💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Những thương hiệu nổi tiếng không còn của Mỹ

Ngày đăng 16:53 13/10/2018
Những thương hiệu nổi tiếng không còn của Mỹ

Vietstock - Những thương hiệu nổi tiếng không còn của Mỹ

Budweiser, Burger hay 7-Eleven đều ra đời tại Mỹ nhưng hiện đã về tay các ông chủ ngoại.

Budweiser

Chủ sở sở hữu thương hiện Budweiser hiện là Anheuser Busch InBev - hãng đồ uống của Bỉ. Những năm 1850, doanh nhân người Đức - Adolphus Busch chuyển tới thành phố St. Louis, bang Missouri (Mỹ) và kết hôn với con gái của ông Eberhard Anheuser - chủ một hãng đồ uống địa phương.

Từ đó, hai người trở thành đối tác, Busch tiếp quản công việc kinh doanh và tạo ra thương hiệu bia Budweiser ngày nay. Budweiser từng là nhà sản xuất bia lớn nhất nước Mỹ. Đến năm 2008, Budweiser được bán cho Anheuser-Busch InBev với giá 52 tỷ USD.

Burger King

Thương hiệu này hiện đã về tay Restaurant Brands International - doanh nghiệp đồ ăn nhanh của Canada. Năm 1954, James McLamore và David Edgerton mở một hiệu bánh hamburger nhỏ mang tên "Insta Burger King". Năm 1967, thương hiệu này được bán lại cho Pillsbury Company và trở thành chuỗi cửa hàng burger lớn thứ nhì Mỹ, sau McDonald's.

Trước khi IPO năm 2006, Burger King đã trải qua một chuỗi các thương vụ mua bán và sáp nhập. Đến năm, 2010, chuỗi burger này về tay 3G Capital và được rút niêm yết.

Burger King hiện thuộc sở hữu một phần của Restaurant Brands International. Công ty này được thành lập khi Burger King sáp nhập với Tim Horton's - chuỗi cà phê và bánh rán của Canada. 3G Capital hiện vẫn sở hữu phần lớn cổ phần tại Restaurant Brands International.

7-Eleven

Chủ sở hữu hiện tại của chuỗi cửa hàng tiện lợi này là Seven & i Holdings - tập đoàn bán lẻ Nhật Bản. Ban đầu, 7-Eleven được ông Jefferson Green sáng lập. Theo website 7-Eleven, Green từng là nhân viên của Southland Ice Company. Năm 1927, ông mở cửa hàng bán sữa, bánh mỳ, trứng vào Chủ nhật khi các cửa hàng khác đóng cửa ở Dallas (Mỹ).

Sau đó, ông đổi tên cửa hàng của mình thành 7-Eleven để tương thích với giờ hoạt động từ 7h sáng đến 11h đêm. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987, thương hiệu này được doanh nghiệp Nhật Ito Yokad (thuộc Seven & I Holdings) mua lại.

General Electric

Chủ sở hữu hiện tại của General Electric là Haier - công ty hàng tiêu dùng và điện tử Trung Quốc. Các thiết bị điện của General Electric từng là sản phẩm thiết yếu với người tiêu dùng Mỹ suốt hơn một thế kỷ. Tuy nhiên, hiện điều này đã bị thay đổi. Năm 2016, Haier đã mua lại thương hiệu này với giá 4,5 tỷ USD.

Anh Tú (theo BI)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.