Vietstock - Nhịp đập Thị trường 06/03: Hồi nhẹ
Sự hồi phục ở nhóm Large cap là động lực chính giúp thị trường phục hồi. Độ rộng thị trường tính tới 14h00 đang nghiêng về bên bán với 222 mã tăng và 341 mã giảm điểm.
Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ khi cả rổ có 5 mã tăng và 25 mã giảm.
Xét về mức độ ảnh hưởng tới chỉ số thì VIC, VHM (HM:VHM), SAB (HM:SAB) là những tác nhân chính dìm VN-Index xuống, trong khi ở chiều tăng thì VCB (HM:VCB) đã có pha lật ngược tình hình khi đã bật tăng hơn 1% khi phiên sáng còn xuất hiện sắc đỏ, MSN (HM:MSN) nhảy vọt hơn 1% nhưng cũng không thể ngăn VN-Index khỏi đà giảm sâu.
QCG (HM:QCG) đã tăng trần trong 7 phiên gần đây và thanh khoản trong phiên hôm nay cao nhất kể từ tháng 02/2019 tới nay. YEG (HM:YEG) đã đánh mất sắc tím của mình trong phiên sáng khi áp lực chốt lời trong phiên ngày 06/03/2020 khá lớn.
FRT (HM:FRT) là một trong những cổ phiếu đi ngược lại với tình trạng hiện tại của VN-Index. Hiện FRT tăng cận trần, góc nhìn kỹ thuật của mã này khá tốt khi trong phiên hôm nay, FRT tạo tổ hợp nến Tower Bottom ngay tại đường middle của Bollinger Bands (hàm ý sự đảo chiều trong tâm lý của nhà đầu tư), đỉnh cũ tháng 02/2020 và đường trendline ngắn hạn từ tháng 12/2019 sẽ kháng cự với giá. Vượt khỏi ngưỡng này thì nhịp tăng mới sẽ xuất hiện trên FRT.
Sắc đỏ đang chiếm ưu thế trong nhóm dệt may. Cụ thể, M10 lao dốc gần 6%, theo sau đó là mức giảm hơn 1% của STK (HM:STK), VGT (HN:VGT) và TCM (HM:TCM). Ở phía sắc xanh, GIL bứt phá gần 2.5%, GMC (HM:GMC) nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Theo góc nhìn kỹ thuật, GIL xuất hiện cây nến White Marubozu trong phiên ngày 06/03/2020 và đang test lại đường SMA 100 ngày, nhiều khả năng sẽ có những nhịp rung lắc quanh ngưỡng này. Nếu vượt khỏi đường này, đường middle của Bollinger Bands sẽ là kháng cự gần nhất với giá.
Hòa chung với diễn biến chung của thị trường, đa số các cổ phiếu ngành thép đang chìm đắm trong sắc đỏ. Có thể kể tên, TLH sụt giảm hơn 2%, VGS cũng giảm gần 1.5%, HSG (HM:HSG) cũng không khác mấy khi lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. Hiện TVN đang là điểm nhấn của ngành này khi có một cú bứt phá gần 5%, HPG (HM:HPG) dao động quanh mốc tham chiếu. Theo góc nhìn kỹ thuật, sau khi chinh phục không thành công đường SMA 100 ngày và tạo cây nến có bóng trên dài (điều này cho thấy áp lực bán tại đây khá mạnh), HSG đã giảm trong phiên ngày 06/03/2020, nếu nhịp điều chỉnh còn tiếp diễn trong những phiên tới thì đường SMA 200 ngày sẽ là hỗ trợ gần nhất cho giá.
Phiên sáng 06/03: Giảm rồi hồi xen kẽ
Kết phiên sáng, VN-Index giảm 1.05%, dừng tại tại mức 883.97 điểm; HNX-Index mất 1.23 điểm và rơi về mức 113.8 điểm. Độ rộng thị trường cuối phiên nghiêng về bên bán với 208 mã tăng và 322 mã giảm.
Sau cú rớt mạnh đầu phiên, thị trường giằng co trở lại theo chiều hướng giảm điểm trong suốt phiên sáng khi lực cung và cầu dần đi vào trạng thái cân bằng.
SAB, MWG (HM:MWG), VIC, SBT (HM:SBT) là những mã rớt mạnh nhất rổ VN30 với sắc đỏ hơn 2%, trong bối cảnh rổ này có 25 mã giảm, 5 mã tăng. Cả rổ có 12 mã mất hơn 1%, trong khi ở chiều ngược lại chỉ có CTD (HM:CTD) bứt phá hơn 3%, còn lại MSN, VCB, HPG và STB (HM:STB) chỉ lùi nhẹ dưới tham chiếu.
Xét về mức độ ảnh hưởng tới chỉ số thì VIC, VHM, SAB là những tác nhân chính dìm VN-Index xuống, trong khi ở chiều tăng chỉ có lực đỡ yếu ớt của VCB. Còn ở sàn HNX, ACB (HN:ACB) mất hơn 1% và khiến HNX-Index mất gần 1 điểm, theo sau là SHB (HN:SHB).
