💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Việt Nam và cách xử lý hiệu quả dịch COVID-19 với bài toán kinh tế

Ngày đăng 20:38 07/12/2020
Việt Nam và cách xử lý hiệu quả dịch COVID-19 với bài toán kinh tế

Vietstock - Việt Nam và cách xử lý hiệu quả dịch COVID-19 với bài toán kinh tế

Theo báo chí quốc tế, Việt Nam dường như là điểm sáng kinh tế ở châu Á nhờ cân bằng rất tốt giữa vấn đề bảo đảm sức khỏe cộng đồng và tăng trưởng kinh tế ngay từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Công nhân sản xuất tại Công ty TNHH ITM Việt Nam, khu công nghiệp VSIP, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)

Tờ Manila Times ngày 3/12 đăng bài ca ngợi thành công của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng mang tên COVID-19, đồng thời phân tích lý do vì sao nền kinh tế Việt Nam bắt kịp Philippines trong những thập kỷ qua.

Bài báo viết, khi dịch COVID-19 lan rộng trên toàn thế giới, nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Canada, Nhật Bản hay các nước châu Á đều gặp phải những trở ngại lớn trong vấn đề tăng trưởng kinh tế.

Điều kỳ diệu ở Việt Nam

Theo The Diplomat, do cuộc suy thoái kinh tế do COVID-19 gây ra, số lượng người nghèo trong khu vực châu Á sẽ tăng lần đầu tiên sau 20 năm, với 38 triệu người tái nghèo vào cuối năm 2020. Điều này làm tăng số lượng người châu Á sống dưới mức nghèo khổ lên 517 triệu người.

Tại các nước châu Á-Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, sự suy giảm kinh tế hàng năm có thể dao động từ 3,5 đến 4,8%. Báo cáo ngày 29/9/2020 của Ngân hàng Thế giới cho biết bệnh tật, mất an ninh lương thực, mất việc làm và đóng cửa trường học có thể dẫn đến sự xói mòn nguồn nhân lực và tổn thất thu nhập của người lao động.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính rằng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), không bao gồm Brunei và Singapore, có thể ghi nhận mức thu nhập GDP 4,7% vào năm 2020.

Báo cáo của WB cũng lưu ý rằng các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những nền kinh tế chịu tác động từ sự sụp đổ toàn cầu về du lịch và xuất khẩu, và những nền kinh tế “tiếp tục đối mặt với sự bùng phát nghiêm trọng của dịch bệnh, bao gồm Indonesia, Philippines và Myanmar.”

Tuy nhiên, Việt Nam dường như là điểm sáng kinh tế ở châu Á nhờ cân bằng rất tốt giữa vấn đề bảo đảm sức khỏe cộng đồng và tăng trưởng kinh tế ngay từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

WB dự đoán Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,8% vào năm 2020, ngay cả khi các nước láng giềng châu Á đang “vật lộn” để phục hồi từ khủng hoảng.

Các nhân viên y tế làm xét nghiệm SARS-CoV-2. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Tờ Nikkei Asia cũng nhận định “Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19. Xuất khẩu tăng giúp thúc đẩy tăng trưởng, khi các công ty chuyển hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc. Xuất khẩu trong tháng 10 tăng 9,9% lên 26,7 tỷ USD.” Năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chiếm 100,9% GDP.

Khi dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam đã kiềm chế tác động của đại dịch ở mức tối thiểu.

Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, tính đến chiều 6/12, Việt Nam có tổng cộng 1.366 ca mắc COVID-19. Trong số này, có 1.220 trường hợp đã hồi phục vàcó 35 ca tử vong liên quan đến COVID-19 trên nền bệnh lý trầm trọng.

Chỉ sau 3 tuần phong tỏa vào tháng Tư, Việt Nam đã khôi phục các hoạt động sản xuất, nhanh hơn các nước khác trong khu vực. Việt Nam thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chỉ thực hiện phong tỏa ở những khu vực thực sự là “điểm nóng.”

Kết quả là, rất ít lao động mất việc làm và chi tiêu của người tiêu dùng (chiếm 70% GDP) vẫn ổn định.

Theo IMF, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.498 USD, sẽ vượt mức 3.373 USD của Philippines trong năm 2020. Việt Nam đã mất 4 thập kỷ để vượt qua Philippines về khía cạnh này.

“Chìa khóa” thành công

Ông Sonny Africa, Giám đốc điều hành Ibon Foundation (tổ chức nghiên cứu, giáo dục và phát triển thông tin phi lợi nhuận có trụ sở tại Philippines), cho rằng, có lẽ chìa khóa thành công của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng hiện nay là cách Việt Nam “ứng phó với đại dịch để giữ cho nền kinh tế phát triển.”

Đóng gói và kiểm tra lô hàng đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty Triệu Phú Lộc (Bình Dương). (Ảnh: TTXVN)

Giám đốc điều hành của Ibon Foundation nhấn mạnh: “Tất nhiên, ở đây có bài học về vấn đề ứng phó với đại dịch. Tuy nhiên, bài học lớn hơn là cần tìm hiểu tại sao Việt Nam có thể bắt kịp Philippines. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững không đơn thuần xuất phát từ việc mở cửa và tự do hóa nền kinh tế."

Theo ông Africa, “đầu tư nước ngoài được Việt Nam coi là phương tiện để phát triển quốc gia chứ không phải là mục đích tự thân như ở Philippines. Do đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ và bền vững.”

Trong ba năm qua, Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao gấp 2 lần so với Philippines. Theo Nikkei, trong năm 2020, trước khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết, các cam kết FDI vào Việt Nam ước tính đạt 38 tỷ USD, so với 7,7 tỷ USD đầu tư vào Philippines.

Vào ngày 15/11/2020, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được ký kết bởi 15 quốc gia thành viên.

Ngay lập tức, một số công ty nước ngoài đã có kế hoạch chuyển đến Việt Nam để tăng cường năng lực sản xuất.

Theo Nikkei Asia, Foxconn, chính thức là Hon Hai Precision Industry, có kế hoạch mở rộng sản xuất tại Việt Nam với vốn đầu tư khoảng 270 triệu USD. Công ty có trụ sở tại Đài Loan mới bắt đầu sản xuất màn hình tinh thể lỏng tại Việt Nam và dự kiến sẽ sớm thành lập một công ty con tại Việt Nam, có khả năng sản xuất các bộ phận liên quan đến máy tính.

Young Liu, Chủ tịch Foxconn, cho biết “cơn sốt đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp lớn đang thể hiện rõ và đáng để quan tâm”./.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.