💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Vay online: Tiền thật, hồ sơ 'rởm' và khách hàng chết đứng

Ngày đăng 20:40 22/07/2020
Vay online: Tiền thật, hồ sơ 'rởm' và khách hàng chết đứng
VPB
-

Vietstock - Vay online: Tiền thật, hồ sơ 'rởm' và khách hàng chết đứng

Nhiều người đã tá hỏa khi phát hiện ra rằng giấy tờ tùy thân và thông tin cá nhân của mình đã bị kẻ gian lợi dụng để vay tiền online bất hợp pháp.

* Vay tiền qua app: App 'mất hút', người vay bỗng dưng hết nợ

* Kinh hoàng vay tiền qua ứng dụng với mức lãi 'cắt cổ', cả họ bị đòi nợ

Ảnh minh họa.

Liên tục nhận được cuộc gọi thông báo nợ tiền Công ty tài chính cùng những tờ giấy đòi nợ dán trước cửa nhà, thậm chí cả lời đe dọa "xử lý" nếu không trả tiền, một số khách hàng bất đắc dĩ mới tá hỏa ra rằng giấy tờ tùy thân và thông tin cá nhân của mình đã bị kẻ gian lợi dụng để vay tiền online bất hợp pháp.

Nợ từ trên trời rơi xuống

Bắt đầu từ tháng 10/2019, những cuộc gọi liên tục thông báo nợ từ Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB (HM:VPB) FC - Thương hiệu FE CREDIT) đã gây phiền toái cho anh HH (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) cũng như người thân trong gia đình.

"Tôi khẳng định chưa ký bất kỳ hợp đồng vay vốn nào tại Công ty này, nhưng nhân viên thu hồi nợ nói đó là một hợp đồng online, vay qua app (ứng dụng di động) nên không cần chữ ký," anh HH kể lại.

Theo bản hợp đồng online, anh HH vay 35 triệu đồng từ FE CREDIT. Trong hợp đồng còn có ảnh chụp 2 mặt chứng minh nhân dân và cả ảnh chân dung của anh HH.

Nghi có kẻ gian lợi dụng giấy tờ và thông tin cá nhân của mình để vay vốn, anh HH lập tức phản ánh vụ việc đến FE CREDIT và được nhân viên Công ty hướng dẫn các bước xin xác nhận và tra soát từ ngân hàng thụ hưởng để chứng minh tài khoản nhận tiền giải ngân không phải của anh.

Mặc dù đã làm theo hướng dẫn và cung cấp đầy đủ giấy tờ xác minh, nhưng bất ngờ đến tháng 2/2020, anh HH và gia đình lại nhận được tờ giấy đòi nợ dán trước cửa nhà.

Không biết sự việc còn tiếp diễn như thế nào, anh tiếp tục khiếu nại và nhiều lần làm việc trực tiếp với đại diện FE CREDIT để làm sáng tỏ sự việc.

"Ngày 4/5, nhân viên phòng an ninh Công ty tới nhà làm việc. Anh nhân viên này xác nhận tôi bị lấy cắp thông tin, hứa hẹn sẽ xóa nợ xấu và không làm phiền tới gia đình nữa," anh HH cho hay.

Những tưởng mọi việc dừng lại tại đó, nhưng đến ngày 7/7, anh HH lại bất ngờ nhận được cuộc gọi từ nhân viên FE CREDIT thông báo rằng kết quả điều tra bên phòng an ninh cho thấy anh vẫn phải trả số nợ 35 triệu đồng.

Chỉ tới giữa tháng 7/2020, khi vợ anh do quá lo sợ về việc bị đòi nợ liên tục và khả năng phải sinh non, nhập viện cấp cứu, FE CREDIT mới đề nghị anh HH lên làm việc và ký biên bản hủy khoản nợ trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra; đồng thời cam kết anh HH và người thân không bị nhân viên thu hồi nợ làm phiền nữa.

Kém may mắn hơn anh HH, chị NA (quận Đống Đa, Hà Nội) đã ròng rã khiếu nại gần một năm rưỡi qua về khoản nợ từ trên trời rơi xuống, nhưng đến nay nợ xấu vẫn treo lơ lửng khiến chị không thể vay vốn tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

Cụ thể, tháng 2/2019, chị NA đã làm đơn khiếu nại lên FE CREDIT về việc bị giả mạo giấy tờ để vay 40 triệu đồng từ công ty này.

Đơn khiếu nại của chị nêu rõ tôi chưa bao giờ làm việc hay ký bất kỳ một giấy tờ gì để vay vốn, thậm chí còn chưa từng nghĩ đến việc vay vốn tại FE CREDIT.

Tuy nhiên, Công ty này lại cung cấp bằng chứng là bản hợp đồng vay vốn với thông tin đầy đủ về tên tuổi, địa chỉ theo chứng minh nhân dân. Có lẽ chẳng có gì vô lý nếu như trong bản hợp đồng đó, ngoài những thông tin nêu trên thì toàn bộ ảnh, chữ ký và các thông tin khác đều không phải của chị NA.

