💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Lịch kinh tế - 5 điều cần theo dõi trên thị trường trong tuần này

Ngày đăng 12:11 16/03/2020
© Reuters.

Theo Noreen Burke

Investing.com – Sau một tuần giảm mạnh của chứng khoán toàn cầu với sự lây lan của virus corona, chấm dứt chuỗi tăng nhiều năm của thị trường chứng khoán, ngân hàng trung ương các nước đang chịu áp lực phải hành động để duy trì sự hỗ trợ cho nền kinh tế và chống lại những ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong một động thái khẩn cấp hôm chủ nhật 16/3, FED đã cắt giảm lãi suất về 0% và chuẩn bị bơm thêm gói nới lỏng định lượng tiếp theo trị giá 700 tỷ USD. Những ngân hàng trung ương khác như Nhật, Thụy Sỹ, Nga cũng sẽ họp chính sách trong tuần này. Phố Wall sẽ đón nhận thêm những thông tin về dịch bệnh tại Mỹ và bộ trưởng tài chính các quốc gia thuộc EU sẽ nhóm họp để bàn thảo về ảnh hưởng của virus vào thứ Hai. Trong khi đó, dữ liệu kinh tế của Mỹ, Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ được chú ý. Dưới đây là những điều bạn cần theo dõi trong tuần này.

1. Fed cắt giảm lãi suất

Investing.com - Cập nhật: Trong một động thái khẩn cấp hôm chủ nhật 16/3, FED đã cắt giảm lãi suất về 0% và chuẩn bị bơm thêm gói nới lỏng định lượng tiếp theo trị giá 700 tỷ USD, trong đó 500 tỷ dưới dạng trái phiếu chính phủ và 200 tỷ để mua lại trái phiếu có tài sản thế chấp. 

Fed cũng sẽ đưa ra bản cập nhật về tăng trưởng kinh tế và dữ liệu này sẽ cho nhà đầu tư thấy liệu có một dự báo suy thoái nào từ phía các nhà hoạch định chính sách của Fed hay không, và nếu có, sự suy thoái sẽ là trầm trọng từng nào và kéo dài trong bao nhiêu lâu. Dù được ẩn danh nhưng kết quả tổng hợp dự báo cũng sẽ mang đến những dấu hiệu của sự chia rẽ trong Fed.

2. Cơn đau đầu của các ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương Nhật và Thụy Sỹ sẽ họp chính sách vào thứ Năm này và sẽ phải quyết định liệu các biện pháp can thiệp thường xuyên của mình còn có thể kéo đồng Franc xuống, mà không giảm thêm lãi suất hay không.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản được dự kiến sẽ nới lỏng chính sách để giảm bớt rủi ro kinh tế từ dịch bệnh và củng cố tâm lý. Chính phủ nước này hiện đang nghiên cứu gói chi tiêu mới lên tới 20 nghìn tỷ Yên (190 tỷ USD), trong một nỗ lực chống lại suy thoái kinh tế.

Nga vốn được coi là một trong những nền kinh tế mới nổi có vị trí tốt hơn nhờ các hành động của ngân hàng trung ương. Nhưng giờ đây đã bất ngờ gặp khó khăn khi giá dầu giảm còn 30 USD/thùng, khiến đồng Rouble rơi vào vòng xoáy. Ngân hàng trung ương Nga sẽ họp chính sách vào thứ Sáu.

3. Thị trường có thể tiếp tục dao động mạnh

Phố Wall đã có tuần dao động mạnh chưa từng có theo ghi nhận của thị trường, nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi những biến động và bất ổn lớn trong tuần này.

Sự thận trọng vẫn là khẩu hiệu đối với các nhà đầu tư và các nhà phân tích sau khi chứng kiến cả ba sàn giao dịch của Mỹ đều tụt sâu vào vùng thị trường giảm, giá dầu giảm mạnh xuống mức thấp nhiều năm cùng với sự biến động mạnh trên thị trường trái phiếu và ngoại hối.

Tổng thống Mỹ, Donald Trump, tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hôm thứ Sáu. Đến nay, Mỹ đã ghi nhận hơn 2.000 ca nhiễm virus và 50 ca tử vong nhưng nước này cũng bị chỉ trích là việc xét nghiệm diễn ra quá chậm.

Nhà đầu tư đang hi vọng Fed sẽ giúp làm dịu lại thị trường chứng khoán nhưng chỉ việc cắt giảm lãi suất có thể không có tác dụng. Chỉ số S&P500 vẫn giảm 2,8% vào ngày 03/3 dù Fed đã cắt giảm lãi suất khẩn cấp một nửa điểm phần trăm. Việc cắt giảm lãi suất có thể hỗ trợ tâm lý nhưng cũng đưa nhà đầu tư đến suy đoán về những hành động khác mà Fed có thể tiến hành.

Dù Fed có động thái nào đi nữa, một số nhà đầu tư cho biết rằng đó vẫn là thứ yếu khi so với phản ứng của chính phủ các nước.

"Trong khi các chính sách của ngân hàng trung ương vẫn là quan trọng, chúng tôi nghĩ rằng các chính sách tài khóa là quan trọng hơn nhiều trong giai đoạn này", Eric Freedman, giám đốc đầu tư tại U.S. Bank Wealth Management cho biết.

4. Bộ trưởng tài chính EU nhóm họp

Bộ trưởng tài chính các nước EU sẽ nhóm họp vào thứ Hai để bàn thảo về ảnh hưởng của virus và các biện pháp để cải thiện tình hình kinh tế châu Âu, nhưng dưới hình thức họp trực tuyến hơn là gặp gỡ sau khi Pháp và Tây Ban Nha, và trước đó là Ý, đã thực hiện phong tỏa khoảng 10 triệu người.

Mario Centeno, Chủ tịch của “Eurogroup”, nhóm các bộ trưởng tài chính EU, bình luận hôm thứ Bảy rằng tinh thần cấp bách và nỗ lực phối hợp là chưa từng có.

Một điểm cần chú ý dường như là một kế hoạch của Ủy ban châu Âu, được công bố hôm thứ Sáu, nhằm tăng cường chi tiêu vào những lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và nới lỏng quy định về tỷ lệ thâm hụt ngân sách của các quốc gia để đối phó với dịch bệnh.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã từng dự đoán rằng dịch bệnh sẽ làm cho EU rơi vào suy thoái trong năm nay. Giờ đây, họ muốn dành khoảng 37 tỷ Euro (41 tỷ USD) từ những quỹ hiện có của EU cho các doanh nghiệp có nhu cầu cao nhất cũng như có cách tiếp cận ôn hòa hơn với các quy định về sự hỗ trợ của nhà nước.

Thị trường cũng sẽ chờ đợi cuộc họp trực tuyến giữa các quốc gia G7, khi Tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron, tiếp tục đề nghị một sự phối hợp giữa các quốc gia về chính sách tài khóa.

5. Dữ liệu kinh tế

Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định tháng 2 vào thứ Hai. Những dữ liệu này sẽ cho thấy sự ảnh hưởng của việc phong tỏa do dịch bệnh đối với nền kinh tế Trung Quốc ở mức nào.

Tại Mỹ, dữ liệu về sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của tháng trước cũng sẽ cho thấy sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới khi dịch bệnh bùng phát, trong khi đó, chỉ số sản xuất và dữ liệu thị trường nhà ở có thể cho thấy ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tại châu Âu, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ZEW của Đức được dự kiến giảm mạnh trong bối cảnh hoạt động kinh tế của Đức, một trong những nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào thương mại, bị ngưng trệ do dịch bệnh.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.