Hầu như không có ngành nào thoát được cảnh chìm trong sắc đỏ, điển hình như dệt may, bất động sản dân dụng, xây dựng, bất động sản khu công nghiệp,… Nhóm chứng khoán cũng trong cảnh tương tự với hầu hết sắc đỏ đều hơn 1%, điển hình như FTS (HM:FTS), MBS (HN:MBS), CTS và cả 3 ông lớn SSI (HM:SSI), VND (HM:VND) và HCM (HM:HCM). Tuy nhiên, một nhóm ngành khởi sắc có thể kể đến trên thị trường là nhóm thủy sản khi phân hóa, trong đó CMX (HM:CMX) gây ấn tượng nhờ sắc tím và thanh khoản tốt.
Khối ngoại bán ròng gần 30 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 3 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, STB, CII (HM:CII) và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. PVS (HN:PVS), TIG là các mã bị bán ròng tại sàn HNX.
10h30: Giằng co ở vùng VN-Index 885 điểm
Thị trường dần đi vào nhịp giằng co khi lực cầu tại nhóm Large Cap mạnh dần và tạo nên thế cân bằng với lực cung.
Rổ VN30 đỏ lửa với 26 mã giảm, 4 mã tăng, trong đó có 13 mã mất hơn 1% và 13 mã lùi dưới 1%, qua đó thể hiện áp lực bán tại rổ này không quá mạnh mẽ. VN30-Index rớt 7 điểm là do số lượng mã giảm lớn, chứ xét về mức độ ảnh hưởng của từng mã thì không mấy mạnh mẽ. Lực cung từ khối ngoại cũng có phần suy yếu khi hầu hết bán ròng nhẹ các mã, ngoại trừ HPG và POW (HM:POW).
CTD hiện là điểm sáng duy nhất tại nhóm xây dựng với sắc xanh hơn 5% và thanh khoản tốt. Góc nhìn kỹ thuật của mã cũng khá tích cực khi đã vượt trendline giảm dài hạn, và nếu giá vượt vùng quanh mốc 72,000 đồng, một điểm mua mới sẽ xuất hiện và đà tăng của mã sẽ càng được củng cố.
AMD là một trong hai mã duy nhất giữ được sắc tím tại nhóm cổ phiếu họ FLC (HM:FLC), và với dư mua hơn 10 triệu đơn vị, dự kiến đà tím sẽ còn kéo dài trong những phiên tới. Kháng cự hiện tại của mã tại vùng quanh mốc 3,000 đồng và nếu vượt được, điểm dừng chân của mã có thể ở kháng cự mạnh quanh mốc 4,000 đồng. Trong khi đó, FLC rớt gần 4%, GAB có lúc bứt hơn 4% song hiện đã lùi nhẹ dưới tham chiếu.
Nhóm hàng không xanh được vài phiên nay đã điều chỉnh trở lại với HVN (HN:HVN) mất gần 3%, VJC (HM:VJC) hơn 1% và ACV (HN:ACV) 0.5%, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hoành hành.
Diễn biến nhóm ngân hàng cũng không khá khẩm hơn với chỉ STB xanh nhẹ, trong khi có tới 15 mã hiện sắc đỏ, dẫn đầu là LPB (HN:LPB), NVB (HN:NVB), KLB. Tuy nhiên, điểm nhấn là khối ngoại lại mua ròng hầu hết các mã nhóm này.
Nhịp đập Thị trường 06/03: Chìm trong sắc đỏ
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm mạnh, xóa gần hết đà leo dốc trong phiên trước đó, khi thị trường vẫn biến động mạnh trong bối cảnh Covid-19 lây lan nhanh. Điều này đã một phần khiến tâm lý nhà dầu tư tại thị trường Việt Nam lo lắng, từ đó dẫn đến động thái bán tháo từ đầu phiên và khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.
Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên bán với 111 mã tăng và 200 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ khi cả rổ có 2 mã tăng, 26 mã giảm và 2 mã đứng giá.
Bộ đôi bất động sản nhà Vingroup (HM:VIC) là VIC, VHM cùng với VCB đang là những tác nhân chính mang lại sắc đỏ cho thị trường. Ở chiều ngược lại, SCS (HM:SCS), HT1 (HM:HT1) và PME (HM:PME) là những mã có tác động tích cực nhưng không thể kìm hãm đà giảm sâu của chỉ số.
Sau phiên ATO, các cổ phiếu nhóm ngân hàng đồng loạt khoác sắc đỏ. Cụ thể, SHB, LPB lao dốc khá mạnh hơn 4.5%, theo sau đó là mức giảm hơn 2% của NVB và VIB, CTG (HM:CTG), VPB (HM:VPB) giảm quanh mốc 1.5%.
Hòa chung với diễn biến của ngành ngân hàng, diễn biến của nhóm bất động sản dân dụng cũng không mấy khả quan. DIG (HM:DIG), CEO (HN:CEO) cùng nhau sụt giảm quanh mốc 2.5%, VHM, DXG (HM:DXG) giảm gần 2%. Ở phía sắc xanh, CCL đang là tâm điểm của nhóm này khi bứt phá gần 5%, CRE nhích nhẹ trên mốc tham chiếu.
Sắc đỏ đang chiếm ưu thế trong nhóm công nghệ thông tin. Có thể kể tên, bộ đôi nhà Viettel là VGI, CTR (HN:CTR) cùng nhau giảm lần lượt ở mức 1.8% và gần 0.5%, FPT (HM:FPT) cũng không khá khẩm hơn mấy khi sụt giảm hơn 1%, trong khi CMG (HM:CMG) xuất hiện sắc vàng.
Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 0.55%. Ngược lại, bán lẻ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 1.70%.
Lý Hỏa