Kỷ nguyên vươn mình: Thời điểm vàng cho ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Ngày đăng 17:17 22/07/2025
Kỷ nguyên vươn mình: Thời điểm vàng cho ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Dịch vụ 

Vietstock - Kỷ nguyên vươn mình: Thời điểm vàng cho ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045 với GDP bình quân đầu người dự kiến tăng từ 4,717.3 USD năm 2024 (World Bank) lên 10,000 USD vào năm 2035 và 14,000 USD vào năm 2045, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bảo hiểm - một lĩnh vực phát triển nhờ thu nhập tăng và là kênh tái đầu tư dòng tiền vào nền kinh tế. Đặc biệt, sự tham gia của các ngân hàng lớn cùng với sự phát triển của công nghệ, AI được dự báo sẽ làm thay đổi diện mạo của ngành này, mang đến những giải pháp đột phá, phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng.

Cơ hội cho bảo hiểm nhân thọ phát triển mạnh tại Việt Nam

Theo World Bank, Việt Nam đã phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một nền kinh tế thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ. GDP bình quân đầu người đã tăng từ dưới 700 USD năm 1986 lên gần 4,500 USD vào năm 2023.

Sự tăng trưởng kinh tế này kéo theo sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, không chỉ thúc đẩy tiêu dùng mà còn tạo ra nhu cầu mạnh mẽ về các sản phẩm tài chính, đầu tư, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe. Theo báo cáo vào 3/2021 của Statista, tốc độ tăng trưởng hàng năm của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam là 10.1% trong giai đoạn 2016 - 2021, mức cao nhất Đông Nam Á. Dự kiến đến năm 2030, dân số thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ hơn 50 triệu người.

Theo Vietnam Report, tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm/GDP tại Việt Nam hiện nay dao động ở mức 2.3-2.8%, thấp hơn mức trung bình 3.35% của khối ASEAN, 5.37% của châu Á và 6.3% của thế giới. So sánh với tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), nơi có dân số tương đương (~99 triệu người) và GDP bình quân khoảng 10,353 USD (theo CEIC), tỉnh này có mức thâm nhập bảo hiểm đạt mức gấp 4 lần Việt Nam hiện nay (ước tính ~10% GDP), cho thấy tiềm năng tăng trưởng to lớn của ngành khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tiến đến mức 10,000 USD.

Sự phát triển kinh tế và mở rộng tầng lớp trung lưu cũng sẽ làm thay đổi nhu cầu tài chính của người Việt. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) chỉ 44.2% khách hàng Việt Nam hiểu đúng về bảo hiểm (2023), nhưng nhận thức này đang tăng nhanh, đặc biệt ở các thành phố lớn. Các chuyên gia cho rằng, với sự thay đổi đáng kể về nhân khẩu học, nhu cầu bảo hiểm trong thời gian tới sẽ chủ yếu xoay quanh: (1) Hoạch định và bảo toàn gia sản, (2) Chăm sóc sức khỏe cao cấp và (3) Bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

Nhắm đến tăng trưởng toàn diện và bền vững trong kỷ nguyên mới, Chính phủ Việt Nam đang tích cực tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành bảo hiểm. Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi (2023) đã tăng cường minh bạch và giúp củng cố tin của khách hàng vào tương lai của ngành bảo hiểm.  Quyết định số 07/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đặt ra mục tiêu cụ thể cho ngành này: tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 – 2030 là 10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt 3.3% – 3.5% GDP. Tốc độ tăng trưởng doanh thu cung cấp sản phẩm bảo hiểm trực tuyến đạt bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2023 – 2030… cho thấy sự ưu tiên của cơ quan quản lý dành cho việc áp dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia cũng đã thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong bảo hiểm (insurtech), từ xử lý bồi thường tự động (eClaims) đến tư vấn cá nhân hóa dựa trên AI.

Cam kết Net Zero 2050, được củng cố bởi Kế hoạch Phát triển Điện lực 8 (PDP-8) và Quan hệ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JET-P) trị giá 15.5 tỷ USD, cũng mở ra cơ hội cho các sản phẩm bảo hiểm xanh, như bảo hiểm thiên tai và chuyển đổi năng lượng. Theo báo cáo của World Bank, Việt Nam cần đầu tư 114 tỷ USD từ 2022-2040 để đạt mục tiêu giảm phát thải, trong đó bảo hiểm có thể đóng vai trò bảo vệ tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo.

