💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Chiến lược đổi mới sáng tạo và nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài

Ngày đăng 04:30 14/02/2021
Chiến lược đổi mới sáng tạo và nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài
MSFT
-
GOOGL
-
GOOG
-
VIC
-

Vietstock - Chiến lược đổi mới sáng tạo và nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài

Trong năm năm qua kinh tế Việt Nam phát triển tương đối cao và ổn định. Nhờ thành công trong chống dịch Covid-19, năm 2020 Việt Nam duy trì được thành tích tăng trưởng dương, một trong số ít ngoại lệ trên thế giới. Vào giữa thập niên 2020 hầu như chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành nước thu nhập trung bình cao. Tuy nhiên vấn đề là giai đoạn sau đó Việt Nam có thể tiếp tục phát triển với chất lượng cao hơn để tiến lên thành nước thu nhập cao hay không. Yếu tố then chốt để thành công là ngay từ bây giờ phải xây dựng nền tảng khoa học công nghệ, đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân tài. Để đẩy nhanh chiến lược này cần tận dụng các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài, một vốn quý, phong phú mà chưa được khai thác.

Theo dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 13, đổi mới sáng tạo sẽ là một điểm nhấn của chiến lược sắp tới của Việt Nam. Đây cũng là phương châm gần đây đã được nói đến nhiều. Tuy nhiên để thực hiện phương châm “đổi mới, sáng tạo” cần phải đưa ra chiến lược và chương trình hành động cụ thể, có mục tiêu trung và dài hạn, chứ không thể chỉ hô hào. Trước khi bàn chuyện Việt Nam, ta thử khảo sát chiến lược của Trung Quốc.

Chiến lược thu hút nhân tài của Trung Quốc

Chiến lược của Trung Quốc có ba nội dung quan trọng. Thứ nhất, đầu tư mạnh vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D). Tỷ lệ của chi tiêu cho R&D trên tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã lên tới 2,1% vào năm 2018. Trung Quốc mới là nước thu nhập trung bình cao, nhưng tỷ lệ này đã xấp xỉ với mức trung bình của các nước tiên tiến Âu - Mỹ (khoảng 2,4%). Thứ hai, Trung Quốc tích cực thu hút nhân tài người Hoa ở nước ngoài và gửi sinh viên đi học ở các nước tiên tiến, chủ yếu là Mỹ, đồng thời có chính sách hấp dẫn để họ trở về nước. Thứ ba, ngoài người Hoa, Trung Quốc cũng triển khai chiến lược thu hút mọi nhân tài của thế giới đến nước họ để nghiên cứu khoa học. Về cụ thể có thể tóm tắt một số nội dung và thành quả của các chiến lược của Trung Quốc như sau:

Ngay từ giai đoạn đầu của quá trình cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã chú trọng việc gửi sinh viên ra nước ngoài học tập. Sau đó đưa ra Kế hoạch Hải Quy (tức hải ngoại quy hương, thúc đẩy sinh viên du học về nước phục vụ). Từ năm 1978-2018 số sinh viên Trung Quốc du học ở nước ngoài lên tới gần 5,9 triệu, trong đó số người đã về nước gần 3,7 triệu, một con số rất lớn. Những năm gần đây, số sinh viên du học nước ngoài là 523.700 (năm 2015), 544.500 (năm 2016) và 662.000 (năm 2018), và số người trở về nước tương ứng cho ba năm đó là 409.100, 432.000 và 519.400. Khác với suy nghĩ của nhiều người, số sinh viên du học của Trung Quốc trở về rất đông. Các con số này do Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố. Dù có nghi ngờ về độ chính xác và có thể trừ bớt, ta cũng tưởng tượng được sự thành công của chiến lược đào tạo nhân tài này.

