🔥 Chinh phục thị trường với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Gần một nửa số tiền Trung Quốc cho các nước đang phát triển vay đều bị ẩn giấu

Ngày đăng 16:56 13/07/2019
Gần một nửa số tiền Trung Quốc cho các nước đang phát triển vay đều bị ẩn giấu

Vietstock - Gần một nửa số tiền Trung Quốc cho các nước đang phát triển vay đều bị ẩn giấu

Khoản tiền mà Trung Quốc cho các quốc gia khác vay tăng mạnh trong thập kỷ vừa qua, qua đó khiến tỷ lệ nợ tăng vọt. Đáng chú ý là trong đó có khoảng một nửa số tiền nợ ở các nước đang phát triển “bị ẩn giấu”, theo một nghiên cứu gần đây.

Nợ “bị ẩn giấu” có nghĩa là việc vay mượn không được báo cáo hoặc được ghi lại bởi các tổ chức có thẩm quyền như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) hay Paris Club – một nhóm gồm các quốc gia là chủ nợ.

Trong khoảng thời gian từ giữa năm 2000-2017, số tiền nợ mà các nước khác vay của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần, từ mức thấp hơn 500 tỷ USD lên hơn 5 ngàn tỷ USD – hay có thể nói là tăng từ 1% sản lượng kinh tế toàn cầu đến hơn 5%, dựa theo một nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu Kiel có trụ sở tại Đức.

“Việc này đã biến Trung Quốc thành một chủ nợ lớn chính thức, dễ dàng vượt qua cả IMF lẫn WB”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu trên đã xem xét gần 2,000 khoản cho vay mà Trung Quốc thực hiện với 152 quốc gia từ năm 1949-2017 và được thực hiện bởi chuyên gia về nợ nổi tiếng Carmen Reinhart của Đại học Harvard, cùng với hai nhà nghiên cứu Christoph Trebesch và Sebastian Horn của Viện nghiên cứu Kiel.

Đối với 50 quốc gia đang phát triển có vay tiền từ Trung Quốc, các khoản nợ đã tăng trung bình từ ít hơn 1% GDP của các nước đó (trong năm 2015) lên đến hơn 15% GDP trong năm 2017, dựa theo ước tính của các nhà nghiên cứu.

“Các nước phát triển và có thu nhập cao có xu hướng nhận được các khoản cho vay thông qua việc mua trái phiếu Chính phủ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC)”, trích từ bản báo cáo. “Kết quả là nhiều nước phát triển đã trở thành những con nợ lớn của Chính phủ Trung Quốc”.

Thêm vào đó, báo cáo còn có đoạn: “Các nền kinh tế đang phát triển và có thu nhập thấp hầu hết đều nhận các khoản vay trực tiếp từ các ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, thường ở mức lãi suất thị trường và được hỗ trợ bởi các loại tài sản thế chấp như là dầu mỏ”.

Nhiều khoản vay được thực hiện thông qua hai ngân hàng chính sách – Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Trung Quốc (EIBC).

Các ước tính cho thấy hiện nay, Trung Quốc chiếm khoảng 1/4 tổng số khoản tiền cho các thị trường mới nổi vay, dựa theo bài nghiên cứu.

“Sự bùng nổ của hoạt động cho vay quốc tế của Trung Quốc, chủ yếu là kết quả của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của quốc gia này, nhưng một phần cũng do chính sách ‘hội nhập toàn cầu’ của Nhà nước Trung Quốc”, ông Trebesch – người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tài chính quốc tế và quản trị toàn cầu tại Viện nghiên cứu Kiel – cho biết.

Trung Quốc đã vấp phải nhiều sự chỉ trích vì làm phật lòng nhiều quốc gia với các khoản nợ thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường – một kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ trên khắp thế giới nhằm mục đích xây dựng đường sắt, đường bộ, đường biển và các tuyến đường khác trải dài từ Trung Quốc đến Trung Á, châu Phi và châu Âu.

Các món nợ “bị ẩn giấu”

Các tài liệu về việc cho vay của Trung Quốc đã bị làm cho “không rõ ràng” nhất có thể, bản báo cáo cho biết, trong đó những giao dịch như vậy “đã bị bỏ qua dù đã cố gắng hết sức để thu thập nhằm do lường dòng vốn quốc tế”.

Vấn đề mà các khoản nợ ẩn này gây ra là chúng đặc biệt được dùng để “phục vụ” những đất nước như Venezuel, Iran và Zimbabwe, dựa theo bản báo cáo.

Ông Reinhart của Đại học Harvard – Giáo sư tại trường Kennedy School of Government – gần đây cũng nói về vấn đề nợ ẩn tại một diễn đàn ở Singapore, ông nói rằng nhiều khoản vay xuất phát từ chủ nợ Trung Quốc cần được cơ cấu hoặc đàm phán lại. Các nước có những khoản nợ như vậy bao gồm Sri Lanka, Ukraine, Venezuela, Ecuador, Bangladesh và Cuba.

Nếu số tiền mà các quốc gia đang phát triển vay từ Trung Quốc không được biết chính xác, thì các khoản nợ ẩn đó có thể gây khó khăn trong việc giải quyết tính bền vững về nợ ở những quốc gia trên, trước đây IMF và WB vốn là hai tổ chức dẫn đầu trong việc này. Nỗ lực đó bao gồm việc phân tích gánh nặng nợ nần của các quốc gia và sau đó đưa ra các khuyến nghị dưới dạng chiến lược vay nợ có tác dụng hạn chế các rủi ro có thể xảy ra do việc nợ nần.

Việc Trung Quốc cho những quốc gia khác vay khác với những chủ nợ khác như WB cho vay, vì việc đó gây thêm khó khăn để Trung Quốc giải quyết vấn đề nợ của chính họ.

Trong khi các tổ chức chính thức thường cho các quốc gia đang phát triển vay với mức lãi suất thấp hơn thị trường, Trung Quốc lại thường cho vay với mức lãi suất bằng thị trường và cho vay trong thời hạn ngắn, dựa theo nghiên cứu trên.

Gã khổng lồ châu Á này còn thường xuyên yêu cầu tài sản thế chấp phải được trả bằng hiện vật, chẳng hạn như xuất khẩu dầu – khiến cho bản chất “không rõ ràng” của các khoản nợ tăng thêm.

Năm 2018, WB đã đề cập đến một ví dụ là khoản vay của Trung Quốc đối với Venezuela, vốn được ghi dưới dạng thùng dầu.

Thêm vào đó, “hầu hết khoản vay quốc tế mà Trung Quốc thực hiện được mở rộng thông qua các tổ chức của Nhà nước Trung Quốc và người vay cũng thường là các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước”, bản báo cáo cho biết.

“Kết quả là chính các quốc gia con nợ cũng không mường tượng được bức tranh hoàn chỉnh của việc họ đã vay bao nhiêu tiền từ Trung Quốc và vay dưới những điều kiện gì”, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh trong bản báo cáo.

Các khu vực nợ Trung Quốc nhiều nhất là những quốc gia thuộc Trung Á và vùng viễn đông châu Á, như là Lào và Cam-pu-chia, các nước Mỹ La-tinh cũng nằm trong danh sách đó. Dòng nợ chảy ở các quốc gia Đông Âu có phần nhỏ hơn, nhưng lượng tiền tín dụng mở rộng sang châu Âu lại đang tăng lên, dựa theo bản báo cáo.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.