Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới, Phân Tích Và Nhận Định (Kỳ 2)

Ngày đăng 18:10 06/01/2019

Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới, Phân Tích Và Nhận Định (Kỳ 1)

Tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế đều mang lại những hậu quả rất nặng nề trong quá khứ. Nhà nghiên cứu Boris Borisov, trong bài viết có tựa đề "The American Famine" ước tính số nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính 1929 – 1933 tại Mỹ là hơn 7 triệu người. Sau khi điều chỉnh số lượng tỷ lệ dân số, và tỷ lệ sinh của Mỹ, xuất nhập cảnh, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ đã mất hơn 7 triệu sinh mạng trong nạn đói 1932-1933 gây ra bởi cuộc khủng hoảng. Hay khủng hoảng tài chính 2007- 2009 đã khiến thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm 46% giá trị chỉ trong năm 2008. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, chỉ riêng trong quý 1 năm 2008, Vn-index đã sụt giảm gần 70% kéo theo hàng chục nghìn tỷ đồng vốn hóa “bốc hơi” khỏi thị trường.

Người ta thường nói rằng cứ sau 10 năm lại có một cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Đã hơn một thập kỷ kể từ khi vụ sụp đổ của Lehman Brothers gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối cùng. Thời điểm hiện tại, với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu giảm dần, một số phương tiện truyền thông và chuyên gia kinh tế đang dự báo một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong tương lai rất gần. Bài thứ hai trong chuỗi bài viết “Khủng hoảng kinh tế thế giới, phân tích và nhận định”, chúng ta sẽ tìm hiểu về những dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng kinh tế từ nhận định của các chuyên gia quốc tế.

1. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc
Có thể nói, sự kiện kinh tế - chính trị nổi bật nhất trong năm 2018 chính là cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc do Tổng thống Donald Trump phát động. Những chính sách thuế quan đánh vào hàng hóa của hai nước có tác động rất lớn đến thương mại toàn cầu và chắc chắn sẽ khiến tăng trưởng kinh tế bị cắt giảm.

2. Đường cong lợi suất (The Yield Curve)
Đường cong lợi suất (The Yield Curve) thể hiện chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm (do đó còn được gọi là “chênh lệch-Spread”). Suốt năm thập kỷ qua, đường cong lợi suất trở thành công cụ tiên đoán khủng hoảng rất chính xác. Cứ mỗi lần đường cong lợi suất bị phẳng ra (tức chênh lệch bằng 0), khủng hoảng xuất hiện. Đó là trường hợp của các năm 1989, 2001, và 2007. Thời điểm hiện tại, đường cong lợi suất đã bắt đầu bị san phẳng.

3. Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán giảm có thể báo hiệu một cuộc suy thoái xuất hiện. Thị trường đã giảm rất mạnh trước cuộc suy thoái năm 2001 và sụt giảm khi bắt đầu cuộc suy thoái năm 2008. Vào tháng 10/2018, chuyên gia tài chính Diego Zuluaga trên Focus Economics đã cảnh báo về việc có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế có thể sắp đạt đỉnh theo chu kỳ: Thất nghiệp ở mức thấp trong 50 năm và lạm phát đã vượt quá mục tiêu 2% trong 12 tháng của Cục Dự trữ Liên bang Fed - cả hai dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đang hoạt động hết công suất. Thị trường chứng khoán đã bắt đầu một giai đoạn điều chỉnh giảm từ mức cao nhất mọi thời đại.

Sự bùng nổ bong bóng thị trường chứng khoán có thể sẽ khiến các công ty cân nhắc lại kế hoạch mở rộng hoạt động, giảm thuê thêm nhân công hoặc việc cải thiện sản phẩm dịch vụ của họ. Điều này sẽ ngăn dòng tài chính chảy vào nền kinh tế Mỹ và trở thành tiền thân của suy thoái kinh tế.

4. Bong bóng tín dụng
Theo Giáo sư Arthur Guarino Đại học Rutgers, người tiêu dùng Mỹ đang nợ thẻ tín dụng 1,03 nghìn tỷ đô la, ngoài ra là các khoản vay mua xe hơi với tổng trị giá hơn 1 nghìn tỷ đô la và các khoản vay cho sinh viên đã vượt quá 1 nghìn tỷ đô la nhưng chưa có dấu hiệu dừng lại. Các bong bóng tín dụng này là một rủi ro rất lớn và có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính bao gồm các lĩnh vực như thương mại điện tử, bán lẻ, xe hơi, giáo dục...

Còn tại các quốc gia như Úc, Canada, Thụy Sĩ và Hàn Quốc, tình hình nợ hộ gia đình hiện tại đang tăng trưởng rất mạnh mẽ.

5. Brexit
Theo nhận định của các chuyên gia, Brexit hoàn toàn có thể trở thành một thảm họa toàn cầu tiếp theo xảy ra trong thế kỷ 21. Brexit có thể sẽ kích hoạt một cuộc di chuyển tiền mặt khổng lồ từ các thị trường lớn trên thế giới về Anh và ngược lại, động thái này một khi xảy ra có thể sẽ dẫn đến sự tê liệt của thị trường tài chính và ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.

6. Thị trường bất động sản
Ở bài viết “Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới, Phân Tích Và Nhận Định (Kỳ 1)”,chúng ta đã thấy được những ảnh hưởng của thị trường bất động sản khi giá nhà đất tại Hoa Kỳ sụp đổ vào năm 2007 - 2008 đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế với những hậu quả nặng nề. Ở thời điểm hiện tại, giá bất động sản toàn cầu đang suy giảm mạnh. Đặc biệt là tại Úc, giá nhà đất đang suy giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần nhất.

Trên đây là một số dấu hiệu nhen nhóm một cuộc khủng hoảng kinh tế mới theo nhận định của các chuyên gia kinh tế quốc tế. Hầu hết chúng ta đều không mong muốn một cuộc khủng hoảng, tuy nhiên đó là điều không thể tránh khỏi. Thay vì quá lo lắng, chúng ta cần bình tĩnh nhận định, lên kế hoạch sớm để vượt qua cuộc khủng hoảng, hạn chế tối đa tổn thất và tìm kiếm những cơ hội.

Kỳ 3: Làm Thế Nào Để An Toàn Giữa Một Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế?

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.