Chính xác gần 4 năm sau khi Advanced Micro Devices (NASDAQ:AMD) hồi sinh từ bờ vực tuyệt chủng, nhà sản xuất bộ vi xử lý (CPU) và các linh kiện xử lý đồ hoạ đã trở lại từ một cái “xác chết”, giá cổ phiếu đã tăng một cách đáng kinh ngạc 1840% kể từ tháng 7/2015.
Vào thời điểm đó, giá cổ phiếu AMD đạt mức thấp kỷ lục $1,61.
Cho đến tháng 7/2019: giá cổ phiếu đóng cửa ngày hôm qua ở ngưỡng $31,19, chỉ thấp hơn khoảng 9% so với mức cao kỷ lục trong 13 năm là $34,3. AMD đã xoay xở như thế nào để thay đổi mọi thứ, và điều đó có ý nghĩa gì đối với triển vọng của công ty trong tương lai?
Định vị một cách chiến lược.
Được thành lập từ năm 1969, công ty có trụ sở tại California đã không tham gia mảng kinh doanh CPU cho đến năm 1996. Trong phần lớn giai đoạn thế kỷ 21, các sản phẩm của AMD cạnh tranh ở phân khúc dưới của thị trường chip. Khánh hàng truyền thống của AMD là một người đam mê máy tính và có tính toán về ngân sách. Các sản phẩm của AMD dược coi là tốt và thường được bán với giá thấp hơn so với các sản phẩm cạnh tranh.
Trọng tâm chiến lược này khiến AMD trở thành một cái tên quen thuộc của các hộ gia đình vào đầu những năm 2000. Thật không may, mặc dù sản phẩm của AMD rất phổ biến, chiến lược lợi nhuận thấp của họ không có lãi.
Trong năm 2015, khi công ty dẫn đầu thị trường Intel (NASDAQ:INTC) nỗ lực đấu tranh phát triển thế hệ chip mới nhất, ban lãnh đạo AMD đã nhìn thấy cơ hội và quyết định chuyển hướng và nhắm đến phân khúc cao cấp, bằng cách phát triển các sản phẩm sẽ cạnh tranh trực tiếp với Intel and NVIDIA (NASDAQ:NVDA). Sự thay đổi này mang lại tăng trưởng doanh thu đối với AMD trong 3 năm hoạt động với mức tăng lần lượt đạt 8%, 21% và 23% từ 2016 đến 2018.
Yếu tố công nghệ
Để chuyển sang sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn, AMD gặp vấn đề chênh lệch khoảng cách hiệu suất sản phẩm nghiêm trọng cần phải được đóng lại và nhanh chóng. Khi đó, công ty đã được hưởng lợi từ chiến lược “ngây ngô” của họ như trước đây khi tình trạng đình trệ của Intel đã tạo ra vi phạm trên thị trường.
Các chip Intel đã bị kẹt với bộ xử lý và kiến trúc 14nm kể từ năm 2014. Ban đầu, họ hứa sẽ sản xuất bộ xử lý 10nm vào năm 2015, nhưng họ liên tục gặp phải vấn đề sản xuất, và đẩy việc phát hành sang năm 2017, sau đó đến Q3/2019. Tính đến thời điểm viết, Intel mất gần 5 năm kể từ khi con chip của họ đạt được tiến bộ vi kiến trúc đáng kể.
Mặt khác, AMD đã thay đổi quy trình sản xuất và bắt đầu làm việc với Công ty sản xuất chất bán dẫn của Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (NYSE:TSM), sử dụng dịch vụ của TSMC để sản xuất chip do AMD thiết kế. Hợp tác này đã mang lại cho nhà sản xuất chip của Mỹ một vài lợi thế, quan trọng nhất trong số đó có quyền truy cập vào vi kiến trúc 7nm của TSMC, cung cấp tần số trên mỗi lõi tốt hơn, tăng thêm khả năng tính toán cho mỗi chip.
Những cải tiến này hiện đã đưa CPU thế hệ mới nhất của AMD – dự kiến công bố ngày 7/7, có công suất chip đứng ngang hàng với Nvidia và Intel, nhưng với mức giá thấp hơn. CPU Ryzen 5 của AMD được bán với giá $199 so với con i9-9900k của Intell bán với giá $499.
Tầm lãnh đạo vượt bậc
Sự thay đổi ngoạn mục của AMD được cho là liên quan đến một sự kiện cụ thể: là việc thuê CEO (HN:CEO) Lisa Su vào năm 2014. Một tiến sĩ về kỹ thuật điện, Sy được coi là trung tâm sự trở lại của AMD, và chịu trách nhiệm cho nhiều thay đổi chiến lược và sản xuất.
Tháng trước, Barron đã đặt tên cho bà là một trong những “CEO giỏi nhất thế giới” vì “đã có thể biến AMD cạnh tranh ngang hàng với Intel, và Intel khó có thể đánh bại AMD”. Mặc dù NVIDIA vẫn giữ vững phong độ dưới sự điều hành của người đồng sáng lập Jensen Huang, Intel đang đối mặt với những thách thức quản lý dưới thời cựu CFO, và hiện là CEO thường trực Bob Swan.
Kết luận
Nhưng như mọi nhà đầu tư đều nắm được, kết quả trong quá khứ không nhất thiết sẽ đảm bảo cho lợi nhuận trong tương lai. Và hiện tại, cổ phiếu của AMD không hề rẻ.
Cổ phiếu công ty đang được giao dịch gấp 125 lần so với lợi nhuận hiện tại và 30,7 lần so với lợi nhuận dự phóng. Với mức vốn hóa 34 tỷ USD, con số này cũng đang được giao dịch khoảng 5,6 lần doanh thu, mang lại 6,1 tỷ USD trong 12 tháng qua.
Dẫu vậy, có vẻ như AMD đang trên đường trở thành một người chơi lớn dù rằng AMD chưa thể vượt qua được 2 đối thủ sừng sỏ ở phân khúc cao cấp. Với 2 năm liên tiếp có tăng trưởng doanh thu hơn 20%, AMD có lý do để trông chờ vào tương lai.
Tuy nhiên, khi mà giá cổ phiếu công ty đang tăng cao, khó thể không nghĩ rằng nhà đầu tư đang tỏ ra quá tự tin. Rõ ràng Intel và Nvidia sẽ không từ bỏ vị thế của mình mà không có một cuộc chiến nào xảy ra. Cả 2 ông lớn này đều đang vượt AMD khi xét về độ phủ thị trường, ngân sách cạnh tranh, doanh thu và lợi nhuận ròng.
Intel vẫn đang dẫn đầu thị trường với 70,8 tỷ USD doanh thu; theo sau là Nvidia với 10,7 tỷ USD còn AMD chỉ đạt 6,1 tỷ USD. Tương tự, lợi nhuận ròng của Intel là 20,5 tỷ USD, Nvidia có 3,3 tỷ USD còn con số lợi nhuận ròng của AMD chỉ khiêm tốn ở mức 272 triệu USD.
AMD có thể tiếp tục câu chuyện tăng trưởng cổ tích của mình, nhưng đương nhiên theo quan điểm của chúng tôi thì tỷ lệ rủi ro – lợi nhuận hiện tại là không đủ tốt. Động thái chờ đợi một đợt giảm để có thêm các số liệu cần thiết trước khi bước vào một vị thế có lẽ sẽ hợp lý hơn.