💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Để tránh bị thâu tóm 'thù địch', phải hoàn thiện khung pháp lý

Ngày đăng 23:30 06/06/2020
Để tránh bị thâu tóm 'thù địch', phải hoàn thiện khung pháp lý

Vietstock - Để tránh bị thâu tóm 'thù địch', phải hoàn thiện khung pháp lý

Dịch Covid-19 đang đẩy rất nhiều doanh nghiệp vào nguy cơ phá sản, làm dấy lên mối lo các thương hiệu trong nước sẽ bị doanh nghiệp nước ngoài nhân cơ hội này thâu tóm. Nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tự bảo vệ mình trước nguy cơ này, việc hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thâu tóm công ty nên được cân nhắc.

Ở Việt Nam, nhận thức về phòng vệ thâu tóm chưa thật sự phổ biến. Thực tiễn cho thấy việc tiến hành các biện pháp phòng vệ không thật sự đa dạng. Ảnh minh họa: Thành Hoa.

Lo thâu tóm “thù địch”

Việc thâu tóm công ty có thể diễn ra theo hướng “thân thiện” (friendly takeover) hoặc “thù địch” (hostile takeover). Hoạt động thâu tóm thân thiện sẽ diễn ra khi nó dựa trên sự đồng thuận giữa ban quản trị hai công ty chào mua và công ty mục tiêu nhằm hướng đến tính hiệu quả và lợi ích chung cho cả hai bên. Trái lại, khi công ty chào mua có ý định thâu tóm công ty mục tiêu, nhưng không có được sự ủng hộ của ban quản trị công ty mục tiêu, thì hoạt động thâu tóm “thù địch” sẽ diễn ra.

Bên chào mua sẽ tiến hành thâu tóm cổ phần trực tiếp từ các cổ đông của công ty hoặc thông qua phương thức tranh thủ sự ủy nhiệm từ các cổ đông để nắm quyền quyết định bầu ban quản trị mới, nhằm chi phối công ty mục tiêu.

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong nước hiện đang tổn thương về mặt kinh tế và giá trị thị trường suy giảm, các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn lực tài chính lớn có thể dễ dàng thâu tóm nhiều doanh nghiệp Việt với chi phí hấp dẫn(1).

Pháp lý chưa chặt chẽ, chỉ mang tính nguyên tắc

Để bảo vệ được doanh nghiệp Việt Nam và các cổ đông trước hoạt động thâu tóm “thù địch”, cần phải nhanh chóng bổ sung vào hệ thống pháp luật Việt Nam nhiều quy định về phòng vệ thâu tóm, vai trò và trách nhiệm của ban quản trị công ty hay quy trình kiểm soát hành động thâu tóm.

Hoạt động thâu tóm “thù địch” không phải lúc nào cũng hướng đến hiệu quả trong hoạt động của công ty mục tiêu. Các thương vụ hậu thâu tóm “thù địch” thường kéo theo một số vấn đề tiêu cực như quyền lợi của các cổ đông công ty mục tiêu không được đảm bảo (ép giá, quyết định bán hoặc không bán khi thiếu thông tin...), thay thế bộ máy lao động hoặc công nghệ, tác động đến môi trường cạnh tranh của nền kinh tế hoặc thậm chí là hiện tượng “chảy máu thương hiệu Việt”.

Do vậy, pháp luật các nước phát triển đều dành không gian để điều chỉnh các hoạt động này, theo đó các hình thức thâu tóm hoặc sáp nhập nói chung đều được điều chỉnh nhằm hạn chế các vấn đề vừa nêu.

Tại Anh, từ năm 1968, Hội đồng thâu tóm (HĐTT) đã được thành lập với vai trò như là một cơ quan độc lập chuyên trách vấn đề thâu tóm và sáp nhập. Đạo luật thâu tóm sau đó được ban hành với mục tiêu bảo đảm cổ đông công ty mục tiêu luôn được đối xử công bằng, cung cấp quy định khung cho hoạt động thâu tóm và tăng cường tính minh bạch của thị trường tài chính.

Các nước khác như Mỹ hay Nhật Bản cũng có những quy định tương tự nhưng phân tán các quy định vào các đạo luật có liên quan.

Tại Việt Nam, khái niệm về thâu tóm công ty dường như chưa được quy định một cách minh thị, quy định mang tính phân tán ở nhiều văn bản pháp luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh. Đồng thời, các quy định hiện hành điều chỉnh hoạt động này vẫn còn mang tính nguyên tắc, chưa đủ chặt chẽ để hạn chế được những tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động thâu tóm.

Sự lúng túng trong việc kiểm soát tác động của thâu tóm đã thể hiện rõ trong thời gian vừa qua khi đứng trước thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị thâu tóm do những tổn thương mà dịch Covid-19 đã gây ra. Có đề xuất cho rằng Chính phủ nên tạm dừng thủ tục góp vốn mua cổ phần để hạn chế việc doanh nghiệp Việt bị thâu tóm. Nhưng phương án này chỉ mang tính chất tình thế và có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến cơ chế thị trường.

Để bảo vệ được doanh nghiệp Việt Nam và các cổ đông trước hoạt động thâu tóm “thù địch”, cần phải nhanh chóng bổ sung vào hệ thống pháp luật Việt Nam nhiều quy định về phòng vệ thâu tóm, vai trò và trách nhiệm của ban quản trị công ty hay quy trình kiểm soát hành động thâu tóm.

