng phình to thêm và hậu quả nặng nề hơn.

Khủng hoảng kinh tế là quy luật tự nhiên tất yếu và trong nguy luôn có cơ. Đối với nhiều người, khủng hoảng tài chính lại là một dịp may hiếm có để tích lũy tài sản và vươn đến những đỉnh cao, điều quan trọng là bạn có nhận thấy cơ hội và dám chấp nhận mạo hiểm để nắm bắt lấy hay không.

Kỳ 4: Những Cơ Hội Giữa Một Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.