Một nhóm nhà đầu tư đã chi 800 tỷ đồng để nâng sở hữu tại ‘ông lớn’ thép Hoà Phát (HPG). Đóng cửa phiên 16/2, VN-Index tăng hơn 7 điểm áp sát ngưỡng 1.210 điểm, đây là mức cao nhất mà chỉ số sàn HoSE đạt được trong gần 5 tháng qua. Tính rộng ra, trong nửa đầu quý I/2024, VN-Index đã tăng xấp xỉ 80 điểm, tương ứng hơn 7%.
Cùng xu hướng tích cực của thị trường chung, khối ngoại cũng đã giảm áp lực bán ra khi ghi nhận mức bán ròng thấp nhất kể từ quý II/2023. Sàn HoSE ghi nhận giá trị xả ròng của khối ngoại là hơn 1.250 tỷ đồng. Ngược chiều, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 34,6 triệu đơn vị. Chiếm phần lớn danh mục khối ngoại gom ròng từ đầu năm 2024 là cổ phiếu “ông lớn” thép Hoà Phát (HPG) với 27,5 triệu đơn vị (xấp xỉ 800 tỷ đồng).
Cùng chiều, nhóm nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh cổ phiếu dòng bank: VCB (HM:VCB) được mua ròng hơn 742 tỷ đồng, STB (HM:STB) (680,4 tỷ đồng), CTG (HM:CTG) (654,8 tỷ đồng), VPB (HM:VPB) (585 tỷ đồng).
Trong báo cáo phân tích mới công bố, Chứng khoán SSI (HM:SSI) dự đoán Hòa Phát (HM:HPG) đang bước vào chu kỳ lợi nhuận mới với kỳ vọng nhu cầu sẽ phục hồi trong năm 2024, đặc biệt ở thị trường trong nước.
SSI dự báo kết quả kinh doanh HPG năm 2024 |
SSI duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu HPG. Do giá cổ phiếu mới chỉ phản ánh một phần triển vọng lợi nhuận năm 2024, nhà đầu tư có thể chờ các nhịp điều chỉnh để mua vào cổ phiếu với tầm nhìn dài hạn với việc giá thép đã chạm đáy và kỳ vọng sự đóng góp của dự án Dung Quất mở rộng từ năm 2025.
SSI kỳ vọng lợi nhuận của công ty sẽ tăng hơn 30%/năm trong giai đoạn 2025-2027 nhờ việc khởi công dự án Dung Quất 2 vào năm 2025-2026, điều này sẽ giúp sản lượng tiêu thụ HRC (HM:HRC) tăng hơn gấp đôi từ 2,8 triệu tấn trong năm 2023 lên 7,5 triệu tấn vào năm 2027. Sự thiếu hụt nguồn cung trong nước hiện tại khoảng 4-5 triệu tấn/năm, cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu gần đây sẽ giúp Hòa Phát đẩy mạnh phân khúc HRC sau khi dự án đi vào hoạt động.
>> Khai xuân Giáp Thìn, CTCK bán gần 3 triệu cổ phiếu Novaland (HM:NVL)