Điểm lại KQKD 2021 Chịu áp lực lớn từ COVID-19
- Năm 2021, tổng tài sản ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB (HM:VPB)) tăng 30.7% CK lên 547.6 nghìn tỷ, phần lớn đến từ tăng trưởng các tài sản có tính thanh khoản cao và ít rủi ro như cho vay liên ngân hàng (+192%), TPCP (+1,313%), và tiền và các khoản tương đương tiền (+45.7%).
- Cho vay khách hàng tăng 20.7% trong năm 2021, nhờ vào mức tăng trưởng ấn tượng trong quý 4/2021 với hơn 11% so với quý trước (QoQ), đạt 345.6 nghìn tỷ. Biên lãi thuần (NIM) tiếp tục suy giảm với -1%p CK xuống 7.8%. Chất lượng danh mục cho vay giảm đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) và nợ xấu mở rộng (bao gồm nợ nhóm 2) tăng lần lượt lên mức 4.5% (+1.1%p) và 9.1% (+0.5%p). Ngoài ra, tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn ở mức thấp với 61% (+15.6% CK).
- LNTT của VPB ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2021 với 12% CK so với mức tăng trưởng tài sản, do dịch bệnh ảnh hưởng đến mảng ngân hàng bán lẻ của VPB
Điểm nhấn đầu tư
Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận cao
- Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận của VPB sẽ hồi phục đáng kể trong năm 2022 dựa trên cả giả định sau: 1) NPL và chi phí tín dụng đã đạt đỉnh trong năm 2021, và sẽ giảm dần trong các năm tiếp theo; 2) Lợi suất từ danh mục cho vay phục hồi nhờ kết thúc các gói hỗ trợ và mức giải ngân cao từ quý 4/2021; 3) Khả năng NIM tăng trở lại cao nhờ kỳ vọng phục hồi của FE Credit và tăng trưởng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA); và 4) Khả năng duy trì chi phí hoạt động thấp.
- Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao sẽ là động lực cho tăng trưởng tín dụng trong trung hạn. Hết năm 2021, CAR của VPB đạt 14.3%, nằm trong nhóm có tỷ lệ CAR cao nhất toàn ngành. Ngoài ra, kế hoạch phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược nước ngoài cũng sẽ thúc đẩy CAR của VPB, giúp giảm thiểu các rủi ro liên quan đến vấn đề thanh khoản khi tăng trưởng tín dụng cao.
Định giá
Tăng khuyến nghị lên Mua với giá mục tiêu 45,300 đồng
- Chúng tôi nâng giá mục tiêu cho VPB lên mức 45,300, tương đương 2.1x lần GTSS dự phóng. Các động lực tăng giá chính trong ngắn hạn bao gồm lợi nhuận phục hồi và thương vụ phát hành riêng lẻ cho đối tác ngoại. Ngược lại, khả năng tăng lãi suất điều hành sẽ là áp lực chung đối với định giá của toàn ngành. Thêm vào đó, các vấn đề bất ổn địa chính trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các dòng vốn ngoại đối với các thị trường mới nổi (EM), dẫn đến rủi ro rút vốn ngoại tại các thị trường này. Lợi nhuận không đạt kỳ vọng cũng dẫn đến suy giảm các chỉ tiêu định giá.
Xem thêm tại đây