💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

'Bò nuôi ở Lào đem về Việt Nam vắt sữa có được ghi là sữa Việt'?

Ngày đăng 04:03 26/09/2019
'Bò nuôi ở Lào đem về Việt Nam vắt sữa có được ghi là sữa Việt'?

Vietstock - 'Bò nuôi ở Lào đem về Việt Nam vắt sữa có được ghi là sữa Việt'?

Nhiều ví dụ được nêu ra cho thấy việc ghi nhãn thế nào là hàng Việt vẫn khiến doanh nghiệp mơ hồ, như việc nuôi bò ở Lào, sau đó đưa về Việt Nam vắt sữa thì có được ghi là sữa Việt.


Vẫn lúng túng với quy định thế nào là hàng Việt Nam

Ảnh Ngọc Thắng


Tại hội thảo cho ý kiến về dự thảo thông tư cách xác định hàng hoá của Việt Nam lưu thông trên thị trường nội địa được Bộ Công thương tổ chức hôm nay (25.9), hàng loạt ví dụ đã được nêu ra cho thấy việc việc ghi nhãn thế nào là hàng Việt vẫn khiến nhiều doanh nghiệp mơ hồ, băn khoăn.

Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, dẫn quy định tại dự thảo về hàm lượng giá trị gia tăng trên 30% thì được dán nhãn sản xuất tại Việt Nam để thắc mắc: "Vậy như sữa bột cho trẻ em, nguyên liệu bột nhập khẩu về nhưng công thức để tạo ra dòng sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với trẻ em Việt thì phải thuê nhà nghiên cứu với hàm lượng chất xám rất cao nhưng hàm lượng nguyên liệu đầu vào thì có lẽ không đạt trên 30%, lúc đó chúng tôi có được dán nhãn hàng sản xuất tại Việt Nam?"

Ông Trung tiếp tục lấy ví dụ nêu lên sự băn khoăn của mình: “Doanh nghiệp có bò nuôi ở Lào, Campuchia rồi chở về Việt Nam vắt sữa, quy trình quản lý tất cả là của Việt Nam thì nhãn dán thế nào. Hay nguyên liệu nhập Úc, Mỹ mà doanh nghiệp lợi dụng để ghi là sữa Mỹ, sữa New Zealand thì người tiêu dùng Việt Nam rất thích”.

Tương tự, bà Bùi Thị Thuỳ Dương, chuyên viên nhãn hàng hoá đến từ Bộ Khoa học - Công nghệ, cũng dẫn quy định “hàng hoá gia công đơn giản thì không được coi là hàng Việt Nam” tại dự thảo và đặt vấn đề: "Thế nào là quá trình gia công đơn giản, bởi nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ Mỹ về phối trộn, cho phụ gia vào và trên thực tế việc này làm thay đổi bản chất hàng hoá, chất lượng hàng hoá thì không thể gọi là đơn giản nữa. Do đó, nếu không được dán nhãn hàng Việt Nam thì doanh nghiệp có thể ghi là xuất xứ Mỹ. Mà người tiêu dùng Việt hay sính ngoại, nên dán nhãn hàng Mỹ thì doanh nghiệp lợi quá, mặc dù quá trình phối trộn này làm cho chất lượng sản phẩm không còn như hàng phối trộn ở Mỹ”, bà Dương dẫn chứng và cho rằng, ở điểm này nên thòng thêm cụm từ “gia công chế biến nhưng không làm thay đổi cơ bản bản chất, chất lượng của hàng hoá”.

Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, nếu doanh nghiệp nội nhập cá coi Nhật về, sau đó cá coi này sinh ra cá coi con thì xác định cá coi con là “cá Việt Nam” hay “cá coi Nhật Bản”?

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho rằng, chỉ khi nào sữa tươi đó thu được trên lãnh thổ Việt Nam, sản phẩm sữa đó mới được coi là sữa Việt Nam. Nếu nhập khẩu nguyên liệu về, giá trị gia tăng tạo ra ở trong nước dưới 30% thì doanh nghiệp nên ghi xuất xứ theo hiểu biết tốt nhất của mình (mà Nghị định 43 đã quy định).

Nói về giá trị chất xám để tính hàm lượng giá trị gia tăng, ông Khánh thừa nhận rằng rất khó đánh giá, định lượng. “Những sản phẩm có chất xám mà có giá trị, thì thông thường sẽ làm đăng ký bản quyền cho sản phẩm chứa chất xám đó. Sau khi có bản quyền và quyền sở hữu với bằng phát minh sáng chế đó, chúng ta mới tính giá trị của chất xám đó. Còn nếu nói chất xám chung chung rất khó, anh có thể nói công thức phát minh ra loại sữa này rất tốn tiền nhưng điều gì chứng minh”, ông Khánh đặt ngược vấn đề.

Chí Hiếu

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.