💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Cú bùng nổ kinh tế 3 thập kỷ đột nhiên chững lại ở Việt Nam

Ngày đăng 16:57 26/08/2020
Cú bùng nổ kinh tế 3 thập kỷ đột nhiên chững lại ở Việt Nam
HCM
-

Vietstock - Cú bùng nổ kinh tế 3 thập kỷ đột nhiên chững lại ở Việt Nam

Trong 3 thập kỷ qua, Việt Nam chỉ được biết đến với những thông tin kinh tế tốt hoặc tuyệt vời. Đầu kéo tăng trưởng ổn định từ xuất khẩu đã giúp ngày càng nhiều người dân gia nhập vào tầng lớp trung lưu.

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi mọi thứ. Khi mà các công ty may mặc nhận thấy sự sụt giảm đơn hàng và các lĩnh vực khác cũng đột nhiên chững lại về xuất khẩu, người lao động Việt Nam giờ phải trải qua phần tiêu cực của một nền kinh tế toàn cầu gắn kết. Đà giảm tốc về kinh tế tại Mỹ và các thị trường khác mà Việt Nam giao thương mại đã được thể hiện trên các con đường ở Tp.HCM (HM:HCM) và Hà Nội, cũng như ở những thị trấn và trung tâm du lịch khác.

Người dân đeo khẩu trang đi chợ tại Phố Cổ, Hà Nội. Ảnh: Bloomberg

Le Thi Hoa – một người buôn bán trái cây cắt sẵn bên ngoài chợ Bến Thành nằm ngay trung tâm của trung tâm thương mại Tp.HCM – nằm trong số những người tự hỏi: Liệu khoảng thời gian tươi đẹp đã qua đi.

“Hiện tại, người dân không hay ra ngoài”, bà Hoa (55 tuổi) cho biết khi đang ngồi trên một chiếc ghế cạnh rổ trái cây và đối diện một nhà hàng hải sản đã đóng cửa. “Tôi chỉ có thể bán khoảng 1/3 so với mức trước đại dịch”.

Việt Nam thực sự là một trong những ngôi sao của hiện tượng toàn cầu hóa, chuyển mình từ nền kinh tế nông nghiệp sang một trung tâm sản xuất chỉ trong vòng vài thập kỷ. Với xuất khẩu tương đương quy mô GDP, Việt Nam nhận thấy nền kinh tế tăng trưởng nhanh tới 7.02% trong năm 2019. Hiện tại, đất nước hình chữ “S” sắp phải chứng kiến đà tăng trưởng chậm nhất trong 2 thập kỷ qua, được dự báo ở mức 2.4% trong năm nay. Trong quý 2/2020, GDP Việt Nam chỉ tăng 0.36% so với cùng kỳ.

Người dân ngồi ngoài những cửa hàng đã đóng cửa. Ảnh Bloomberg

“Việt Nam đã trải qua thời kỳ toàn tin tích cực trong 30 năm qua”, Ralf Matthaes, Tổng Giám đốc tại Infocus Mekong Research, nhận định. Ông đã sinh sống tại Việt Nam kể từ năm 1994. “Đây là lần đầu tiên Việt Nam chứng kiến sự giảm tốc mạnh đến thế kể từ khi gia nhập vào cộng đồng kinh tế toàn cầu từ 20 năm về trước”.

Đà chững lại đột ngột của Việt Nam phơi bày những tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19 và cho thấy thậm chí những quốc gia kiểm soát tương đối thành công dịch bệnh cũng chẳng thể tránh khỏi những thiệt hại về kinh tế. Các nền kinh tế như thế này khó mà trở lại trạng thái bình thường cho đến khi cả thế giới yên ổn trở lại.

“Con đường sắp tới có lẽ rất gập ghềnh”, Sian Fenner, Chuyên gia kinh tế tại Oxford Economics, cho hay. “Các quốc gia theo định hướng xuất khẩu vẫn còn chịu nhiều rủi ro”. Oxford Economics dự báo thương mại toàn cầu giảm 8% trong năm 2020.

Trong tháng 4/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 14% so với cùng kỳ năm trước, kế đó là đà giảm 12.4% trong tháng 5/2020 khi thương mại toàn cầu chững lại, theo Cục Hải quan Việt Nam. Trong 7 đầu năm, xuất khẩu chỉ tăng trưởng 1.5%, thấp hơn rất nhiều so với mức 8% của cùng kỳ năm trước.

Tác động từ sự gắn kết về thương mại

Dù vậy, những nhà lãnh đạo của Việt Nam vẫn không muốn kinh tế giảm tốc sau khi ký hơn 10 thỏa thuận thương mại trong những năm gần đây và biến đất nước hình chữ “S” thành nam châm thu hút đầu tư nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam nhận được nhiều lời khen ngợi từ phía quốc tế nhờ kiểm soát dịch Covid-19 thành công, mặc dù gần đây dịch bệnh lại bùng phát với tâm chấn Đà Nẵng. Cho tới ngày 31/07, quốc gia này chưa ghi nhận một ca tử vong nào.

Tính tới ngày 25/08, Việt Nam ghi nhận 1,029 ca nhiễm Covid-19 và 27 ca tử vong khi các quan chức thực hiện các biện pháp chống dịch, đồng thời cho phép các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục mở cửa hoạt động.

Người dân đeo khẩu trang ngồi chờ tại khu xét nghiệm Covid-19 ở Hà Nội. Ảnh: Bloomberg

Mặc dù Việt Nam đang trong trạng thái tốt hơn so với các nền kinh tế khác của châu Á – nơi dịch bệnh vẫn còn đang lây lan và làm gián đoạn cuộc sống người dân, nhưng việc phụ thuộc vào thị trường nước ngoài và một ngành du lịch đang tăng trưởng mạnh khiến nền kinh tế đang lên này cũng chịu tác động từ những biến động trên toàn cầu.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến đáng chú ý của chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nơi đặt nhà máy của nhiều công ty quốc tế như Intel Corp., Samsung Electronics Co. và LG Electronics Inc., cũng như các nhà sản xuất tấm năng lượng mặt trời và nhà sản xuất hàng may mặc. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam lên mức 264.3 tỷ USD trong năm 2019 – tăng 4 lần so với năm 2008. Tiền lương trung bình hàng năm tăng từ 1,154 USD lên 2,800 USD trong giai đoạn này, theo dữ liệu từ Chính phủ Việt Nam.

Bên trong một nhà máy gần Thái Bình. Ảnh: Bloomberg

Tốc độ xuất khẩu hàng từ Việt Nam tới Mỹ – thị trường lớn nhất chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019 – tăng trưởng chậm lại trong nửa đầu năm 2020. Chính phủ ghi nhận mức tăng trưởng 14.6% từ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến Mỹ, chỉ bằng một nửa mức tăng trưởng của năm 2019.

Nhiều lĩnh vực bị giáng đòn cực kỳ nặng nề, như dệt may và may mặc, vốn tạo việc làm cho hàng triệu người lao động tay nghề thấp. Nhà máy của Samsung tại Việt Nam hạ dự báo xuất khẩu năm 2020 xuống 45.5 tỷ USD, giảm 13.5 tỷ USD so với năm 2019, theo Bộ Công Thương Việt Nam. Được biết, hàng thiết bị điện tử chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam trong năm trước.

Tiếp tục cập nhật...

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.