- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm cho thấy nhà đầu tư đang đặt giá cổ phiếu quá cao
- Chỉ số S&P 500 thấp hơn mức trung bình 30 năm sẽ thắng các câu chuyện tiêu cực
- Tài sản an toàn có những tín hiệu trái chiều: vàng và đồng yên giảm, Tín phiếu tăng
- Cổ phiếu đang tích luỹ, báo hiệu thị trường có thể giảm đột ngột
- Bitcoin đang suy yếu dần
- Những mối quan ngại địa chính trị đã làm giảm trữ lượng dầu mỏ đang gia tăng
- Giá Đô la giảm sau 3 năm dẫn đầu trước tình hình các Hợp đồng dầu thô tương lai của Trung Quốc chính thức ra mắt
Thị trường chứng khoán tích luỹ
Sau những tín hiệu mâu thuẫn về triển vọng kinh tế, cơ cấu thị trường và biến động giá trong tuần trước, chúng ta có thể kỳ vọng thị trường chứng khoán hướng tới mốc bao nhiêu trong tuần tới? Chúng ta tất nhiên không thể nói chắc chắn về diễn biến của các chỉ số Chỉ số S&P 500, Chỉ số trung bình Công nghiệp Dow Jones và Chỉ số NASDAQ cũng như không thể dự đoán những cổ phiếu công nghệ đang bị đe doạ sẽ biến động như thế nào.
Tuy nhiên, các cổ phiếu đã được củng cố một thời gian trước thềm một cú giảm đột ngột, cùng với tiềm năng xuất hiện một cổ phiếu dẫn đầu thị trường. Trong kịch bản như vậy, đã có những lập luận kinh tế cho một sự điều chỉnh sâu hơn 30%.
Diễn biến giá cổ phiếu của Mỹ tuần vừa qua đã không trả lời một trong những câu hỏi chính của chúng tôi từ tuần trước, rằng liệu cổ phiếu có tiếp tục bị bán tháo sau tuần kinh khủng nhất trong vòng hai năm vừa qua hay không? Một mặt, giá cổ phiếu đã chốt tuần ở trạng thái khá mạnh mẽ, mặt khác chúng đã kết thúc chuỗi 9 quý tăng liên tiếp với chỉ số SPX giảm 1,2% trong quý này. Chỉ số NASDAQ tăng nhẹ 2,3%, mức tăng yếu nhất. Điều này cho thấy từ quý cuối năm 2016, chỉ số Dow đã kết thúc quý giảm 2,49%, chấm dứt đà tăng dài nhất không ngừng nghỉ trong 20 năm qua.
Chúng tôi đã theo dõi một thời gian và thấy rằng mặc dù không có gì thay đổi ở những yếu tố cơ bản, tuy nhiên trạng thái bất ổn luôn bao trùm tâm lý nhà đầu tư, có thể có điểm bứt phá. Lập luận tuần trước của chúng tôi rằng mặc dù cổ phiếu đã không thực sự đứng đầu, tiền của chúng tôi vẫn chưa có sự điều chỉnh sâu hơn. Chúng tôi cho rằng thậm chí với sự phục hồi mạnh nhất kể từ năm 2015, những tài sản trú ẩn vẫn đang trên bờ vực của một sự tăng giá đột phá. Đánh giá của chúng tôi hiện nay vẫn đang khá chính xác trong tuần này.
Về mặt kinh tế, Nhà Kinh tế trưởng của Ngân hàng Saxo Steen Jakobsen tin rằng chi tiêu cho tiêu dùng đã đến giới hạn. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm xuống 127.7 trong tháng 3, không đạt mức dự đoán là 131, kết thúc đà tăng 2 tháng liên tiếp. Triển vọng trong 6 tháng tới đối với các điều kiện kinh doanh cũng ít lạc quan hơn.
