🔥 Chinh phục thị trường với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Dòng vốn âm thầm tháo chạy khỏi Trung Quốc, 1.2 ngàn tỷ USD bỗng biến mất

Ngày đăng 02:00 25/06/2019
Dòng vốn âm thầm tháo chạy khỏi Trung Quốc, 1.2 ngàn tỷ USD bỗng biến mất

Vietstock - Dòng vốn âm thầm tháo chạy khỏi Trung Quốc, 1.2 ngàn tỷ USD bỗng biến mất

Trung Quốc đã củng cố sức mạnh tài chính để nâng cao sức ảnh hưởng trên thương trường quốc tế trong vài năm trở lại đây, nhưng  nước này đang tiến dần tới điểm mà họ có lẽ buộc phải xem xét lại chiến lược của mình.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo số dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc sẽ âm trong năm 2022, vì tác động của cuộc chiến thương mại và các diễn biến khác. Bên dưới của “tảng băng trôi”, tình trạng tháo chạy của các dòng vốn lớn đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các nhà điều tiết khắc khe trong Chính phủ Trung Quốc.

Xu hướng này làm gia tăng khả năng xảy ra sự chuyển dịch của cán cân quyền lực trên toàn cầu.

Tổng cộng 1.2 ngàn tỷ USD đã “biến mất” khỏi số liệu thống kê của Trung Quốc trong hơn 10 năm trở lại đây, có khả năng làm suy yếu sức ảnh hưởng mà Trung Quốc muốn xây dựng thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường” và các khoản đầu tư khổng lồ vào trái phiếu Chính phủ Mỹ.

IMF cho biết, Trung Quốc có lượng tài sản ròng bên ngoài là 2.1 ngàn tỷ USD tính tới năm 2018 – lớn thứ ba, chỉ sau Nhật Bản (3.1 ngàn tỷ USD) và Đức (2.3 ngàn tỷ USD), nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với mức thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc.

Thông thường, thặng dư tài khoản vãng lai thường đi cùng với sự gia tăng hoặc suy giảm của tài sản ròng bên ngoài. Thế nhưng, trong khi thặng dư của Trung Quốc tăng thêm 2 ngàn tỷ USD trong giai đoạn 2009-2018 thì tài sản ròng nước ngoài chỉ tăng thêm 740 tỷ USD trong cùng kỳ.

Điều gì lý giải cho sự chênh lệch tới 1.2 ngàn tỷ USD này?

Yu Yongding, Chuyên gia kinh tế và từng là thành viên trong ủy ban chính sách của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoc), đưa ra một lý thuyết để giải thích chuyện này. Nếu một công ty Trung Quốc xuất khẩu lượng sản phẩm trị giá 1 triệu USD tới Mỹ, họ sẽ ghi nhận con số này vào khoản thương mại với Mỹ, theo ông Yu. Thế nhưng, đôi khi, chỉ 500,000 USD có trong tài khoản ngân hàng của công ty này ở Trung Quốc, trong khi một nửa còn lại vẫn ở nước ngoài.

Ông Yu cho biết việc tích lũy lượng tiền như thế này góp phần giải thích tại sao lại có mức chênh 1.2 ngàn tỷ USD này.

Trong phần thống kê chính thức của Trung Quốc, một khoản mục gọi là “lỗi và sai sót” (net errors and omissions) bao gồm những khoản giao dịch mù mờ như thế này. Trong giai đoạn 2009-2018, Trung Quốc ghi nhận mức -1.1 ngàn tỷ USD trong phần này – đáng ngờ là nó gần với con số 1.2 ngàn tỷ USD.

Khoản “lỗi và sai sót” rõ ràng bao gồm thua lỗ về tiền tệ so với các đồng tiền mới nổi trong dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Thế nhưng, vì chúng thường tăng khi đồng Nhân dân tệ giảm giá, một dòng vốn tháo chạy không chính thức ra khỏi Trung Quốc được cho là chiếm phần lớn trong khoản mục lỗi và sai sót.

Theo IMF, Trung Quốc sẽ sớm chứng kiến cán cân tài khoản vãng lai chuyển sang âm. Tổ chức này dự báo Trung Quốc sẽ thâm thụt tài khoản vãng lai khoảng 6.6 tỷ USD vào năm 2022.

Thâm hụt tài khoản du lịch của Trung Quốc cũng tác động tiêu cực tới số dư tài khoản vãng lai và điều này không chỉ là do các khoản mua sắm của khách du lịch.

Trong năm 2018, một người đàn ông Trung Quốc làm việc cho một công ty ở Bắc Kinh đã mua một căn hộ studio cũ ở Tokyo với giá 10 triệu JPY (93,000 USD). Anh ta trả tiền bằng cách gộp các khoản vốn nhỏ mà anh ta đã mang theo mỗi khi đến Nhật Bản để giải trí hoặc kinh doanh.

"Một phần của chi phí đi lại đóng góp vào sự tháo chạy của dòng vốn và đã được sử dụng để mua các sản phẩm tài chính và tài sản", Yu nói.

Thâm hụt tài khoản du lịch của Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh trong năm 2014. Nó chiếm khoảng 80% thâm hụt trong thương mại dịch vụ và được tính từ các sàn giao dịch tiền tệ tại các ngân hàng ở Trung Quốc, thanh toán bằng thẻ tín dụng và điện thoại thông minh, các đợt rút tiền mặt từ ATM và giao dịch khác của khách du lịch đi nước ngoài và sinh viên học tập ở nước ngoài.

Một nghiên cứu cho thấy 60% thâm hụt cán cân du lịch là do sự tháo chạy của dòng vốn.

Điểm mấu chốt là do dòng vốn tháo chạy ra nước ngoài nên tài sản bên ngoài ròng của Trung Quốc không tăng nhiều như thặng dư tài khoản vãng lai và số dư trong cán cân thu nhập vẫn đang âm.

Tadashi Nakamae, Chủ tịch của tổ chức Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Nakamae của Nhật Bản, dự đoán thâm hụt tài khoản vãng lai của Trung Quốc sẽ trở thành một xu hướng lâu dài.

"Áp lực giảm giá đối với đồng Nhân dân tệ sẽ tăng trong tương lai", Zhang Ming, Chuyên gia nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc(CASS), cho biết.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.