Bộ 3 cổ phiếu nhà Vin giảm mạnh nhất nhóm VN30 phiên hôm nay và lấy đi của VN-Index 3,2 điểm. Trong khi đó, bộ 3 cổ phiếu phân bón DPM (HM:DPM), DCM (HM:DCM), LAS (HN:LAS) mở gap tăng trần. Chứng khoánTop 10 cổ phiếu nổi bật phiên 8/9: VIC (HM:VIC), VHM (HM:VHM), GEX (HM:GEX), VPB, DPM, HAH, ABSĐức Hậu • {Ngày xuất bản}Bộ 3 cổ phiếu nhà Vin giảm mạnh nhất nhóm VN30 phiên hôm nay và lấy đi của VN-Index 3,2 điểm. Trong khi đó, bộ 3 cổ phiếu phân bón DPM, DCM, LAS mở gap tăng trần.
Thị trường chứng khoán giảm trở lại trong phiên cuối tuần dù mức giảm chỉ 0,13% còn 1.241,5 điểm. Thanh khoản trên 3 sàn đạt gần 29.500 tỷ đồng trong đó giá trị giao dịch trên HOSE ở mức hơn 26.300 tỷ.
VIC - VHM - VRE (HM:VRE): Thủng kháng cự MA50
Bộ 3 cổ phiếu nhà Vin giảm mạnh nhất nhóm VN30 phiên hôm nay và lấy đi của VN-Index 3,2 điểm. Đà giảm mạnh hơn trong buổi chiều (đặc biệt trong 15 phút ATC) khiến cả 3 mã đều đóng cửa tại đáy phiên.
VIC thậm chí giảm 2,8% và thủng mốc 60.000 đồng/cp (giá cũ hồi đầu tháng 8). Thanh khoản phiên này ghi nhận 28,2 triệu đơn vị - mức kỷ lục mới từ khi niêm yết (60% đến từ bán chủ động).
Chỉ báo RSI tại VIC bắt đầu gần hơn trạng thái quá bán, dòng tiền cá mập liên tục giảm vị thế đỡ giá khiến cổ phiếu giảm về dưới hỗ trợ EMA50 (mức 60.000 đồng). Cổ phiếu VHM cũng đang giao dịch dưới ngưỡng hỗ trợ này.
GEX đóng cửa tăng 4,5% lên mức 25.700 đồng/cp - mức cao nhất từ đầu tháng 5/2022; thanh khoản hơn 37 triệu đơn vị (cao thứ 2 thị trường). Đây cũng là ngưỡng kháng cự cũ tháng 8 năm ngoái.
Nhà đầu tư uu tiên vị thế nắm giữ và chốt lời một phần khi giá hướng vùng 27.x đồng.
QCG - Quốc Cường Gia Lai (HM:QCG): Tạo lập "rung cây"?
Cổ phiếu QCG tăng cận trần ngay đầu phiên sáng trước khi bị bán sàn trong phiên chiều, giá giảm còn 14.100 đồng/cp qua đó chấm dứt chuỗi 7 phiên tăng trước đó.
Dòng tiền tạo lập tại cổ phiếu này vẫn hoạt động rất mạnh trong 1 tuần qua. Phiên hôm nay, khối lượng giao dịch cổ phiếu QCG tăng lên mức 4,3 triệu đơn vị. Bất ngờ ở chỗ lượng mua chủ động vẫn chiếm áp đảo với gần 60% trong đó hơn 1,9 triệu cp được gom lại giá sàn.
Không ngoại trừ khả năng đây là động thái "rung cây" của dòng tiền tạo lập để gom thêm cổ phiếu. Quan sát, kháng cự gần nhất của QCG là vùng 16.x đồng (giá cũ tháng 3/2022).
Nhóm cổ phiếu vận tải biển ghi nhận tăng mạnh trong phiên 8/9 trong đó HAH được kéo lên mức giá trần 38.100 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt mức kỷ lục hơn 8 triệu đơn vị.
Với việc thành công vượt kháng cự vùng 34.x - 35.x đồng, mã đang có cơ hội hướng lên ngưỡng 44.x - 45.x đồng trong ngắn - trung hạn. Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trong trong những nhịp điều chỉnh.
Chứng khoán VNDirect dự phóng doanh thu và lợi nhuận ròng của Hải An năm 2023 đạt lần lượt 2.665 tỷ và 449 tỷ đồng, tương ứng giảm 17% và 45% so với năm trước. Sang năm 2024, kết quả kinh doanh của HAH được dự phóng tăng trưởng với mức doanh thu 3.483 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 516 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 31% và 15% so với cùng kỳ.
DPM - DCM - LAS: Đồng loạt mở gap tăng
Vận động tích cực của giá ure thế giới giúp các cổ phiếu phân bón bốc đầu tăng mạnh hàng chục % trong hơn 3 tháng trở lại đây. Sau phiên tăng trần, DCM trở lại đỉnh cũ 1 năm (mức 33.850 đồng/cp), DPM vượt mốc 40.000 đồng (giá cũ giữa tháng 10/2022), LAS cũng chạm đỉnh 1 năm tại mức 14.400 đồng/cp.
Cả 3 mã đều xuất hiện gap tăng và cho tín hiệu mua vào.
Thông tin hỗ trợ: Trung Quốc đã yêu cầu một số nhà sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu urê sau khi giá trong nước tăng vọt. Đây là động thái có thể hạn chế nguồn cung và tăng chi phí cho nông dân ở những quốc gia chuyên nhập khẩu phân bón như Ấn Độ.
Theo Bloomberg, một số ông lớn phân bón của Trung Quốc đã tạm ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới từ đầu tháng này theo lệnh của Chính phủ.
Cổ phiếu VPB đóng cửa chỉ tăng 0,2% lên mức 21.800 đồng và tiếp tục duy trì trạng thái tích lũy.
Khối lượng giao dịch phiên này đạt 16,8 triệu cp. Khối ngoại mua ròng 24 triệu cp theo phương thức thỏa thuận - giá trị tương ứng 524 tỷ đồng - phiên mua ròng mạnh nhất kể từ đầu năm.
Trước đó phiên 6/9, khoảng 20,3 triệu cổ phiếu VPB cũng đã được khối ngoại mua vào theo phương thức thỏa thuận tại vùng giá 20.800 đồng/cp (giá trị hơn 430 tỷ đồng).
ABS - Nông nghiệp Bình Thuận: Tích lũy chờ giá lên
Nhịp hồi phục hơn 2 tuần qua giúp cổ phiếu ABS vượt trở lại đường hỗ trợ EMA50 (mức 7.5x đồng). Đóng cửa phiên hôm nay, mã tăng 3,5% lên sát mốc 8.000 đồng/cp; khối lượng giao dịch đạt 3,1 triệu đơn vị (cao hơn trung bình 20 phiên).
RSI đang tiệm cận ngưỡng 60 điểm và dòng tiền lớn cũng gia tăng vị thế. Nhà đầu tư có thể mua tích lũy ở vùng giá hiện tại và chờ cổ phiếu vượt 8.100 đồng để gia tăng tỷ trọng. Kháng cự gần nhất gần 8.8000 đồng/cp.