Jakosen cho rằng các nhà đầu tư quá phấn khích đang định giá cổ phiếu trong nền kinh tế Goldilocks – một kịch bản mà tăng trưởng sẽ không quá nóng nhưng cũng không quá lạnh, thay vào đó, nó sẽ là đúng, khiến cho thị trường bền vững hơn. Điều này có thể xảy ra, tuy nhiên, có khả năng một điều gì đó đáng sợ hơn cũng có thể xảy ra: chính là nền kinh tế Frankenstein, nơi tất cả các phần không phù hợp với nhau không đưa ra một tổng thể làm hài lòng tất cả, dẫn đến khả năng điều chỉnh thêm 25-30% nữa.
Tuy nhiên, Ngân hàng JPMorgan đã khuyến nghị khách hàng mua khi giá giảm khi nhà đầu tư tiếp tục phản ứng thái quá đối với một loạt các câu chuyện tiêu cực, như là lợi tức cao nhất trong bốn năm, cùng với khả năng Fed sẽ đột ngột tăng lãi suất. Đồng thời, các yếu tố cơ bản về kinh tế vĩ mô dự kiến sẽ chiếm ưu thế. Ví dụ, chỉ số S&P 500 đang được giao dịch ở mức 16x forward P/E, thấp hơn định giá trung bình lịch sử 30 năm của chỉ số này.
Tài sản an toàn có những tín hiệu trái chiều
Cơ cấu thị trường cho thấy một bức tranh trái chiều trong tuần tới. Trong khi các tài sản an toàn truyền thống bị suy yếu vàng và Đồng yên Nhật, nhu cầu nhà đầu tư gia tăng về tín phiếu, khiến lợi suất tín phiếu 10 năm đạt mức thấp nhất trong 2 tháng.
Một cách lý giải xung đột của những tài sản trú ẩn này: vàng và Đồng yên suy yếu trong bối cảnh đồng Đô la vẫn mạnh tuy nhiên lợi tức lại cho thấy có đợt giảm mạnh, bởi vì nhà đầu tư bị hoảng sợ tình hình thị trường bất ổn, tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán và chuyển hướng đầu tư vào Trái phiếu chính phủ. Điều này càng củng cố quan điểm của chúng tôi về một sự điều chỉnh sâu hơn trong thời gian tới.
Về mặt kỹ thuật, cổ phiếu vẫn đang dao động trong biên độ hẹp. Đây có thể do nhà đầu tư đang thử nghiệm mức này trước khi tiến tới vùng điểm cao hơn, hoặc sẵn sàng để nhảy tàu. Nhà đầu tư tích cực vẫn tiếp tục mua, những người tiêu cực vẫn tiếp tục bán. Kẻ chiến thắng là người cuối cùng đứng vững vàng, dẫn đến một sự bứt phá. Hướng của sự bứt phá này sẽ là dấu hiệu chuyển động kế tiếp của thị trường.
Cả chỉ số S&P và Dow Jones đều đang hình thành các mô hình cờ đuôi nheo, tiếp tục xu hướng tăng kể từ đáy tháng 2 năm 2016 – 200 dma và có lẽ quan trọng hơn, các mức thấp trong tháng 2. Một đợt giảm điểm sẽ tạo ra mức đáy thứ hai thấp hơn, tạo thành đỉnh chính thức và báo hiệu đảo chiều xu hướng, tạo ra một đợt điều chỉnh sâu hơn.
Tuần vừa qua, công ty Twitter (NYSE:TWTR cùng với Facebook (NASDAQ:FB và Google (NASDAQ:GOOGL đã bắt đầu cấm quảng cáo các loại tiền mã hoá, token điện tử giảm sâu hơn. Trong khi Bitcoin vẫn nằm phía trên xu hướng giảm từ mốc 20k vào tháng 12/2017, bitcoin đang giao dịch giảm dần từ khi kết thúc một đỉnh đôi vào đầu tháng 3. Ngoài ra, nó cũng vừa mới tạo ra một Dấu X tử thần, khi mà đường 50 dma (màu xanh) đã chạm cắt đường 200 dma (màu đỏ). Điều này cho thấy giá của bitcoin sẽ tiếp tục giảm so với các mức giá trước đó, một điều mà nhà đầu tư vẫn luôn theo dõi chặt chẽ.
