Đề xuất thuế xuất khẩu phân bón: Doanh nghiệp lo “hết cửa” xuất khẩu

Ngày đăng 22:07 04/08/2022
Đề xuất thuế xuất khẩu phân bón: Doanh nghiệp lo “hết cửa” xuất khẩu
BFC
-

Vietstock - Đề xuất thuế xuất khẩu phân bón: Doanh nghiệp lo “hết cửa” xuất khẩu

Bộ tài chính hiện đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định biểu thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng phân bón, tuy nhiên hiện còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đề xuất này.

Tổng công suất sản xuất phân bón trong nước đạt 29,25 triệu tấn.

Theo đó, dự thảo dự kiến trình Chính phủ quy định thống nhất một mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón (trừ mặt hàng phân bón hữu cơ), không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong sản phẩm phân bón.

Ở góc độ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp lo lắng mất lợi thế cạnh tranh và “hết cửa” xuất khẩu phân bón ra thế giới. Ông Nguyễn Nam Bình,  Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón và Hóa chất Cần Thơ cho biết, từ đầu năm 2022, Công ty có trên 80% sản lượng phân bón NPK chủ yếu là xuất khẩu nước ngoài.

“Biên lợi nhuận của các công ty sản xuất phân bón NPK chỉ khoảng 2-3% trên doanh thu, nếu áp thuế xuất khẩu công ty không thể tăng giá bán do phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các nước khác, vì vậy nếu công ty phải gánh chịu thuế xuất khẩu 5% này, sẽ dẫn đến lỗ, từ đó không thể xuất khẩu được”, ông Nguyễn Nam Bình quan ngại.

Cùng quan điểm, Cty CP Phân bón Bình Điền (HM:BFC) mỗi năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 600.000 - 700.000 tấn phân các loại, trong đó xuất khẩu sang thị trường Campuchia, Lào ổn định khoảng 100.000 tấn NPK/năm với thuế suất xuất 0%.

Với lợi thế cự lý vận tải xuất khẩu bằng đường sông, đường biển, doanh nghiệp có thế mạnh xuất khẩu tại những thị trường này trong khu vực như Campuchia, Lào, Myanmar...

Cụ thể, lãnh đạo Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết, hoạt động xuất khẩu giúp cho Công ty duy trì hoạt động ở mức công suất trên 50%, làm giảm chi phí cố định (chi phí khấu hao, quản lý,…), hạn chế tồn kho cao, thu được ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu nên tối ưu hóa nguồn vay ngân hàng từ USD lãi suất thấp hơn chi phí vay bằng VNĐ,… hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt, do xuất khẩu nên Công ty được khấu trừ thuế GTGT hàng xuất khẩu khoảng 8 - 10 tỷ đồng/năm.

Nhiều doanh nghiệp lo lắng mất lợi thế cạnh tranh và “hết cửa” xuất khẩu phân bón ra thế giới.

“Nếu áp dụng chính sách thuế xuất khẩu từ 0% lên 5% thì sự cạnh tranh của NPK Bình Điền sẽ tiếp tục giảm mạnh, dự kiến sản lượng xuất khẩu có thể giảm đến 50-70%”, ông Ngô Văn Đông Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền chia sẻ.

Do đó, doanh nghiệp cho rằng, nếu sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp sụt giảm do mất đi khả năng cạnh tranh và xuất khẩu tại thị trường quốc tế thì mục tiêu “tăng thu ngân sách từ phân bón xuất khẩu” mà Bộ Tài chính đặt ra cho dự thảo Nghị định lần này lại chưa chắc đã khả thi trong trung hạn và dài hạn.

“Việc sản xuất phân bón phục vụ cho thị trường trong nước theo chỉ đạo chung vẫn luôn ưu tiên. Về phần xuất khẩu, tỉ trọng này chỉ chiếm một phần nhỏ so với năng lực sản xuất và so với lượng hàng hoá cung cấp cho thị trường nội địa nhưng rất quan trọng trọng việc nâng cao thương hiệu hàng hóa Việt Nam nói chung các sản phẩm phân bón nói riêng trên thị trường quốc tế và có vai trò to lớn trong việc ổn định việc làm cho hàng vạn lao động, phục hồi sản xuất, khai thác hết tiềm năng, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước đang đã gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại trong đợt dịch Covid-19 những năm vừa qua”, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhấn mạnh trong công văn gửi Hiệp hội Phân bón Việt Nam mới đây.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp nhận định lượng phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Cho dù lượng phân bón xuất khẩu tăng cao, nhưng tổng nguồn cung từ sản xuất trong nước và nhập khẩu, trừ đi lượng phân bón đã xuất khẩu, thì cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Do đó, chưa đủ cơ sở để phải ngừng xuất khẩu phân bón.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), cho biết mặc dù tổng khối lượng phân bón sản xuất hàng năm đang thiếu khoảng 4 triệu tấn, nhưng có sự khác nhau giữa các chủng loại phân bón.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Hoàng Văn Cường, Giám đốc Công ty CP SX & TMTH Cường Phát, nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông cho biết, bên cạnh phân bón SA và Kali đang nhập khẩu hoàn toàn, phân bón DAP và MAP nhập khẩu một phần thì phân lân và NPK được sản xuất trong nước đáp ứng đủ nhu cầu của ngành trồng trọt.

Riêng với phân bón Urê, năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước đã vượt xa nhu cầu của sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, sản lượng phân bón Urê từ các nhà máy trong nước đã đạt 2,6 triệu tấn, trong khi nhu cầu trong nước chỉ cần 2,2 triệu tấn.

Cùng với đó, quý 1 và đầu quý 2 là thời điểm vào vụ thu hoạch nên nhu cầu sử dụng phân bón chưa cấp thiết. Do đó, hoạt động xuất khẩu vẫn là cần thiết để điều tiết hài hòa giữa hoạt động tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, giúp duy trì sản xuất liên tục và giảm tồn kho, dư thừa nguồn cung nội địa.

Đặc biệt, về lâu dài, việc hạn chế xuất khẩu phân bón, trong khi sản xuất đang dư thừa sẽ tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, không nên tạm dừng hoặc hạn chế xuất khẩu phân bón. Thậm chí, nếu không cho xuất khẩu thì việc kéo giá phân bón xuống là rất khó. 

Thy Hằng

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.