Vietstock - Wirecard – Niềm tự hào một thời bỗng chốc trở thành nỗi xấu hổ của nước Đức
Công ty từng một thời ca ngợi là tương lai của giới tài chính Đức, nay lại trở thành nỗi xấu hổ của cả quốc gia.
* 2,1 tỷ USD không cánh mà bay, tập đoàn Đức điêu đứng
Từng hứa hẹn sẽ khấy đảo thế giới thanh toán, Wirecard AG chứng kiến cổ phiếu ngã nhào và Giám đốc điều hành từ chức sau bê bối 1.9 tỷ Euro (tương đương 2.1 tỷ USD – tương đương 1/4 tài sản công ty) biến mất. Sau đó, Công ty đã rút lại báo cáo tài chính năm 2019 và quý 1/2020 sau khi cho biết lượng tiền này trên bảng cân đối kế toán không hề tồn tại.
Đây là chấn động thật sự đối với giới quyền uy nước Đức vì họ từng bảo vệ Wirecard trước những lời cảnh báo của các cổ đông quan trọng về sự bất thường trong cách thức kế toán.
Markus Braun, cựu CEO (HN:CEO) của Wirecard
|
“Chúng tôi, người dân Đức, không đối mặt với sự hưng phấn nhiều như ở Mỹ, nhưng khi cổ phiếu Wirecard gia nhập vào DAX, chúng tôi ngập tràn cảm giác là nước Đức có thể sản sinh ra những gã khổng lồ công nghệ thành công vang dội”, Hans-Peter Burghof, Giảng viên tài chính tại Đại học Hohenheim ở Stuttgart, cho hay. “Những gì chúng tôi thấy tại thời điểm hiện tại thật kinh khủng”.
“Đây là nỗi xấu hổ cho nước Mỹ”, ông nói. “Ngân hàng, kiểm toán viên và các cơ quan điều hành không hề đặt ra câu hỏi đúng”.
Xét về năng lực kỹ thuật, Đức bị tụt sau về phương diện sản sinh ra những gã khổng lồ công nghệ như FaceBook, chỉ riêng trường hợp của công ty phần mềm SAP SE. Sau khi thực hiện hàng loạt vụ thâu tóm, Wirecard dường như sắp thay đổi ý niệm đó: Đặt trụ sở ở vùng ngoại ô “gà gật” Munich – một thành phố nổi tiếng là quê nhà của BMW và Siemens, Công ty mới nổi “đá” công ty ngân hàng 148 tuổi đời Commerzbank AG ra khỏi DAX – chỉ số chuẩn của Đức – trong năm 2018.
Lúc đầu, Wirecard tập trung vào phục vụ thanh toán cho đánh bạc trực tuyến và phim người lớn. Những khách hàng gần nhất của họ bao gồm câu lạc bộ bóng đá thành công nhất nước Đức Bayern Munich, hãng viễn thông Pháp Orange SA và gã khổng lồ nội thất Thụy Điển Ikea. Hàng loạt nhà đầu tư, chuyên viên phân tích và cơ quan điều hành sẵn lòng ngó lơ sự mù mờ của Wirecard miễn là công ty vẫn tiếp tục tăng trưởng, thậm chí khi những hoài nghi về kế toán được nhấn mạnh trong hàng loạt bài báo, dẫn đầu là Financial Times.
Cổ phiếu tụt dốc và nhà đầu tư đặt cược rằng cổ phiếu này sẽ tiếp tục đổ đèo khi mà cơ quan thị trường tài chính Đức, Ba Fin, nhảy vào để tạm thời cấm bán khống cổ phiếu Wirecard. Đây là một động thái chưa từng có tiền lệ đối với một công ty riêng lẻ.
“Mối bận tâm của chúng tôi bây giờ là bảo vệ niềm tin trên thị trường, chứ không phải một công ty duy nhất”, phát ngôn viên của BaFin đáp lại câu hỏi từ Bloomberg. BaFin trực tiếp giám sát ngân hàng và công ty bảo hiểm.
Những chuyên gia khác không đồng tình. Những mất mát của nhà đầu tư chỉ là “một phần nhỏ so với những gì họ phải gánh chịu” nếu BaFin áp dụng cách thức tiếp cận khác, Carson Block, nhà bán khống nổi tiếng trên thị trường, cho hay. Ông cho biết công ty của ông là Muddy Waters đã vào vị thế bán khống Wirecard trong năm 2016, nhưng không hề gia hạn.
Nỗi lòng của nhà đầu tư
Cổ phiếu rớt mạnh 86% kể từ khi gia nhập vào DAX. Niềm tin sẽ lấy lại được tiền từ Wirecard của các chủ nợ cũng tan biến như bọt biển: Vào ngày thứ Sáu (19/06), lượng trái phiếu mà họ nắm giữ chỉ mang lại lợi suất ngang với trái phiếu của Hertz Global Holdings – gã khổng lồ cho thuê xe hơi đã nộp đơn phá sản.
Cú sụp của cổ phiếu Wirecard có nguy cơ làm suy yếu sự sẵn lòng đầu tư vào cổ phiếu của người dân Đức thay vì gửi tiền tiết kiệm. Hiện tại, các tài khoản tiết kiệm mang lại mức lãi suất không đáng kể.
BaFin cũng đang điều tra về khả năng thao túng thị trường của những nhà bán khống và các nhà báo, và có phải Wirecard không đáp ứng nghĩa vụ công bố thông tin hay không. Họ đã yêu cầu các công tố viên Munich thực hiện việc điều tra này.
Phát ngôn viên của Wirecard không phản hồi email nhận định về câu chuyện trên. Phát ngôn viên của Bộ Tài chính Đức cũng không bình luận, nhưng nói với các phóng viên rằng Chính phủ muốn bảo vệ “khỏe mạnh và cạnh tranh” của ngành tài chính Đức.
Khi nhắc đến Wirecard, các cơ quan chức trách “chỉ chú ý đến những lời buộc tội nhỏ nhặt nhất”, Armin Stracke, từng là nhà đầu tư tại Wirecard, cho hay. Ông đã gửi phàn nàn lên BaFin trong năm nay, trong đó cáo buộc công ty lừa gạt nhà đầu tư.
BaFin vẫn đang dò xét xem liệu những vấn đề kế hoạch đáng ngờ của Wirecard có châm ngòi cho khả năng thao túng thị trường hay không. Không như những vụ điều tra khác, BaFin phụ thuộc vào các đánh giá của các cơ quan chức trách khác về vấn đề này, phát ngôn viên của BaFin cho biết.
“BaFin bắt đầu điều tra từ sớm, nhưng đáng buồn là không thể ngăn chặn khoản lỗ khổng lồ từ nhà đầu tư”, Florian Toncar, nhà làm luật người Đức, cho biết. “Sẽ thật tốt nếu BaFin sử dụng các công cụ sẵn có để nhanh chóng làm rõ thông tin cho nhà đầu tư”.
Trước vụ bê bối của Wirecard, một số nhà làm luật của Đức muốn tăng quyền lực của BaFin để chặn đứng những vụ chấn động trên thị trường tài chính trong tương lai.
Vũ Hạo (Theo Bloomberg)