💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Cuộc gọi lúc nửa đêm của Buffett giúp giải cứu Mỹ năm 2008

Ngày đăng 15:26 13/12/2018
Cuộc gọi lúc nửa đêm của Buffett giúp giải cứu Mỹ năm 2008

Vietstock - Cuộc gọi lúc nửa đêm của Buffett giúp giải cứu Mỹ năm 2008

Warren Buffett đã hiến kế cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ để vực dậy nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Nửa đêm một ngày tháng 10/2008, đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ phú đầu tư Warren Buffett đã gọi Bộ trưởng Tài chính Mỹ thời đó - Henry "Hank" Paulson để đề xuất ý tưởng có thể lật ngược tình thế cho kinh tế Mỹ. Paulson khi ấy đã đi ngủ. Ông vừa dành cả tối nghiên cứu hàng loạt chính sách cùng các đồng nghiệp để khôi phục niềm tin tại Wall Street.

"Tôi đã rất kiệt sức", Paulson kể lại trong một chương trình của HBO. Khi ấy, Quốc hội Mỹ vừa thông qua Đạo luật Bình ổn Kinh tế Khẩn cấp, còn được gọi là "dự luật cứu trợ", đồng thời lập ra Chương trình Giải cứu Tài sản gặp Rắc rối trị giá 700 tỷ USD, nhằm mua lại tài sản của các ngân hàng đang khó khăn. Tuy nhiên, những động thái này vẫn chưa đủ giúp nhà đầu tư bình tĩnh.

Tỷ phú đầu tư Warren Buffett trong một cuộc phỏng vấn năm 2008. Ảnh: AFP

"Trong khi chúng tôi trình dự luật này lên Quốc hội, tình hình lại tiếp tục xấu đi. Hai vụ ngân hàng sụp đổ lớn nhất lịch sử nước Mỹ diễn ra, là Wachovia và Washington Mutual", Paulson cho biết, "Chúng tôi cần thứ gì đó có tác dụng nhanh hơn và mạnh hơn".

Buffett khi đó cũng nghĩ ra một giải pháp, và gọi điện cho Paulson. Ban đầu, Paulson cảm thấy băn khoăn khi nghe tên người gọi: "Mẹ tôi có một người sửa đồ lặt vặt tên Warren. Tôi không hiểu sao ông ấy lại gọi cho mình?".

Khi biết đó là Warren Buffett, Paulson đã lắng nghe ý kiến của tỷ phú "giúp chúng tôi nảy ra ý định về kế hoạch sau đó". Buffett khi đó đã nói: "Bơm thêm vốn cho các ngân hàng có thể còn ý nghĩa hơn là mua tài sản của họ".

Ngày 13/10, CEO các ngân hàng lớn, trong đó có John Mack của Morgan Stanley, Jamie Dimon của J.P. Morgan, Lloyd Blankfein của Goldman Sachs, John Thain của Merrill Lynch, và Vikram Pandit của Citigroup, đã nhóm họp tại Bộ Tài chính Mỹ để thảo luận về đề xuất này.

Không phải tất cả các ngân hàng khi đó đều cần trợ giúp. Một số CEO ban đầu còn lưỡng lự có nên nhận tiền mặt hay không, do lo ngại nó có thể làm họ bị hiểu nhầm là đang gặp rắc rối, khiến nhà đầu tư rút tiền ra. Tuy nhiên, Paulson đã thuyết phục họ rằng việc cứu trợ này rất cần thiết, nhằm hồi sinh niềm tin vào nền kinh tế. Cuối cùng, tất cả đã đồng ý.

Sau cuộc gặp này, Bộ Tài chính Mỹ đã bơm 250 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng. Dĩ nhiên, không phải ai cũng ủng hộ kế hoạch này. Rất nhiều người đã xuống đường biểu tình, phản đối việc dùng tiền thuế của người dân để cứu các nhà đầu tư giàu có ở Wall Street. Họ cho rằng đó  là những người có quyết định tài chính sai lầm, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng.

"Tôi nghĩ là giờ vẫn còn rất nhiều người cho rằng việc chúng tôi cứu trợ các công ty ở Wall Street là vì muốn giúp những người đồng nghiệp trong ngành tài chính, chứ không phải để bảo vệ kinh tế Mỹ", cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) - Ben Bernanke cho biết.

Paulson, Bernanke và Chủ tịch Fed New York - Timothy Geithner đến nay vẫn bảo vệ quan điểm cứu nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng. Dù vậy, cả ba cũng thừa nhận họ chưa thực hiện công việc một cách hoàn hảo, vì đã khiến Lehman Brothers sụp đổ.

Thị trường Mỹ đã dần hồi phục từ năm 2009. Paulson gọi gói cứu trợ này là "chương trình thành công nhất lịch sử nhân loại trong việc khiến người ta ghét bỏ". Cựu tổng thống Mỹ - George W. Bush thì gọi đây có lẽ là "chương trình cứu trợ tài chính tuyệt vời nhất" vì ông cho rằng "sự can thiệp này đã giúp thế giới tránh khỏi một cuộc suy thoái nữa".

Hà Thu (theo CNBC)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.