Bảo hiểm nhân thọ trong xu hướng mới của công nghệ và trải nghiệm khách hàng

Các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, và Trung Quốc đã cung cấp bài học quý giá về sự phục hồi và tăng trưởng của ngành bảo hiểm. Ở Ấn Độ, sự bùng phát của COVID-19 đã khiến người dân nhận thức rõ hơn về sự cần thiết của bảo hiểm, dẫn đến tổng phí bảo hiểm của Ấn Độ năm 2021 đã tăng 13.46% trong khi trên thế giới con số này chỉ đạt 9.04%, theo Modor Intelligence. Cũng theo đơn vị này, Indonesia đã vượt qua khoảng cách bảo hiểm thiên tai bằng cách đẩy mạnh microinsurance và insurtech. Công nghệ AI và IoT đã cách mạng hóa, tái cấu trúc dữ liệu và nền tảng của ngành bảo hiểm tại quốc gia này, với mức tăng trưởng kép hàng năm dự báo cho giai đoạn 2024 – 2029 lên đến 8.24%.

Tại Trung Quốc, công ty Ping An đã tận dụng dữ liệu lớn và super app (như WeChat) để bán 7 triệu hợp đồng bảo hiểm sức khỏe trong một tháng tại Thượng Hải, đưa thâm nhập bảo hiểm từ 2.7% GDP (2010) lên 4% GDP (2023).

Những ví dụ này cho thấy Việt Nam, với hành lang pháp lý mới và xu hướng số hóa, đang ở vị thế lý tưởng để tái hiện thành công tương tự. Đồng thời, khi trình độ am hiểu công nghệ của người dân ngày càng tăng, khách hàng ngày càng yêu cầu một “one-stop shop” - tức là một ứng dụng cho mọi nhu cầu tài chính, từ thanh toán, vay vốn, đầu tư đến bảo hiểm. Các ngân hàng, với lợi thế tiếp cận khách hàng, dữ liệu phong phú cùng tốc độ phát triển công nghệ thuộc hàng nhanh nhất trong lĩnh vực tài chính, đang trở thành kênh lý tưởng để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cá nhân hóa, từ sức khỏe đến hưu trí.

Theo ông Phương Bá Chung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần TC Advisors: “Công nghệ, đặc biệt là AI và dữ liệu lớn mà ngành ngân hàng đang sở hữu, sẽ thay đổi cách ngành bảo hiểm Việt Nam tiếp cận khách hàng, từ tư vấn cá nhân hóa đến xử lý bồi thường tự động, giúp tăng tính chính xác, giảm gian lận và giảm thời gian xử lý yêu cầu. Sự thuận tiện cũng giúp tăng tỷ lệ thu hút và giữ chân khách hàng. Ở Việt Nam, tỷ lệ sử dụng smartphone cao, tạo điều kiện cho các siêu ứng dụng tích hợp bảo hiểm, tương tự như các trường hợp thành công tại Trung Quốc.”

Kỳ vọng mới cho ngành bảo hiểm nhân thọ

Trong bối cảnh ngành bảo hiểm Việt Nam bước vào giai đoạn vàng, các công ty bảo hiểm, ngân hàng lẫn các công ty khởi nghiệp insurtech đang ráo riết chuẩn bị để nắm bắt cơ hội. Trước đây, mô hình bancassurance cũng là kênh chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu bảo hiểm cũng như đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, bancassurance Việt Nam đã phải đối mặt với một số thách thức trong vấn đề quản lý, phát triển. Các công ty bảo hiểm cần tìm cách thích ứng với nhu cầu mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, phức tạp của khách hàng trong bối cảnh công nghệ đổi mới từng ngày.

Một số ngân hàng lớn cũng đã nhanh chóng thay đổi chiến lược kinh doanh bảo hiểm để phù hợp với điều kiện mới của thị trường. Từ những cuộc chia tay của ngân hàng – bảo hiểm, thị trường dự báo những bước đi mới của các ngân hàng tiên phong trong mảng kinh doanh này.

Sau khi chấm dứt hợp tác độc quyền với Manulife Vietnam vào 10/2024 và ra mắt công ty bảo hiểm phi nhân thọ TCGI, việc thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ riêng của Techcombank (HM:TCB) có thể đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ Hội nghị Đầu tư Techcombank 2025, ngân hàng này cũng đã chia sẻ những hoạch định cụ thể trong lộ trình phát triển công ty bảo hiểm nhân thọ để phục vụ trọn vẹn hành trình khách hàng.

Với những nền tảng đã có sẵn từ công nghệ đến cơ sở khách hàng, tận dụng mô hình kinh doanh hệ sinh thái với nhiều ưu điểm, lợi thế được chứng minh trên thế giới và kinh nghiệm trong mảng hợp tác kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, thị trường chờ làn gió mới từ sự tham gia của ngân hàng “top đầu” Techcombank cũng như kỳ vọng những giải pháp bảo hiểm tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ để bảo vệ thiết thực cho người dùng, đón bắt được xu hướng mới của ngành này.

Kim Ngân

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.