Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Dự báo ngành dầu khí có thể tăng trưởng lợi nhuận 741% năm 2021. Thị trường 21/6

Ngày đăng 09:49 21/06/2021
Cập nhật 09:53 21/06/2021
© Reuters.

Theo Dong Hai

Investing.com – Thị trường Việt Nam khởi động tuần mới 21/6 – 25/6 với ba thông tin cần chú ý: Dự báo ngành dầu khí có thể tăng trưởng lợi nhuận 741% năm 2021, giá thép phế liệu chưa hạ nhiệt và ngành dệt may Việt Nam nửa cuối năm không lo thiếu đơn hàng… Dưới đây là nội dung chi tiết ba tin tức mới nhất trong ngày hôm nay thứ Hai ngày 21/6.

1. Dự báo ngành dầu khí có thể tăng trưởng lợi nhuận 741% năm 2021

FiinGroup đã có một số dự báo đối với ngành dầu khí: lợi nhuận sau thuế (LNST) của nhóm này sẽ tăng trưởng gần 741% đến từ nhóm "hạ nguồn" bao gồm CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (HN:BSR), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HM:PLX), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (HN:OIL), trong đó Lọc hóa Dầu Bình Sơn đã thực hiện 213% kế hoạch lợi nhuận năm trong quý 1. Nhưng cũng lưu ý rằng các doanh nghiệp dầu khí đang đưa ra kế hoạch kinh doanh 2021 dựa trên giả định giá dầu bình quân ở mức 45 USD/thùng, thấp hơn rất nhiều so với giá dầu Brent hiện tại (70 USD/thùng).

2. Giá thép phế liệu chưa hạ nhiệt

Theo Fast Markets, giá thép phế liệu HMS 1/2 80:20 ở Việt Nam ngày 14/6 là 520 USD tấn, tăng 4,52 USD/tấn (tương đương 0,8%) so với tuần trước; tăng 11,25 USD/tấn so với tháng trước (tương đương 2,2%). Ngoài ra, giá phế liệu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bangladesh cũng tăng trong thời gian vừa qua.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn khi giá phế liệu thế giới, một trong những vật liệu trong quá trình tạo thành thép, tăng. Lý do vì hàng năm Việt Nam nhập khẩu rất nhiều thép phế liệu.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại  trong tháng 5 đạt hơn 708.000 tấn, giá trị hơn 288 triệu USD, tăng hơn 18% về lượng và tăng 15,5% về giá trị so với tháng 4. Lũy kế 5 tháng đầu năm, nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt hơn 2,7 triệu tấn, trị giá hơn 1,1 tỷ USD, tăng gần 27% về lượng và gấp 2 lần về giá trị so với cùng kỳ 2020. Giá nhập khẩu trung bình phế liệu thép trong tháng 5 đạt 407 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tháng 4. Tính chung 5 tháng đầu năm, giá nhập khẩu trung bình phế liệu thép đạt 401 USD/tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu nhập khẩu mới nhất trong 5 tháng đầu năm tại 4 thị trường xuất khẩu phế liệu sắt thép chính cho Việt Nam cho thấy:

  • Nhập khẩu từ Nhật Bản, thị trường lớn nhất trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 1.1 triệu tấn, tương đương gần 516 triệu USD, giảm 7% về lượng, tăng 46% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 47% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.
  • Nhập khẩu phế liệu sắt thép của Mỹ đạt hơn 540.000 tấn, tương đương hơn 213 triệu USD, tăng 90% về lượng, tăng 193% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.
  • Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Australia đạt 252.500 tấn, tương đương gần 113 triệu USD, tăng 125% về lượng, tăng 271% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.
  • Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Hong Kong đạt 223.000 tấn, tương đương gần 96 triệu USD, tăng 32% về lượng, tăng 118% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 9% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.
Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Bên cạnh đó, thống kê cho thấy các thị trường nhập khẩu nhiều phế liệu thép nhất thế giới bao gồm: Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ nhất với hơn 22,4 triệu tấn trong năm 2020. Ấn Độ đứng thứ 2 với gần 5,4 triệu tấn. Các vị trí tiếp theo lần lượt là Mỹ (4,5 triệu tấn), Hàn Quốc (4,4 triệu tấn), Đài Loan (3,6 triệu tấn), EU-28 (2,9 triệu tấn), Mexico (2,1 triệu tấn), Indonesia (1,4 triệu tấn), Canada (1 triệu tấn).

3. Dệt may Việt Nam nửa cuối năm không lo thiếu đơn hàng

Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 5 đạt 2,5 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước. Tính trong 5 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này là 12,2 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ 2020.

Trong 5 tháng đầu năm, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 6 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 49,2% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 1,3 tỷ USD, giảm 6,3%; thị trường EU (27) tiêu thụ 1,2 tỷ USD, tăng 14,7%; Hàn Quốc tiêu thụ 1 tỷ USD, tăng 4,2%.

Ngoài ra, cũng trong 5 tháng đầu năm 2021 nhiều doanh nghiệp dệt may nhận được nhiều đơn hàng và có nhiều yếu tố kết hợp để dệt may có những tín hiệu tốt hơn năm 2020 do:

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .
  • Chất lượng dệt may của Việt Nam tốt và được khách hàng tín nhiệm.
  • Thế giới không còn chuộng đồ Trung Quốc như thời gian trước.
  • Ngoài ra, Covid-19 hoành hành tại Ấn Độ trong thời gian vừa qua khiến các doanh nghiệp quốc tế chuyển chuỗi cung ứng về Việt Nam.

Nhiều công ty khác trong ngành có những tín hiệu đáng mừng về đơn hàng. Tổng Công ty May 10 đang khẩn trương làm những đơn hàng truyền thống để kịp giao đúng tiến độ trong quý II. Khác với năm trước phải ăn đong từng tháng, năm nay, họ đã đủ đơn hàng sơ mi, jacket hết quý III, lượng đơn veston đạt 50% năng lực sản xuất, theo thông tin từ VTV (HN:VTV).

Trong khi đó, đơn hàng cho cả năm nay của Tập đoàn Prosport với các sản phẩm đồ thể thao đã đầy đủ, dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm sẽ cán mốc 75 triệu USD. Việc cần làm lúc này là đảm bảo an toàn sản xuất để giao hàng đúng tiến độ.

Theo chia sẻ của các doanh nghiệp, hiện nay giá thành sản phẩm dệt may đã cao hơn một chút so với năm 2020, trở về thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.