Phòng vệ thâu tóm

Đứng trước nguy cơ bị thâu tóm, công ty mục tiêu đôi khi không thể chỉ đơn giản từ chối hoặc yêu cầu cổ đông từ chối lời đề nghị mua, vì bên chào mua có thể áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để chiếm được quyền biểu quyết trong doanh nghiệp.

Cơ chế phòng vệ thâu tóm là các biện pháp kỹ thuật mà ban quản trị của công ty mục tiêu có thể thực hiện nhằm làm tăng chi phí thâu tóm hoặc làm giảm giá trị kỳ vọng của bên mua, từ đó làm cho bên mua từ bỏ việc thâu tóm.

Theo thông lệ, có một số biện pháp phòng vệ cơ bản thường được áp dụng như phát hành quyền chọn mua ưu đãi cho cổ đông hiện hữu (poison pill), phân tán tài sản mục tiêu thông qua đối tác chiến lược (white knight) hoặc thậm chí là thâu tóm ngược lại đối thủ (pacman).

Chưa kể đến những rủi ro đạo đức, việc thiếu cơ chế cụ thể quy định vai trò của ban quản trị công ty như hiện nay sẽ khiến nhiều công ty rơi vào thế lúng túng khi đối thủ nước ngoài tiến hành các hoạt động thâu tóm.

Pháp luật các nước không quy định về các biện pháp phòng vệ cụ thể mà tập trung vào cơ chế giao quyền cho các ban quản trị công ty mục tiêu. Theo đó, một quy trình pháp lý nghiêm ngặt để hướng dẫn hành động của ban quản trị được đặt ra. Quy trình pháp lý này phải được xây dựng dựa trên hai nguyên tắc nền tảng: (1) đảm bảo tôn trọng quyền và lợi ích của cổ đông và (2) ngăn ngừa các rủi ro đạo đức trong hành động của ban quản trị.

Đồng thời, pháp luật cũng không đặt ra những cản trở cho việc thực hiện biện pháp phòng vệ. Ở Việt Nam, nhận thức về phòng vệ thâu tóm chưa thật sự phổ biến. Thực tiễn cho thấy việc tiến hành các biện pháp phòng vệ không thật sự đa dạng.

Biện pháp thường xuyên được áp dụng là mua cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ để “cô đặc” quyền sở hữu, kích cầu nâng giá cổ phiếu công ty và hạn chế khả năng tiếp cận cổ phiếu công ty của bên chào mua. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành lại không cho phép các công ty được quyền mua cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ khi cổ phiếu của công ty đang là đối tượng của chào mua công khai.

Điều này phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế phòng vệ của các công ty mục tiêu.

Vai trò và trách nhiệm của ban quản trị

Mặc dù quyền quyết định bán phụ thuộc vào cổ đông, nhưng ban quản trị doanh nghiệp mục tiêu có vai trò then chốt trong việc bảo vệ doanh nghiệp trước các đợt thâu tóm. Ban quản trị là người hiểu rõ nhất tiềm năng của doanh nghiệp, tư vấn cho các cổ đông và thực hiện các cơ chế phòng vệ.

Trong khi đó, đại bộ phận cổ đông thường không thể tiếp cận đến mọi vấn đề thường nhật của doanh nghiệp, dễ dàng chấp nhận sang nhượng cổ phần khi công ty bị thị trường định giá thấp hơn thực tế hoặc thậm chí là tạo cảm giác hoảng sợ để ép giá(2).

Tham khảo kinh nghiệm của Anh, đạo luật thâu tóm có những quy định nghiêm ngặt đối với trách nhiệm của ban quản trị trước hoạt động thâu tóm “thù địch”. Theo đó, ban quản trị phải đảm bảo lợi ích toàn diện của công ty và không được phủ nhận cơ hội quyết định của cổ đông. Ban quản trị phải nhanh chóng lấy ý kiến từ các nhà tư vấn độc lập đủ năng lực, phân tích đầy đủ mặt lợi - hại của lời chào mua để tư vấn cho cổ đông.

Pháp luật Việt Nam về cơ chế phòng vệ thâu tóm khá đơn giản khi quy định trách nhiệm chung của ban quản trị xoay quanh việc bảo vệ “lợi ích chung” của doanh nghiệp. Trong trường hợp cổ phiếu công ty là đối tượng của chào mua công khai, hội đồng quản trị công ty mục tiêu phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông tin cho cổ đông hoặc nhà đầu tư biết ý kiến của công ty mục tiêu đối với đề nghị chào mua công khai.

Tuy nhiên, giá trị pháp lý của ý kiến này hay cơ chế hình thành nên ý kiến, trách nhiệm ràng buộc đối với hội đồng quản trị khi đưa ra ý kiến vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ của pháp luật. Như vậy, chưa kể đến những rủi ro đạo đức, việc thiếu cơ chế cụ thể quy định vai trò của ban quản trị công ty như hiện nay sẽ khiến nhiều công ty rơi vào thế lúng túng khi đối thủ nước ngoài tiến hành các hoạt động thâu tóm.

Lưu Minh Sang - Lê Đức Trung (**)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.