Theo Swati Pandey
Investing.com - Cổ phiếu châu Á ở thế phòng thủ, trong khi giá dầu giảm vào thứ Hai do các nhà đầu tư thận trọng trước cuộc tranh luận trực tiếp giữa 2 ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ và khi số ca nhiễm coronavirus lại tăng đột biến, giáng một đòn vào hy vọng phục hồi kinh tế toàn cầu.
Chỉ số chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương rộng nhất của MSCI bên ngoài Nhật Bản đã tăng 0,04% lên 547,79, không quá xa so với mức thấp nhất trong hai tháng là 543,66 ghi nhận được vào tuần trước.
Chỉ số này đang hướng đến kết thúc tháng giảm điểm sau ba lần tăng liên tiếp khi đại dịch tiếp tục tàn phá nền kinh tế thế giới và khiến nhà đầu tư lo lắng về mức định giá cao ngất trời.
Đặc biệt đáng lo ngại là sự bùng phát trở lại các trường hợp nhiễm COVID-19 ở châu Âu, làm tăng dự đoán trước đó rằng các nhà chức trách có thể bắt đầu kiểm soát sự bùng phát và tạo thêm áp lực căng thẳng đối với các doanh nghiệp đang phải vật lộn với thua lỗ.
Nikkei của Nhật Bản tăng 0,65%, một phần do đồng Yên giảm, trong khi chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,8%.
Chỉ số cổ phiếu chính của Úc giảm 0,2% do các nhà đầu tư thận trọng mặc dù có tin tức tích cực về coronavirus khi bang Victoria, bang đông dân thứ hai của nước này, ghi nhận giảm mạnh các ca nhiễm mới và cho phép các nhà chức trách nới lỏng một số biện pháp hạn chế di chuyển.
Chỉ số chuẩn của New Zealand giảm 0,6%.
Kerry Craig, Nhà chiến lược thị trường toàn cầu của J.P. Morgan Asset Management, cho biết: “Những đám mây đã bắt đầu tụ tập ở các nước phát triển khi sự bất ổn chính trị gia tăng ở Hoa Kỳ và Châu Âu đang phải vật lộn với sự COVID-19”.
Các trường hợp nhiễm COVID-19 đang tăng lên gần 33 triệu người trên toàn cầu với 992.470 người được báo cáo đã thiệt mạng trong khi châu Âu ghi nhận sự gia tăng các ca nhiễm mới.
Craig nói thêm: “Trong khi các chính phủ không thích áp dụng lại các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc, các biện páp hạn chế theo khu vực và địa phương có thể kéo dài trong một thời gian, làm hạn chế hoạt động kinh tế”.
Đáng khích lệ là số liệu cuối tuần qua cho thấy lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc đã tăng tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 8, một phần nhờ sự phục hồi của giá hàng hóa và sản xuất thiết bị.
Sự chú ý của nhà đầu tư trong phiên sẽ là cuộc tranh luận đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và đối thủ Joe Biden vào thứ Ba trước cuộc bầu cử tháng 11.
Một màn trình diễn mạnh mẽ trong cuộc tranh luận hôm thứ Ba tới của Biden, người hiện đang tạm dẫn đầu về tỷ lệ đặt cược và các cuộc thăm dò, có thể thúc đẩy giá cổ phiếu liên quan đến thương mại toàn cầu và năng lượng tái tạo, trong khi chiến thắng trong cuộc tranh luận của Trump có thể mang lại lợi ích cho các công ty quốc phòng và nhiên liệu hóa thạch.
Thị trường cũng sẽ tập trung vào tiến độ đối với gói hỗ trợ tài khóa mới ở Hoa Kỳ trong khi các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi chặt chẽ các cuộc đàm phán thương mại giữa Anh và Châu Âu sau Brexit diễn ra trong tuần này.
Về tiền tệ, đồng Đô la đang dao động gần mức cao nhất trong hai tuần so với đồng Yên Nhật, ở mức 105,56 JPY/USD.
Đồng Euro lần cuối ở mức 1,1631 EUR/USD, không xa mức đáy hai tháng là 1,1611 Đô la được ghi nhận vào thứ Sáu.
Bảng Anh tăng 0,1% lên 1,2760 GBP/USD.
Đồng Đô la Úc (AUD/USD) nhạy cảm với rủi ro được giữ ở mức 0,7041 USD sau khi giảm sáu phiên liên tiếp khi triển vọng về việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa trong nước đã giảm dần.
Đồng Đô la New Zealand (NZD/USD) hầu như không thay đổi ở mức 0,6552 Đô la.
Đối với hàng hóa, giá dầu chịu áp lực khi các biện pháp hạn chế được lập lại ở các quốc gia khác nhau làm giảm triển vọng phục hồi nhu cầu nhiên liệu.
Dầu thô Brent giảm 11 cents xuống 41,81 USD / thùng trong khi dầu thô nhẹ WTI giảm 20 cents xuống 40,05 USD.
Vàng giữ ở mức 1.860,5 USD, vẫn còn cách đỉnh mọi thời đại trên 2.000 USD / ounce vào tháng 8.
- Theo Reuters