💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Sở hữu trữ lượng đất hiếm khổng lồ, Việt Nam có lợi thế lớn để trở thành công xưởng thế giới

Ngày đăng 18:06 27/01/2024
Sở hữu trữ lượng đất hiếm khổng lồ, Việt Nam có lợi thế lớn để trở thành công xưởng thế giới
AAPL
-

Vietstock - Sở hữu trữ lượng đất hiếm khổng lồ, Việt Nam có lợi thế lớn để trở thành công xưởng thế giới

Đất nước hình chữ S đang tham vọng trở thành công xưởng sản xuất đất hiếm lớn trên thế giới. Nếu thành công trong việc khai thác các mỏ đất hiếm, Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác với Mỹ và các đối tác chiến lược khác.

Trong hơn 1 thập kỷ qua, Việt Nam đã gầy dựng và củng cố vị thế trong lĩnh vực sản xuất, từ ô tô đến điện tử. Đến nay, máy tính và linh kiện điện tử hiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, vượt qua hàng dệt may và giày dép.

Với sự mở rộng của các nhà lắp ráp nước ngoài như Foxconn Technology Group, GoerTek và Luxshare Precision Industry, nhiều sản phẩm của “gã khổng lồ” Apple (NASDAQ:AAPL), như AirPod và Mac, đều được sản xuất ở Việt Nam.

Mặc dù Apple hiện có 25 nhà cung ứng tọa lạc ở Việt Nam, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 151 ở Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các nhà sản xuất linh kiện phần lớn tập trung ở Trung Quốc. Việc chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ, Việt Nam và Mexico đều nằm ở công đoạn cuối của sản xuất, đó là lắp ráp, trong khi sự dịch chuyển của những công đoạn đầu lại rất ít, như sản xuất chip, nam châm và điốt.

Tuy vậy, Việt Nam lại có một lợi thế rất lớn: Trữ lượng đất hiếm đứng thứ hai thế giới. Như tên gọi, loại khoáng sản này rất hiếm và góp phần quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại. Nhiều loại có đặc tính điện từ độc đáo khiến chúng hữu ích trong điện tử, xe điện, thiết bị y tế và laser.

Với việc nắm giữ trữ lượng đất hiếm khổng lồ, Việt Nam thu hút ánh nhìn của các nhà lãnh đạo nước ngoài. Hoạt động khai thác đất hiếm cũng được Chính phủ Việt Nam giám sát chặt chẽ.

Từ chỉ 400 tấn oxit đất hiếm được sản xuất vào năm 2021, sản lượng tại Việt Nam đã tăng lên 4,300 tấn vào năm 2022. Tuy vậy, con số này chỉ tương đương 1.4% nguồn cung toàn cầu và kém xa so với 210,000 tấn từ Trung Quốc, theo ước tính của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ. Vào tháng 7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã phê duyệt kế hoạch mở rộng siêu tốc, nhằm xử lý tới 62,500 tấn khoáng sản đất hiếm vào năm 2030.

Tỷ trọng sản lượng đất hiếm của từng quốc gia trong năm 2022

Trong chuyến công du đến Việt Nam hồi tháng 9/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thỏa thuận với Việt Nam để mở cửa đón đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đất hiếm. 

Đến nay, trong các chính sách thúc đẩy năng lực sản xuất, Việt Nam cung cấp các ưu đãi về thuế, đơn giản hóa quy trình cấp phép và xây các khu công nghiệp chuyên dụng. Bên cạnh đó là áp dụng hạn chế xuất khẩu và có hạn ngạch về lượng quặng thô khai thác từ lòng đất phải được xử lý tại địa phương, thay vì gửi ra nước ngoài. 

Trữ lượng đất hiếm của Việt Nam đứng thứ hai thế giới

Công ty khoáng sản Blackstone Minerals có trụ sở tại Perth (Úc) cho biết sẽ không thay đổi kế hoạch tham gia đấu giá quyền khai thác đất hiếm tại Việt Nam mặc dù Chủ tịch CTCP Đất hiếm Việt Nam - đối tác của Blackstone, đã bị bắt. “Việt Nam có tiềm năng trở thành nước đóng góp đáng kể cho chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu và Blackstone vẫn cam kết giúp Việt Nam hiện thực hóa tham vọng này”, Blackstone cho biết trong hồ sơ gửi lên Sở giao dịch chứng khoán Australia.

Mới đây, Hàn Quốc đã ký một biên bản ghi nhớ về việc thiết lập một hệ thống dành cho đất hiếm để cung ứng cho các công ty Hàn Quốc trong lĩnh vực ô tô và điện tử. Những thỏa thuận này rất quan trọng đối với tương lai của nền kinh tế Việt Nam hơn bất kỳ thỏa thuận nào về khai thác và chế biến khoáng sản. Samsung Electro-Mechanics của Hàn Quốc, Infineon Technologies AG của Đức và Renesas Electronics của Nhật Bản đều hoạt động tại đất nước hình chữ S, chủ yếu là sản xuất chất bán dẫn. Quan trọng hơn, các nhà sản xuất nam châm toàn cầu cũng bị thu hút đến Việt Nam. Star Group Industrial Co. và Baotou INST Magnet sẽ sớm nối gót Shin-Etsu Chemical Co. xây dựng nhà máy ở Việt Nam.

Mặc dù các nhà hoạch định chính sách có thể dễ dàng dựa vào lao động giá rẻ và lắp ráp đơn giản để cung cấp hàng ngàn việc làm cho những người lao động, nhưng Việt Nam có cơ hội tốt để xây dựng một tương lai vững mạnh bằng cách khai thác lợi thế lớn của mình dưới lòng đất. Trong quá trình thu hút các công ty biến đất hiếm thành linh kiện điện tử, Việt Nam có thể xây dựng một nền kinh tế dựa trên tri thức và có khả năng chống đỡ tốt hơn trước những thay đổi về chi phí lao động.

Mặc dù sản lượng hiện tại của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong nguồn cung toàn cầu, nhưng quốc gia này đang chiếm khoảng 17% trữ lượng đất hiếm, chỉ đứng sau Trung Quốc. Việt Nam sẽ tốn một khoảng thời gian và nguồn lực để phát triển các kỹ năng khai thác và luyện kim cần thiết để biến tất cả những thứ thô sơ đó thành thứ đáng giá. 

*Bài viết thể hiện quan điểm của Tim Culpan trên Bloomberg.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.