Cuối năm 2008, Trung Quốc đưa ra Kế hoạch 1.000 nhân tài (Thiên nhân kế hoạch) nhằm thu hút các khoa học gia đã có thành tích nghiên cứu tại các nước Âu - Mỹ và Nhật. Kế hoạch này ban đầu nhắm vào người Hoa ở nước ngoài, nhưng sau đó bao gồm cả người khác nữa. Trung Quốc đưa ra các tiêu chuẩn đãi ngộ hấp dẫn hơn tiêu chuẩn tại các nước tiên tiến. Theo báo Asahi (31-10-2020), gần đây mỗi năm có khoảng 10 nhà khoa học trẻ Nhật Bản sang làm việc tại các đại học và viện nghiên cứu của Trung Quốc, đáp ứng chính sách chiêu hiền đãi sĩ của nước này.

Ngoài ra, Trung Quốc còn khuyến khích các địa phương đưa ra các kế hoạch tương tự như chính quyền trung ương, và các địa phương đã hưởng ứng tích cực. Đặc biệt, Kế hoạch Con công (Khổng Tước Kế hoạch) của Thẩm Quyến (bắt đầu năm 2011) là nổi tiếng nhất. Nhờ kế hoạch này Thẩm Quyến đã trở thành trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo tiên tiến, được ví như Thung lũng Silicon của Mỹ.

Chính sách thu hút nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài như trường hợp của Vingroup (HM:VIC) cần được nhân rộng. Đặc biệt, các tập đoàn kinh tế Nhà nước nên tích cực. Để cung cấp thông tin và thúc đẩy nhanh quá trình này, Nhà nước nên tiến hành lập danh sách các chuyên gia, nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài và công bố rộng rãi đến các cơ quan, doanh nghiệp trong nước.

Việt Nam cần chiến lược tích cực

Tình hình nghiên cứu khoa học công nghệ ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Hiện nay (theo số liệu năm 2017) cả Chính phủ và doanh nghiệp chi tiêu cho R&D chỉ bằng 0,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Mức này rất thấp, chỉ bằng Hàn Quốc đầu thập niên 1970 và Trung Quốc gần 40 năm trước. Trong năm năm tới phải cố gắng tăng tỷ lệ này lên 1% GDP hoặc cao hơn.

Về chi tiêu cho R&D của Chính phủ cũng cần xem xét việc cải cách cơ chế, tránh tình trạng chạy dự án, tránh cơ chế “xin cho” để ngân sách nhà nước được sử dụng có hiệu quả.

Ngoài ra, cần sớm ban hành các luật khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho R&D, khuyến khích công ty có vốn nước ngoài mở các cơ sở R&D tại Việt Nam. Thêm nữa, cần cải thiện thủ tục hành chính hoặc nghiên cứu các biện pháp để những ý tưởng đổi mới, sáng tạo của cá nhân, của doanh nghiệp được chuyển thành sản phẩm, tránh tình trạng những ý tưởng đó được đem ra nước ngoài thực hiện chỉ vì thủ tục, cơ chế trong nước quá phức tạp.

Một vấn đề quan trọng nữa là làm sao thu hút được nhân tài người Việt ở nước ngoài. Hiện nay ở nước ngoài có rất nhiều nhà khoa học người Việt Nam làm việc ở các đại học, các viện nghiên cứu tiên tiến của thế giới, kể cả một số rất đông người đang nghiên cứu hậu tiến sĩ (postdoc). Riêng tại Nhật, có tới 80.000 du học sinh người Việt Nam, tăng 15 lần trong chín năm qua. Chưa có thống kê chính thức, nhưng trong đó số nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ ước tính lên tới 3.000 người, và có ít nhất 1.000 người đã lấy bằng tiến sĩ và đang nghiên cứu theo chế độ hậu tiến sĩ. Đây là con số rất lớn, chỉ cần một nửa trong số đó trở về nước làm việc ở các đại học, viện nghiên cứu hay các cơ quan, doanh nghiệp; và số còn lại vừa làm việc ở Nhật vừa kết nối với các đơn vị trong nước thì tri thức khoa học và kinh nghiệm phát triển của Nhật sẽ đóng góp to lớn vào việc phát triển đất nước.

Rất tiếc là cho đến nay đã có nhiều chủ trương khuyến khích khoa học gia kiều bào về nước đóng góp, nhưng kết quả còn rất khiêm tốn, vì các chủ trương chưa biến thành những chính sách, chiến lược cụ thể như Trung Quốc.

