Nhận định thị trường
Tin xấu dồn dập xuất hiện, VN-Index rơi về mức 1.000 điểm
VN-Index ghi nhận tuần giảm điểm mạnh nhất trong nhiều năm qua với mức giảm 110,17 điểm (-9,4%) với 4 phiên giảm và 1 phiên tăng. Trong tuần chỉ số ghi nhận phiên giảm điểm lớn nhất lịch sử tại ngày 28/01 khi trong đón nhận nhiều thông tin xấu như: (1) Việt Nam xuất hiện ổ dịch lớn nhất từ trước đên nay; (2) Chứng khoán Mỹ giảm gần 3% và (3) Áp lực “bán cưỡng bức” (Forced sell) sau nhiều phiên giảm liên tục. Áp lực “bán cưỡng bức” có thể vẫn tiếp tục trong phiên 29/01 kéo VN-Index có lúc giảm dưới mốc 1.000 điểm trong phiên cuối tuần và tại ngưỡng này VN-Index đã hồi phục mạnh và chốt tuần tại 1.056,61.
Bluechips trở thành “tội đồ” của thị trường trong tuần khi lần lượt VCB (HM:VCB), GVR và CTG (HM:CTG) tác động tổng cộng -25 điểm cho VN-Index, trong đó GVR ghi nhận mức giảm mạnh với gần 24% so với mức giá đóng cửa cuối tuần trước. CTG là mã giảm mạnh thứ 2 trong top 10 với mức giảm 18,88%, cổ phiếu này ảnh hưởng -5,75 đển VN-Index và xếp thứ 4. Bên chiều tăng điểm, các cổ phiếu midcaps và penny đã vươn lên có tên trong top 10 như SJS (HM:SJS), HPX, SZC, FLC (HM:FLC), SGT….
Khối ngoại đã trở lại mua ròng 1.246,98 tỷ đồng trong tuần, đà mua ròng của khối này tăng mạnh trong 2 phiên cuối tuần với giá trị mua ròng lần lượt 494,82 tỷ đồng và 1,141 tỷ đồng. MWG (HM:MWG) dẫn đầu danh sách mua ròng với giá trị mua ròng 840 tỷ đồng, đây là giao dịch đến từ phiên hở room ngoại do cổ phần ESOP của công ty được niêm yết. VHM (HM:VHM) là mã xếp thứ 2 với giá trị mua ròng 250 tỷ đồng. Bên phía bán ròng, HPG (HM:HPG) dẫn đầu danh sách bán ròng với giá trị 561 tỷ đồng.
Giảm điểm trong 2 tuần liên tiếp, VN-Index có lúc đã mất hơn 200 điểm (-16,7%) và về mốc 1.000. Việc giảm nhanh có lẽ là nguyên nhân chính giúp chỉ số có phiên hồi phục tốt vào cuối tuần, chúng tôi đánh giá diễn biến phiên 29/01 mang nhiều tính chất của hồi phục kỹ thuật.. Khả năng VN-Index sẽ vẫn có nhịp giảm điểm trong những phiên đầu tuần sau. Vùng đi ngang năm 2019 (930 – 1.020) được kỳ vọng là hỗ trợ cho chỉ số trong nhịp giảm này Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -6 (TIÊU CỰC)
Cập nhật kỹ thuật các chỉ số
Bản tin thị trường
Bản tin tuần
Thị trường trái phiếu:
- Thị trường trái phiếu: Trong tuần, KBNN đã huy động được 7.500 tỷ đồng/ 10.000 tỷ đồng TPCP bao gồm 8.000 tỷ đồng phát hành lần đầu và 2.000 tỷ đồng phát hành bổ sung. Tỷ lệ chào mua/ gọi thầu đạt 2,1 lần. So với kỳ đấu giá trước, lợi suất trúng thầu các kỳ hạn 5 năm và 15 năm giữ nguyên tại mức 1,07% và 2,38%, trong khi đó kỳ hạn 10 năm và 30 năm đã tăng lên các mức lần lượt 2,17% (+2bps) và 3,01% (+1bps).