"Sự việc được khiếu nại nhiều lần, nhưng không đạt được kết quả gì do FE CREDIT dựa vào một số thông tin cơ bản trong hợp đồng khớp với chứng minh nhân dân của tôi. Thậm chí tôi đã đưa ra cơ quan Công an quận Đống Đa, song không được thụ lý," chị NA chia sẻ.

Mặc dù chị NA hiện không còn bị làm phiền bởi những cuộc gọi đòi nợ, nhưng khoản nợ xấu kia vẫn tồn tại và gây nhiều phiền toái cho vị khách hàng bất đắc dĩ này.

Hồ sơ "rởm" vẫn được giải ngân

Trong vụ việc của anh HH, điểm mấu chốt nằm ở chính số chứng minh nhân dân trên bản hợp đồng online. Hợp đồng được ký vào tháng 10/2019 với các thông tin theo chứng minh nhân dân của anh HH được cấp năm 2006.

Nhưng đây cũng chính là chứng minh nhân dân đã bị cắt góc từ tháng 7/2019 và có xác nhận của cơ quan Công an do thời điểm đó anh HH đi làm mới thẻ Căn cước công dân.

Trao đổi với anh HH, biết được tháng 4/2019, anh đặt mua sim 4G cho công ty tại Cellphone S (Hệ thống bán lẻ điện thoại di động và các thiết bị điện tử).

Khi giao hàng, nhân viên Cellphone S xin chụp lại gương mặt và chứng minh nhân dân để đăng ký sim. Và bức ảnh chụp vội đó cũng chính là bức ảnh nằm trong hợp đồng online vay 35 triệu đồng của FE CREDIT.

"Sau khi nhìn thấy hình ảnh trong hợp đồng, tôi đã nhận ra đó chính là bức ảnh được nhân viên Cellphone S chụp khi giao sim 4G nhờ vào chiếc áo đồng phục và tấm biển hiệu cửa hàng phía sau lưng," anh HH khẳng định.

Thêm nữa, tài khoản nhận thụ hưởng số tiền 35 triệu đồng kia cũng được đăng ký bằng chính chứng minh nhân dân cũ của anh HH.

Tài khoản này được một công ty tại Hà Nội đăng ký ở ngân hàng V. dưới danh nghĩa là tài khoản nhận lương của nhân viên công ty. Đối chiếu chữ ký chủ thẻ trong hồ sơ ngân hàng không phải là chữ ký của anh HH.

Vấn đề đặt ra lúc này là thông tin cá nhân của anh HH bị rò rỉ từ đâu. Quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn tại FE CREDIT được thực hiện ra sao mà những bộ hồ sơ "rởm" như vậy lại có thể bị lọt và giải ngân.

Ngân hàng có vai trò ra sao trong các vụ việc này khi kẻ gian dễ dàng đăng ký mở tài khoản với giấy tờ tùy thân không chính chủ?

Tìm hiểu về app cho vay online của FE CREDIT, nhân viên tổng đài Công ty cho biết, thay vì phải đi đến tận nhà khách hàng để thẩm định hồ sơ vay vốn như trước kia thì nay vay tiền online qua app, người vay chỉ cần chụp đầy đủ 2 mặt chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu cùng với ảnh chân dung là đủ hồ sơ để xét duyệt.

Hồ sơ này cũng sẽ được app duyệt rất nhanh và giải ngân sau một thời gian ngắn nếu đủ điều kiện vay vốn.

Theo chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, việc thẩm định hồ sơ vay vốn lỏng lẻo có nguy cơ làm gia tăng nợ xấu, khó thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, thậm chí mất cả vốn lẫn lãi.

Hơn nữa, khi vay vốn tại các định chế tổ chức không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép chính thức hoạt động tín dụng, người đi vay dễ bị áp dụng các điều khoản bất lợi như lãi suất cao và đối mặt với sức ép bị thu hồi nợ, rò rỉ dữ liệu cá nhân sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp.

Đồng quan điểm trên, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Công ty Luật SBLaw, cho biết: "Trong khi những ứng dụng hay website cho vay online, môi giới tín dụng... đang nở rộ, hoạt động như nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng thì chúng ta chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về chức năng, hoạt động của chúng nên rất khó cho cơ quan chức năng khi xử lý."

Do đó, ông Hà đề xuất sớm ban hành quy định liên quan đến hoạt động của các công ty tài chính công nghệ (Fintech), gồm cả các mô hình app cho vay online để mô hình này hoạt động đúng pháp luật.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà cũng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo khi tiếp cận các kênh cho vay online bởi dù điều kiện cho vay khá dễ dàng, nhưng nếu chậm trả nợ, nhiều biện pháp thu hồi nợ theo kiểu "luật rừng" sẽ được thực hiện như gọi điện cho người thân, quấy rối, bôi nhọ trên mạng xã hội... Đặc biệt, người đi vay cần lưu ý mức lãi suất để tránh rơi vào bẫy tín dụng đen với lãi cao cắt cổ./.

Lê Phương

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.