- Cả bốn chỉ số chính tăng nhờ các tín hiệu kinh tế tích cực
- Chỉ số thất nghiệp ở mức thấp, lạm phát tăng trưởng chậm: Nền kinh tế Goldilocks hay là tỷ tham gia lao động cao?
- Chỉ số Russell 2000 tiếp tục vượt trội, tương quan thuận với USD
Quan ngại về suy thoái tạm lắng vào phiên thứ Sáu nhờ báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Chỉ số S&P 500, Dow Jones, NASDAQ Composite và Russell 2000 đều tăng, đánh dấu tuần tăng thứ 2 liên tiếp.
Tỷ lệ thất nghiệp thấp và tăng trưởng tiền lương cho thấy nền kinh tế có thể tăng trưởng mà không cần thắt chặt chính sách, nhà đầu tư quan ngại tỷ lệ việc làm cao là do tỷ lệ tham gia thấp. Tăng trưởng tiền lương giảm khả năng ổn định của thị trường lao động. Báo cáo tiền lương sắp tới đưa ra manh mối về xu hướng của chỉ số này, cùng với tỷ lệ việc làm. Đồng thời, diễn biến thị trường chứng khoán tuần này sẽ đưa ra tín hiệu liệu các mức cao kỷ lục có ổn định hay không.
Các ngành đều tăng
Chỉ số S&P 500 tăng 0,96% ngày thứ Sáu với các ngành đều trong sắc xanh. Công nghiệp tăng 1,21%, dịch vụ tiện ích chỉ tăng 0,55%.
Đây là mức tăng cao nhất trong tháng, mặc dù mức tăng theo tuần chỉ khoảng 0,2%. Ngành năng lượng gây áp lực cho chỉ số, giảm 2,97% do giá dầu giảm, đánh dấu thiệt hại tuần thứ 2 liên tiếp. Trên cơ sở tuần, ngành tài chính tăng 1,34% mặc dù khả năng lạm phát giảm sẽ khiến Fed giảm lãi suất.
Sau khi tăng lên mức kỷ lục vào thứ Tư, chỉ số SPX xoá sạch mức tăng trong 3,5 ngày vừa qua, kéo dài đà giảm trong ngày thứ Năm xuống mức đóng cửa thấp nhất trong 8 phiên. Mô hình giao dịch trong tuần phát triển thành một cây nến hanging man không hoàn chỉnh (với bóng nến dài, loại khả năng xảy ra bẫy tăng), cùng một cây nến đóng cửa dưới thân cây nến hanging man ở ngưỡng 2.940,02. Khi đó, giá sẽ giảm dưới đường xu hướng tăng ngắn hạn kể từ đáy tháng 12. Điều này xảy ra hai lần nhưng ai chắc chắn lần thứ 3 sẽ là “tương tự”?
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm so với các chỉ số khác vào thứ Sáu, chỉ tăng 0,75%. Điều này khá ngạc nhiên do ngành Công nghiệp tăng mạnh so với chỉ số SPX. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow vẫn nằm dưới đường xu hướng tăng ngắn hạn kể từ đợt bán tháo tháng 12 sau khi giảm xuống dưới mức đó ngày 25/4. Chỉ số này giảm 0,15% trong tuần.
Chỉ số NASDAQ tăng 1,58% vào thứ Sáu lên mức cao kỷ lục mới. Chỉ số này chỉ đóng cửa các mức giao dịch trong phiên cao nhất 0,38 điểm, cho thấy bên mua vẫn kiểm soát vị thế chặt chẽ. Trong tuần, chỉ số NASDAQ tăng 0,22%, xác nhận cây nến hanging man với bấc nến dưới dài, tạo ra tín hiệu bán, với giá đóng cửa dưới ngưỡng mở cửa tuần 8.148,36. Mức cao kỷ lục khiến nhiều nhà đầu tư đưa ra quyết định bán.
Chỉ số Russell 2000 tăng 2,14% phiên thứ Sáu. Giá tăng lên mức cao nhất kể từ 1/10, bứt phá khỏi tam giác tăng, được hỗ trợ bởi đường 100 DMA, do đường 50 DMA đang tiến về đường 200 DMA, tạo ra chữ thập vàng. Nếu mô hình bị phá vỡ, có thể nó cũng trở thành đường kháng cự, nếu giá tăng 0,8%, nó sẽ chứng minh một bẫy tăng.
Chỉ số vốn hoá nhỏ tăng so với các chỉ số chính khác, một lần nữa chứng minh niềm tin của nhà đầu tư khi họ quyết định giữ trong phiên giao dịch cuối tuần ở mức cao kỷ lục này. Trong tuần, chỉ số Russell tăng 1,39%. Khá thú vị khi thấy vào cuối tháng 4, USD đã hoàn thành một tam giác tăng. Có lẽ triển vọng USD tăng ảnh hưởng đến các công ty đa quốc gia trên toàn cầu, nhưng lại ủng hộ các doanh nghiệp trong nước.
Việc làm tăng, tăng trưởng tiền lương giảm: Nền kinh tế Goldilocks?
Báo cáo việc làm ngày thứ Sáu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 49 năm, ở mức 3,6%, mặc dù tiền lương không tăng - điều luôn được kỳ vọng khi thị trường lao động ổn định. Mức chi trả trung bình theo giờ tăng khoảng 6 cents, tương đương 0,2% theo tháng lên $27,77/giờ trong tháng 4, dưới 0,3% kỳ vọng.