- Trong tháng 1, KBNN đã phát hành thành công 23.500 tỷ đồng, tỷ lệ thành công 90,4% tổng lượng phát hành. Trong đó kỳ hạn 10 năm và 15 năm chiếm tỷ trọng lần lượt 37,7% và 35,2% tổng lượng phát hành thành công. Nhìn chung nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao, tăng lên 3 lần từ mức 2,8 lần của tháng 12/2020. Lợi suất trúng thầu các kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm và 30 năm tiếp tục giảm so với tháng trước cụ thể như sau: Kỳ hạn 5 năm giảm 15bps về mức 1,07%, kỳ hạn 10 năm giảm 11bps về mức 2,17%, kỳ hạn 15 năm giảm 12bps về mức 2,38% và kỳ hạn 30 năm giảm 13bps về mức 3,01%. Duy nhất kỳ hạn 20 năm có lợi suất trúng thầu đ ingang mức 2,89%
- Tuần sau, ngày 03/02 KBNN sẽ tổ chức đấu thầu 6.000 tỷ đồng TPCP tại các kỳ hạn: (1) Kỳ hạn 10 năm có giá trị 3.000 tỷ đồng; (2) Kỳ hạn 15 năm có giá trị 2.000 tỷ đồng và (3) Kỳ hạn 20 năm có giá trị 1.000 tỷ đồng.
- Trong quý 1/2020 KBNN dự kiến huy động 100 nghìn tỷ đồng bao gồm 5.000 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm, 5.000 tỷ đồng kỳ hạn 7 năm, 35.000 tỷ đồng kỳ hạn 10 năm, 35.000 tỷ đồng kỳ hạn 15 năm, 10.000 tỷ đồng kỳ hạn 20 năm và 10.000 tỷ đồng kỳ hạn 30 năm.
Thị trường tiền tệ:
- Lãi suất liên ngân hàng: Tại ngày 27/01/21, lãi suất kỳ hạn O/N và 1 tuần cùng tăng 1 bps lên mức 0,11% và 0,21%. Trong khi kỳ hạn 2 tuần đã giảm 3bps về 0,2%. Tại các kỳ hạn dài hơn, kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng đã lần lươt tăng 32bps, 25bps và 66bps lên các mức 0,75%, 1,65%, 3,35%.
- Tỷ giá VND/USD tham chiếu 29/01/21 của NHNN trong tuần đã tăng 0,1% lên mức 23.160 VND/USD. Tỷ giá NHTM trong năm đã giảm 0,065% về mức 22.940 – 23.150 VND/USD. Diễn biến tại thị trường tự do đã tăng lần lượt 0,085% tại chiều mua và 0,556% tại chiều bán lên mức 23.500 – 23.540 VND/USD.
Bản tin thị trường
Xu hướng giảm điểm của VN-Index đang áp đảo, chúng tôi kỳ vọng vùng cân bằng trong năm 2019 (930 – 1.020) sẽ là vùng hỗ trợ cho chỉ số trong nhịp giảm này Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -6 (TIÊU CỰC).
Đồ thị kỹ thuật VN-INDEX (chart ngày)
Bản tin thị trường
- Trong tuần qua, hợp đồng phái sinh tháng 2 có nhiều biến động mạnh lên đến hơn 70 điểm trong phiên.
- Với diễn biến biến động mạnh của thị trường trong những phiên gần đây và tâm lý khi thị trường Việt Nam sẽ đón một kỳ nghỉ lễ dài sắp tới điều đó mang lại rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Vì vậy, chùng tôi khuyến nghị không nên mở vị thế mới trong giai đoạn này.
Đồ thị kỹ thuật VN30F1M (đồ thị ngày)
Xem thêm tại đây