SMC, TVN (HN:TVN), POM (HM:POM) là 3 doanh nghiệp thép hiện hữu nguy cơ bị hủy niêm yết do tình trạng kinh doanh thua lỗ 2 năm gần nhất. Riêng cổ phiếu POM vừa nhận cảnh báo đặc biệt từ HoSE.
Ngành thép đã bước qua giai đoạn khó khăn của năm 2022 |
So với tình thế 'hiểm nghèo' của năm 2022, bức tranh kinh doanh của nhóm thép phần nào sáng hơn trong năm 2023. Dù vậy, câu chuyện biến động giá thép, sự hồi phục của thị trường bất động sản vẫn khiến các doanh nghiệp thép chưa thể trở lại mạnh mẽ.
Tập đoàn Hòa Phát (Mã HPG) là ông lớn duy nhất tiếp tục duy trì mức lợi nhuận nghìn tỷ (đạt 6.800 tỷ đồng - giảm 1.644 tỷ so với năm 2022). Kết quả này có mức đóng góp gần 3.000 tỷ đồng lợi nhuận trong quý IV. Đáng nói ở chỗ, từ mức lỗ gần 2.000 tỷ trong quý IV/2022, doanh nghiệp của Chủ tịch Trần Đình Long bắt đầu báo lãi trăm tỷ trong quý I và liên tục tăng lãi trong các quý sau đó.
Cũng có được niềm vui, Tập đoàn Hoa Sen (Mã HM:HSG) và Thép Nam Kim (Mã NKG (HM:NKG)) báo lãi 30 tỷ đồng và 117 tỷ đồng trong năm 2023. Trong khi HSG báo lợi nhuận đi lùi, Nam Kim đã ghi nhận kết quả tích cực hơn khoản thua lỗ năm trước đó.
>> Thêm 5 doanh nghiệp thép công bố kết quả kinh doanh năm 2023: HPG, NKG, TVN, SMC, POM
Không may mắn như vậy, nhóm thép vừa và lớn tiếp tục ghi nhận tình trạng kinh doanh đáng buồn của Tổng CTCP Thép Việt Nam - VNSteel (Mã TVN), CTCP Đầu tư Thương mại SMC (Mã SMC), CTCP Thép Pomina (Mã POM). Doanh thu giảm mạnh, kinh doanh dưới giá vốn hay chi phí hoạt động ở mức cao khiến các công ty trên báo lỗ lần lượt 465 tỷ đồng, 919 tỷ đồng và 961 tỷ đồng.
>> Nước mắt cổ đông Thép Pomina (POM)
Nếu tình hình kinh doanh năm 2024 không được cải thiện, doanh nghiệp không có lãi trở lại trên báo cáo tài chính kiểm toán, không ngoại trừ khả năng các cổ phiếu POM, SMC, TVN sẽ vào diện chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc do công ty báo lỗ 3 năm liên tiếp.
Trong văn bản vừa công bố, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) lưu ý khả năng hủy niêm yết của cổ phiếu POM. Sở cho biết, cổ phiếu POM hiện đã nằm trong diện kiểm soát vì chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp. Nếu chậm thêm 1 lần nữa, cổ phiếu POM sẽ rơi vào trường hợp bị hủy niêm yết.
Pomina kết thúc năm 2023 đáng quên với khoản lỗ sau thuế 961 tỷ đồng trong khi năm 2022 lỗ 1.168 tỷ. Câu chuyện kinh doanh gặp khó, kế hoạch khởi động lại lò cao bị "delay" làm phát sinh chi phí bảo dưỡng, kéo doanh thu giảm gần 75% so với cùng kỳ còn 3.281 tỷ đồng.
Tới cuối năm, Pomina chỉ còn vỏn vẹn hơn 10 tỷ đồng tiền mặt. Hàng tồn kho còn 662 tỷ đồng. Trong khi đó, khoản nợ vay tài chính vẫn ở mức "khổng lồ" với 6.300 tỷ - gấp gần 4 lần vốn chủ sở hữu.
Cùng với tình trang kinh doanh thua lỗ, nhiều cổ phiếu thép hiện đang trong các diện cảnh báo, kiểm soát trên các sàn giao dịch đồng thời nằm trong danh sách chứng khoán bị cắt margin.
>> Nghìn nhân sự ngành thép mất việc năm 2023, Hoa Sen (HSG), Pomina gây bất ngờ