Lao động không tăng cùng tốc độ với mức tăng lương, người tiêu dùng có nhiều tiền hơn, tăng nhu cầu về hàng hoá khiến giá tăng, thúc đẩy lạm phát, khiến một số người cho rằng đây là nền kinh tế Goldilocks - không quá nóng cũng không quá lạnh, ở tốc độ trung bình. Một số người cho rằng đây là tình huống lý tưởng khiến nó có thể tồn tại trong thời gian dài thay vì trì trệ vì quá chậm hoặc kiệt sức vì quá nóng.
Tuy nhiên, một số người không hài lòng về tỷ lệ tham gia, giảm từ 63% xuống 62,8% trước quan ngại rằng tỷ lệ thất nghiệp thấp do một số cá nhân đã từ bỏ tìm việc. Vấn đề sẽ phức tạp hơn khi có ai đó cần giải thích rằng lương không tăng như kỳ vọng nếu đây được coi là một thị trường của người làm thuê.
Nếu bỏ tầng lớp trung lưu và lao động ra, liệu có còn công bằng khi nói rằng thị trường lao động đang tăng trưởng? Liệu có thể giữ vững tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ tháng 12/1969 mà không cần lực lượng lao động này? Điều gì sẽ xảy ra nếu người lao động và liên đoàn lao động quyết định đình công để ép buộc người sử dụng lao động tăng lương?
Cuối cùng, câu hỏi lớn nhất các chuyên gia kinh tế cần phải trả lời là khi nào và điều gì sẽ ảnh hưởng đến những phát triển công nghệ hiện tại đối với lao động, những người không thể thích nghi để thay đổi môi trường lao động do máy tính hoặc robot sẽ thay thế họ “trong sớm mai".
Thu nhập theo giờ trung bình đạt đáy của một kênh tăng. Liệu giá có hồi phục về đỉnh của kênh, chỉ còn cách đó 0,4% hay giảm lần thứ 2 kể từ cuối năm 2017, kiểm nghiệm lại ngưỡng dưới đó 0,2%, và chỉ báo suy thoái?
Liệu các chỉ báo yếu hơn như: tỷ lệ tham gia thấp trong bối cảnh lãi suất trái phiếu giảm, USD tăng tạo ra khả năng suy thoái? Sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu cùng kết quả báo cáo lợi nhuận của các công ty có hỗ trợ thị trường? Báo cáo tiền lương sắp tới sẽ đưa ra manh mối về bài toán này. Chúng ta hãy cùng chờ xem liệu giá có giảm xuống dưới kênh hay hồi phục ?
Diễn biến tuần
Các mốc thời gian đều theo EDT
Thứ Hai
Thị trường Anh, Hàn Quốc và Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
13:45: Canada – Thống đốc BoC Poloz phát biểu.
Cặp USD/CAD đang kiểm nghiệm đỉnh của một tam giác đối xứng, lần thứ hai, cho thấy đà tăng tiếp tục trong một kênh tăng kể từ đầu năm.
23:00: Úc – Doanh số bán lẻ: dự kiến giảm từ 0,8% xuống 0,2% theo tháng.
Thứ Ba
00:300: Úc – Quyết định lãi suất của RBA: dự kiến ổn định ở mức 1,50%, cùng tuyên bố lãi suất RBA.
10:00: Mỹ – Mở cửa việc làm JOLTS: tăng từ 7,087 lên 7,350 triệu.
10:00: Canada – Ivey PMI – dự kiến giảm từ 54,3 xuống 51,1.
22:00: New Zealand – Quyết định lãi suất của RBNZ: dự kiến giảm từ 1,75% xuống 1,50%, cùng tuyên bố chính sách tiền tệ của NHTW.
Thứ Tư
7:30: khu vực Châu Âu – Chủ tịch Draghi của ECB phát biểu, cùng thông cáo báo chí về cuộc họp chính sách.
10:30: Mỹ – Hàng tồn kho dầu thô: trước đó ở mức 9,934 triệu thùng.
Giá dầu đang ở ngưỡng kháng cự ở đỉnh của mô hình đỉnh đầu vai, xảy ra khi nhu cầu quá yếu để hình thành vai phải hoàn chỉnh, giúp ổn định giá. Mặt khác, chữ thập vàng gần đây đang hỗ trợ giá tăng.
Tuy nhiên, cả chỉ báo MACD và RSI đều cho rằng giá sẽ giảm. Chỉ báo RSI còn tạo ra một đường phân kỳ âm đến mức tăng giá gần đây.
Thứ Năm
8:30: Mỹ – Chủ tịch Fed Powell phát biểu.
8:30: Mỹ – PPI: dự kiến giảm từ 0,6% xuống 0,2% so với tháng trước.
Thứ Sáu
4:30: Anh – GDP: tăng vọt từ 0,2% lên 0,5% theo quý, từ 1,4% lên 1,8% theo năm, nhưng giảm từ 0,02% xuống 0,00% theo tháng.
4:30: Anh – Chỉ số sản xuất: giảm từ 0,9% xuống 0,1%.
8:30: Mỹ – CPI lõi: dự kiến tăng từ 0,1% lên 0,2% theo tháng.
8:30: Canada – Thay đổi việc làm: dự kiến tăng từ -7,2k lên 15,0k.