Trường hợp thành công của một tập đoàn kinh tế

Rất mừng là một số tập đoàn kinh tế tư nhân đã đi trước Nhà nước về chiến lược dùng chất xám người Việt Nam ở nước ngoài. Trong chỗ tôi biết thì điển hình và thành công nhất là Vingroup.

Vingroup ra đời năm 1993 tại Ucraine, trở về Việt Nam kinh doanh từ năm 2001, bắt đầu từ bất động sản nhưng đã phát triển nhanh thành tập đoàn đa ngành và hiện nay là tập đoàn kinh tế lớn nhất nước.

Đáng chú ý là năm 2018 Vingroup đã chuyển hướng chiến lược tập trung sang lĩnh vực công nghệ và công nghiệp. Đây là hướng đi đúng, hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Để thực hiện thành công chiến lược này, Vingroup đã tích cực sử dụng trí tuệ, năng lực của người Việt Nam ở nước ngoài. Vingroup đã tìm đúng người cần tìm và giao ngay chức vụ quan trọng.

Trước hết, Vingroup đã mời anh Võ Quang Huệ từ Đức về làm Phó tổng giám đốc tập đoàn để xây dựng kịch bản về thiết kế và công nghệ cũng như kế hoạch triển khai dự án công nghiệp ô tô VinFast. Anh Huệ là chuyên gia cao cấp có kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại các công ty ngành ô tô nổi tiếng thế giới. Anh đã làm việc 24 năm với nhiều cương vị quan trọng trong BMW, là công ty ô tô hàng đầu của Đức, và làm việc 11 năm tại Bosch là công ty đa quốc gia sản xuất nhiều loại linh kiện ô tô cao cấp.

Năm 2018, Vingroup đã mời anh Vũ Hà Văn, Giáo sư Toán và khoa học dữ liệu (data science) nổi tiếng ở Đại học Yale, về làm Giám đốc khoa học tại Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBigdata) và Quỹ VinIF do tập đoàn thành lập. Giáo sư Vũ Hà Văn làm việc với Vingroup nhưng vẫn tiếp tục dạy học và nghiên cứu ở Yale. Đây là mô hình có tính cách tiên phong kết hợp linh hoạt hoạt động khoa học ở nước ngoài với trong nước.

Năm 2019, Vingroup “chiêu mộ” Tiến sĩ Bùi Hải Hưng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research. Tiến sĩ Hưng có hơn 15 năm ở Silicon Valley (Mỹ), là chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Viện Nghiên cứu Stanford và Google (NASDAQ:GOOGL) DeepMind trước khi về với Vingroup.

Vingroup cũng lập ra VinBrain, một công ty chuyên nghiên cứu AI trong lĩnh vực y tế và đã mời chuyên gia hàng đầu Trương Quốc Hùng về làm Tổng giám đốc. Anh Hùng đã có 36 năm làm việc ở Hoa Kỳ và Canada, kinh qua các chức vụ quan trọng của các tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới như Microsoft (NASDAQ:MSFT), Honeywell và Intelli Communities.

Chính sách thu hút nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài như trường hợp của Vingroup cần được nhân rộng. Đặc biệt, các tập đoàn kinh tế Nhà nước nên tích cực. Để cung cấp thông tin và thúc đẩy nhanh quá trình này, Nhà nước nên tiến hành lập danh sách các chuyên gia, nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài và công bố rộng rãi đến các cơ quan, doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, song song với việc tăng chi tiêu cho R&D, cải tổ các cơ quan nghiên cứu, giáo dục, cần tham khảo chiến lược của Trung Quốc trong việc sử dụng chất xám người Việt Nam và thúc đẩy sinh viên du học về nước làm việc.

Khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo là những yếu tố cốt lõi để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. Nguồn chất xám phong phú của người Việt Nam ở nước ngoài có thể góp phần đẩy nhanh sự hình thành các yếu tố cốt lõi đó. 

Trần Văn Thọ

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.