💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Thông tin "TP.HCM và đồng bằng sông Cửu Long bị xóa sổ năm 2050" chưa đủ cơ sở khoa học

Ngày đăng 04:45 02/11/2019
Thông tin "TP.HCM và đồng bằng sông Cửu Long bị xóa sổ năm 2050" chưa đủ cơ sở khoa học
HCM
-

Vietstock - Thông tin "TP.HCM (HM:HCM) và đồng bằng sông Cửu Long bị xóa sổ năm 2050" chưa đủ cơ sở khoa học

Bộ Tài nguyên - môi trường khẳng định thông tin "TP.HCM và đồng bằng sông Cửu Long bị xóa sổ vào năm 2050" do biến đổi khí hậu là chưa đủ cơ sở khoa học và chỉ dựa trên các giả định cực đoan.


Bản đồ nguy cơ ngập với mực nước biển dâng 100cm cho khu vực tỉnh Bạc Liêu - theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng công bố năm 2016 - Ảnh: Bộ TN-MT cung cấp


Mới đây, các nhà khoa học của Climate Central công bố bài báo khoa học mới về nguy cơ ngập gây ra bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu cho các đồng bằng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

PGS-TS. Huỳnh Thị Lan Hương, phó viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên - môi trường), cho rằng có một số vấn đề trong bài báo cần được xem xét kỹ lưỡng hơn.

Thứ nhất, các tác giả chỉ sử dụng số liệu của Mỹ để hiệu chỉnh cho toàn cầu. Thứ hai, các giả thiết về mực nước biển dâng kết hợp với triều cường là tình huống cực đoan rất khó xảy ra và không được Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu khuyến cáo.

"So sánh bài báo với kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 cho thấy số liệu trong nghiên cứu này không tốt hơn số liệu mà Bộ Tài nguyên - môi trường đã sử dụng. Còn thông tin 'vào năm 2050, TP. HCM và đồng bằng sông Cửu Long bị xóa sổ' là chưa đủ cơ sở khoa học và dựa trên các giả định cực đoan.

Tuy nhiên, đây cũng là một thông điệp cần quan tâm để khi xây dựng các phương án quy hoạch, chính quyền cần chú ý đến sự sụt lún, nước biển dâng và ngập lụt do triều cường để đề xuất phương án hợp lý giải quyết vấn đề nước biển dâng cho đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM", PGS-TS. Huỳnh Thị Lan Hương nói.

Vì vậy, theo bà Hương, các cơ quan, địa phương khi đánh giá nguy cơ ngập do nước biển dâng cần sử dụng số liệu chính thức do Bộ Tài nguyên - môi trường đã công bố.

Về giả định nghiên cứu, theo bà Hương, trong nghiên cứu của Climate Central, các tác giả sử dụng kịch bản nước biển dâng 2m kết hợp với triều cường trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập.

"Thực tế, đây là sự chồng chập của hai giả định rất cực đoan, tất nhiên sẽ dẫn đến tình trạng nguy cơ rủi ro rất cao. Hơn nữa, kết quả đưa ra sẽ không thể phân biệt ngập lụt do mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu (ngập vĩnh viễn) và nguyên nhân ngập lụt do hiệu ứng thủy triều (chỉ trong vài giờ).

Bên cạnh đó, kịch bản nước biển dâng 2m không được đề xuất trong báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu", bà Hương cho hay.

Theo PGS-TS Huỳnh Thị Lan Hương, trong quá trình xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016, Bộ Tài nguyên - môi trường đã xây dựng kịch bản với mức ngập 2m. Với mức ngập 2m, tỉ lệ ngập tại đồng bằng sông Cửu Long lên tới 87,34%.

"Tuy nhiên, như đã nói ở trên, kịch bản nước biển dâng 2m không được đề xuất trong báo cáo đánh giá của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, do đó Bộ Tài nguyên - môi trường đã không cung cấp kịch bản này", bà Hương nói.


Bản đồ nguy cơ ngập với mực nước biển dâng 2m cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng công bố năm 2016 - Ảnh: Bộ TN-MT cung cấp


Còn trong kịch bản biến đổi khí hậu đã được công bố năm 2016, kết quả xác định nguy cơ ngập ứng với mực nước dâng 1m vào năm 2100, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,8% diện tích TP.HCM, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập.

Cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc có nguy cơ ngập cao. Nguy cơ ngập đối với quần đảo Trường Sa là không lớn. Quần đảo Hoàng Sa có nguy cơ ngập lớn hơn.

"Trên thực tế, ĐBSCL hiện nay, có chỗ hạ, chỗ nâng đan xen, đặc biệt Long An, An Giang nâng lên rõ rệt. Khu vực Bạc Liêu theo nghiên cứu thì hạ nhiều nhất, nhưng trong hạ vẫn có nâng, tuy rất ít", bà Hương cho biết.

Bà Hương cho biết, vừa qua Bộ Tài nguyên - môi trường đã hoàn thành kết quả đo đạc địa hình khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bàn giao đợt ba và dự kiến sẽ bàn giao nốt khu vực còn lại vào đầu năm 2020.

Kết quả đo đạc cho thấy không thay đổi nhiều so với kịch bản năm 2016, có khu vực diện tích nguy cơ ngập tăng, có khu vực lại giảm (mức ngập trong bản đồ năm 2016 và năm 2019 tương ứng là 48,6% và 49,1%).

"Hiện nay, Bộ Tài nguyên - môi trường đang tiến hành cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Dự kiến, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục cập nhật các bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng từ dữ liệu cập nhật này trong các kịch bản tới", bà Hương cho biết.

XUÂN LONG

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.