Giá của đồng tiền kỹ thuật số dường như đang chuẩn bị kiểm nghiệm lại mức thấp nhất ngày 6/2 là $6.000. Một đáy thấp hơn sẽ tiếp tục xu hướng giảm chính.
Sự kiện Kinh tế quan trọng
Mốc thời gian theo EDT
Chủ Nhật
21:45: Trung Quốc – Chỉ số Caixin PMI Trung Quốc (Tháng 3): dự báo giảm từ 51,6. xuống 51,1
Thứ Hai
10:00: Mỹ – Chỉ số ISM Manufacturing PMI (Tháng 3): dự báo giảm từ 60,8 xuống 60.
Thứ Ba
00:30: Úc – Quyết định lãi suất của RBA: Không thay đổi trong chính sách dự kiến.
4:30: Anh – Chỉ số PMI sản xuất (Tháng 3): dự báo giảm từ 55,2 xuống 54,3.
Thứ tư
4:30: Anh – Chỉ số PMI Xây dựng (Tháng 3): dự báo giảm từ 51,4 xuống 50,5.
5:00: Khu vực Châu Âu – Tỷ lệ thất nghiệp (Tháng 3): dự báo giảm từ 8,6% xuống 8,5%.
8:15: Hoa Kỳ – ADP Thay đổi lao động phi nông nghiệp (Tháng 3): dự báo sẽ có 205K công việc mới, từ mức 235K.
10:00: Hoa Kỳ – Chỉ số ISM Non-Manufacturing PMI (Tháng 3): dự báo giảm từ 59,5 xuống 59
10:30: Hoa Kỳ – Dự trữ dầu mỏ EIA (kết thúc ngày 30/3): trữ lượng dự báo giảm 4,1 triệu thùng.
Giá dầu mỏ đóng cửa giảm 5 cents xuống dưới mức $65 ngày thứ 6. Mặc dù trữ lượng đang gia tăng gần đây, các bất ổn địa chính trị đã hỗ trợ giá cả. Một nhân tố phát triển thú vị trong tương lai đó là Trung Quốc đã ra mắt Hợp đồng dầu mỏ tương lai niêm yết bằng Nhân dân tệ. Điều này có thể làm suy yếu đồng Đô la, hiẹn là loại tiền dự trữ toàn cầu và tỷ giá quy đổi cho dầu mỏ và những mặt hàng khác.
Thứ Năm
4:30: Anh – Chỉ số Dịch vụ PMI (Tháng 3): dự báo giảm từ 54,5 xuôgns 53,3.
8:30: Hoa Kỳ – Cán cân thương mại (Tháng 2): thậm hụt thương mại dự báo giảm từ 56,5 tỷ USD xuống 56,4 tỷ USD.
Liệu thâm hụt thương mại giảm có thực sự giúp đồng Đô la và một số thị trường đã bị rạn nứt bởi một cuộc chiến tranh thương mại đang bùng nổ? Nếu không, liệu một đồng Đô la đang suy yếu có gây ra tranh luận về vấn đề địa chính trị không?
Đồng Đô la đã luôn dẫn đầu trong 3 năm liên tiếp. Kể từ đầu năm, nó đã hình thành một Tam giác đối xứng tiếp nối, nằm dưới đường kháng cự của đỉnh, củng cố khả năng bứt phá giá giảm. Mục tiêu của tam giác nhỏ hơn là mốc $85, trong khi mức đỉnh 3 năm đang nhắm đến mức $79 của năm 2014.
Thứ Sáu
8:30 Hoa Kỳ – Mức lương phi nông nghiệp (Tháng 3): 203K việc làm mới dự biến được tạo ra, từ 313K tháng trước. Tỷ lệ thất nghiệp dự báo giảm từ 4,1% xuống 4%.
8:30: Canada – Dữ liệu việc làm (Tháng 3): 20K việc làm mới được tạo ra, từ mức 15.400 tháng trước.
10:00: Canada – Chỉ số Ivey PMI (Tháng 3): dự báo tăng từ 59,6 lên 61,3.