Nhận định thị trường
Khai xuân thuận lợi VN-Index tăng gần 59 điểm trong 3 phiên
Giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ Tết, VN-Index đã có phiên khởi đầu ngày 17/02 rất tích cực với mức tăng hơn 40 điểm, đà tăng sau đó chậm lại trong phiên tiếp theo với mức tăng hơn 18 điểm và trong phiên cuối tuần (19/02) chỉ số đã ghi nhận mức giảm nhẹ 0,88 điểm. Tính chung cả tuần, VN-Index ghi nhận mức tăng 58,57 điểm (+4,13%) để chốt tuần tại 1.173,50.
Trong nhóm các cổ phiếu tác động lớn nhất đến VN-Index trong tuần, GVR có mức tăng mạnh nhất khi tăng 16,84% tác động +4,33 điểm lên VN-Index. Với mức vốn hóa lớn hơn, VHM (HM:VHM) chỉ cần tăng 6,51% cũng đã giúp VN-Index tăng 5,53 điểm. VCB (HM:VCB) đứng thứ 3 khi giúp VN-Index tăng 4,06 điểm và GAS (HM:GAS) với mức tăng 9,35% cũng đã giúp chỉ số tăng 3,88 điểm.
Khối ngoại có sự khởi đầu tích cực khi mua ròng gần 1.300 tỷ đồng trong 3 phiên đầu năm, VHM là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với giá trị 389 tỷ đồng, tiếp đến là HPG (HM:HPG) với giá trị mua ròng 388 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ VN-Diamond (FUEVFVND) tiếp tục được khối này đầu tư với giá trị 200 tỷ đồng trong tuần và xếp thứ 3 danh sách mua ròng.
Bên phía bán ròng, VNM (HM:VNM) đã dẩn đầu danh sách với giá trị 248 tỷ đồng.
VN-Index đã có sự khởi đầu khả quan với mức tăng 59 điểm trong 3 phiên, trong ngắn hạn chỉ số đã chạm vùng kháng cự 1.175 – 1.200 và áp lực bán có thể sẽ mạnh hơn tại vùng này. Tuy nhiên với 4 nến xanh tăng điểm liên tục trong 4 phiên gần nhất chúng tôi cho rằng khả năng VN-Index sẽ sớm chinh phục vùng kháng cự này và hướng đến các mốc cao hơn. Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức +6 (KHẢ QUAN)
Cập nhật kỹ thuật các chỉ số
Bản tin thị trường - Bản tin tuần
Thị trường trái phiếu:
- Thị trường trái phiếu: Trong tuần KBNN đã gọi thầu thành công 2.800 tỷ đồng TPCP, tỷ lệ thành công đạt 46,7%. Cụ thể kỳ hạn 10 năm chào bán thành công 1.500/ 2.500 tỷ đồng tại mức lợi suất 2,17%, kỳ hạn 15 năm chào bán thành công 1.300/ 2.500 tỷ đồng tại mức lợi suất 2,4%. So với phiên đấu thầu gần nhất, lợi suất kỳ hạn 15 năm giảm 2bps trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm không đổi. Các kỳ hạn 20 năm và 30 năm đã thất bại toàn bộ.
- Ngày 24/02 KBNN sẽ tổ chức đấu thầu 6.000 tỷ đồng TPCP tại các kỳ hạn: (1) Kỳ hạn 5 năm có giá trị 2.500 tỷ đồng; (2) Kỳ hạn 10 năm có giá trị 2.500 tỷ đồng; (3) Kỳ hạn 15 năm có giá trị 500 tỷ đồng và (4) kỳ hạn 30 năm có giá trị 500 tỷ đồng.
Thị trường tiền tệ:
- Lãi suất liên ngân hàng: So với tuần trước kỳ nghỉ Tết, lãi suất liên ngân hàng đã giảm tại hầu hết các kỳ hạn trừ kỳ hạn 1 tháng và 6 tháng. Cụ thể tại ngày 17/02/21 kỳ hạn O/N, 1 tuần, 2 tuần và 3 tháng đã giảm lần lượt về các mức 2,11% (-19bps), 2,27% (-139bps), 2,08% (-81bps) và 2,93% (-26bps). Chiều ngược lại kỳ hạn 1 tháng và 6 tháng đã tăng lần lượt lên các mức 3,82% (+107bps) và 3,49% (+15bps).
- Tỷ giá VND/USD tham chiếu tại ngày 19/02/21 của NHNN trong tuần đã giảm 0,013% về mức 23.134 VND/USD. Tỷ giá NHTM đã có biến động trái chiều khi tăng 0,022% cả chiều mua lẫn bán lên mức 22.885 – 23.095 VND/USD. Tỷ giá tự do giữ nguyên ở chiều mua tại 23.550 VND/USD và chiều bán đã giảm 0,127% về mức 23.570 VND/USD.
Vùng 1.175 – 1.200 là kháng cự ngắn hạn của VN-Index. Xu hướng ngắn hạn của chỉ số đang lạc quan với 4 nến xanh liên tiếp và nhiều khả năng chỉ số sẽ sớm chinh phục thành công vùng kháng cự này. Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức +6 (KHẢ QUAN).
Đồ thị kỹ thuật VN-INDEX (chart ngày)
- Trong tuần qua hợp đồng phái sinh tháng 2 đã được đáo hạn và không có sự chệnh lệch nhiều với VN30.
- Còn đối với hợp đồng phái sinh tháng 3 (VN30F2103) đang được giao dịch quanh vùng giá lịch sử khi cách ngưỡng kháng cự (1.200 điểm) mạnh ở mức 22 điểm. Vì vậy, chiến lược thích hợp mà chúng tôi khuyến nghị sẽ là Bán ( Short) với chiến lược cụ thể như sau:
Đồ thị kỹ thuật VN30F1M (đồ thị ngày)
Xem thêm tại đây