🔥 Chinh phục thị trường với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Đây là cách Fed ấn định lãi suất và vì sao điều đó lại quan trọng

Ngày đăng 21:00 03/08/2019
Đây là cách Fed ấn định lãi suất và vì sao điều đó lại quan trọng

Vietstock - Đây là cách Fed ấn định lãi suất và vì sao điều đó lại quan trọng

Các ngân hàng luôn cho vay tiền - với một khoản phí.

Khi chúng ta vay và sau đó trả lại kèm theo tiền lãi, đó là cách các ngân hàng kiếm tiền.

Chi phí vay, được gọi là lãi suất, có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc bạn chọn thẻ tín dụng nào hoặc bạn có quyết định xài một thẻ nào đó hay không.

Tuy nhiên, nếu ngân hàng của bạn muốn làm cho việc vay tiền trở nên đắt hơn hoặc rẻ hơn, không đơn giản chỉ đưa ra mức lãi suất mới, như một người bán tạp hóa thường làm với giá sữa. Đó là một quá trình được kiểm soát cao hơn bởi Cục Dự trữ Liên bang (Fed), hay Ngân hàng trung ương của Mỹ.

Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Tại sao Fed quan tâm đến lãi suất?

Năm 1977, Quốc hội Mỹ đã trao cho Fed hai nhiệm vụ chính: Giữ ổn định giá cả của những thứ mà người Mỹ mua và tạo ra những tình trạng thị trường lao động cung cấp việc làm cho tất cả những người muốn chúng.

Fed đã phát triển một bộ công cụ để đạt được mục tiêu kép này về lạm phát và việc làm tối đa. Tuy nhiên, những thay đổi về lãi suất là thu hút nhiều sự chú ý của giới truyền thông nhất, có lẽ vì chúng có tác động theo thời gian thực đối với việc phải tốn bao nhiêu để vay.

Từ Washington, Fed điều chỉnh lãi suất với hy vọng thúc đẩy tất cả các loại thay đổi khác trong nền kinh tế. Nếu muốn khuyến khích người tiêu dùng vay để việc chi tiêu có thể tăng - một hình thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - thì họ cắt giảm lãi suất và làm cho việc vay rẻ hơn. Sau cuộc Đại suy thoái, họ giữ lãi suất gần bằng 0 để đạt được điều đó.

Để thực hiện điều ngược lại và làm giảm nhiệt nền kinh tế, họ tăng lãi suất để mọi người ít muốn có thêm một thẻ tín dụng nữa.

Fed thường điều chỉnh lãi suất để đối phó với lạm phát - sự tăng giá xảy ra khi mọi người có nhiều tiền để chi tiêu hơn so với những gì có sẵn để mua.

Tuy vậy, đối với phần lớn sự phục hồi kinh tế này, lạm phát đã không thực sự tăng, mặc dù nó hiện đang nằm trong phạm vi mục tiêu của Fed. Lâu nay, lạm phát được kỳ vọng ​​sẽ tăng tốc, đặc biệt là sau khi Chính phủ liên bang đưa ra cú hích dưới hình thức cắt giảm thuế và khi tỷ lệ thất nghiệp liên tục ở gần mức thấp nhất kể từ năm 1969.

Và vì vậy, thay vì chống lạm phát, Fed đang tìm cách duy trì đợt tăng trưởng dài kỷ lục này càng lâu càng tốt. Việc cắt giảm lãi suất vào ngày 31/07 vừa qua thể hiện cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ đó.

Lãi suất lên xuống như thế nào?

Các ngân hàng không chỉ cho người tiêu dùng vay, họ cũng cho vay lẫn nhau.

Đó là vì vào cuối mỗi ngày, họ cần có một lượng vốn nhất định trong dự trữ. Khi những người có tài khoản ngân hàng xài tiền, số dư đó dao động, do đó, một ngân hàng có thể phải vay qua đêm để đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu.

Và giống như cách họ tính phí bạn lúc cho vay, họ tính phí lẫn nhau.

Fed cố gắng gây ảnh hưởng lên khoản phí đó, gọi là lãi suất quỹ liên bang.

Khi lãi suất quỹ liên bang giảm, các ngân hàng cũng hạ lãi suất mà họ tính cho người tiêu dùng, do đó chi phí đi vay giảm.

Sàn và trần

Sau cuộc Đại suy thoái, Fed đã mua vào lượng trái phiếu Chính phủ lớn chưa từng có để bơm tiền vào tài khoản của các ngân hàng. Gần 2 ngàn tỷ USD dự trữ vượt mức đã được Fed tích lũy (năm 2008 có chưa tới 500 tỷ USD).

Fed đã quyết định cách để giảm bớt kho dự trữ trái phiếu Chính phủ này là cho một số quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ và các doanh nghiệp tài chính khác vay. Họ thực hiện điều này trong các giao dịch được gọi là “hoạt động mua lại ngược” (repo), liên quan đến việc bán trái phiếu Chính phủ và đồng ý mua lại vào ngày hôm sau.

Fed ấn định lãi suất "sàn" thấp hơn cho những cái gọi là “repo” này.

Sau đó, họ đưa ra mức lãi suất cao hơn, kiểm soát số tiền mà họ trả cho các ngân hàng để giữ tiền mặt, được gọi là lãi suất dự trữ vượt mức. Con số này đóng vai trò như mức “trần”, vì các ngân hàng sẽ không muốn cho nhau vay với lãi suất thấp hơn mức mà Fed đang trả cho họ - ít nhất là trên lý thuyết.

Ví dụ, khi Fed tăng lãi suất vào tháng 9 năm ngoái, họ đã ấn định lãi suất repo ở mức 2% và lãi suất dự trữ vượt mức ở mức 2.25%, khoảng cách cao nhất trong hơn một thập niên.

Lãi suất quỹ liên bang hiệu quả trên, mức mà các ngân hàng sử dụng để cho nhau vay, sau đó được thả nổi giữa 2% và 2.25%.

Khi Fed tăng lãi suất, các ngân hàng ít được khuyến khích cho vay hơn, vì họ đang kiếm được nhiều tiền hơn qua việc giữ tiền mặt trong dự trữ.

Tác động của quyết định lãi suất

Sau khi Fed tăng hoặc cắt giảm lãi suất quỹ liên bang, trách nhiệm được chuyển sang cho các ngân hàng.

Sau một đợt tăng lãi suất, các ngân hàng tăng lãi suất mà họ tính cho các khách hàng đáng tin cậy nhất - chẳng hạn như các tập đoàn lớn - được gọi là lãi suất cơ bản. Thông thường, các ngân hàng thông báo việc tăng này trong vòng vài ngày sau thông báo của Fed.

Những thứ như tiền vay mua nhà và lãi suất thẻ tín dụng sau đó được tính theo lãi suất cơ bản.

Tuy nhiên, tác động của lãi suất cao hơn hoặc thấp hơn có thể được cảm nhận từ lâu trước khi Fed hành động nếu quyết định chính sách này được xem là chắc chắn. Chẳng hạn, trong quý 2/2019, lãi suất tiền vay mua nhà thời hạn 30 năm đã giảm xuống dưới 4% do các trader suy đoán về việc cắt giảm lãi suất. Sự sụt giảm này đã gây ra sự bùng nổ trong tái cấp vốn và mua hàng, Wall Street Journal đưa tin.

Không có nhiều tin vui cho người tiết kiệm. Theo Bankrate, một số ngân hàng trực tuyến bao gồm Ally và Marcus của Goldman Sachs đã hạ lãi suất tài khoản tiết kiệm trước quyết định của Fed.

Nhã Thanh (Theo Business Insider)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.